Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nói về vấn đề nhân sự: Đã bàn ‘rất kỹ’

© Ảnh : TTXVNỦy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại hội nghị.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, nhân sự được giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu làm Phó Chủ tịch Hà Nội đều là các cán bộ có năng lực, uy tín, được lựa chọn một cách chặt chẽ, công khai.

Theo chương trình kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội, có 5 chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ được bầu vào chiều mai 9/12. Ngoài ra, các đại biểu HĐND thành phố cũng tiến hành bầu chức danh Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội. Người được giới thiệu vị trí này là ông Nguyễn Ngọc Tuấn.

Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao gấp 1,5 lần so với mức chung cả nước

Chiều nay 8/12, trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XV, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh có báo cáo tiếp thu giải trình nhiều ý kiến của các đại biểu liên quan các vấn đề nóng của thành phố, đặc biệt là công tác nhân sự.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng đồng chí Chu Ngọc Anh và Lê Minh Hưng đã hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao và chuyển sang đảm nhiệm vị trí công tác mới. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội chính thức miễn nhiệm hai ông Chu Ngọc Anh và Lê Minh Hưng

Giải trình trước HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho biết, năm 2020, thành phố đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó có việc giữ vững, duy trì, phát triển dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và ảnh hưởng nặng nề.

Theo báo cáo của thành phố, mức tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 3,98%. Đây là mức tăng được coi là “cao”, so với nhiều tỉnh thành phố khác (như Đà Nẵng tăng trưởng âm, hay TP.HCM ước đạt 1,39%) và cao gấp 1,5 lần mức chung của cả nước.

Tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cảu thành phố đạt 6,39%, đánh dấu khả năng phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại, dịch vụ của Hà Nội cũng được duy trì ổn định.

Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho hay, an sinh xã hội của thành phố được đảm bảo. Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành hai đợt hỗ trợ những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền đạt trên 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, đáng mừng là thành phố đã hoàn thành kế hoạch bổ sung trồng mới 600.000 cây xanh, hoàn thành hạ ngầm đường dây trên 36 tuyến phố của Hà Nội.

Cùng với đó, theo đồng chí Chu Ngọc Anh, công tác cải cách hành chính, chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức đã “có chuyển biến”.

Theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, năm vừa qua, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Vương Đình Huệ tiếp tục được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tuyệt đối. - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo chủ chốt Hà Nội: Các ông Vương Đình Huệ, Chu Ngọc Anh tái đắc cử

Ngoài liệt kê những kết quả đã đạt, đồng chí Chu Ngọc Anh cũng chỉ rõ 10 tồn tại, hạn chế còn lại của thành phố đã được UBND thành phố nhận thức.

Đó chính là mức tăng trưởng và GRDP bình quân đầu người không đạt kế hoạch đề ra. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của Hà Nội còn xếp thứ hạng thấp.

Bên cạnh đó, nợ đọng ngân sách thành phố vẫn còn lớn. Số lao động được giải quyết việc làm giảm, công tác tuyển sinh, đào tạo nghề còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, tình hình an ninh, trật tự vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Số vụ vi phạm về ma túy, môi trường vẫn cao, nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn như hàng loạt vụ cháy nổ xảy ra trong năm vừa qua.

Siết khai thác khoáng sản, cát sỏi ở Hà Nội

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội thẳng thắn đánh giá, có những tồn tại hạn chế đã và đang được khắc phục, có những vấn đề đã có kết quả, chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, còn đó những việc mà sắp tới đây, tập thể ủy ban nhân dân thành phố sẽ tập trung thực hiện quyết liệt hơn nữa, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và mong muốn của đại biểu, nhân dân thủ đô.

“Tập thể UBND thành phố sẽ tiếp tục thực hiện, rà soát những vấn đề cụ thể như: 4 dự án Hai Bà Trưng, tiến độ xử các điểm ùn tắc giao thông, điều chỉnh danh mục mua sắm công, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, lấn chiếm vỉa hè lòng đường và nhiều vấn đề dân sinh bức xúc khác”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho biết, UBND TP. Hà Nội nhận được 18 nội dung chất vấn liên quan đến 6 nhóm nội dung về cơ chế chính sách, giao thông đô thị, tài nguyên môi trường, đầu tư công, an ninh trật tự của thủ đô.

Đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi lòng sông, Chủ tịch UBND Hà Nội cho rằng, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều khó khăn.

Mặc dù UBND TP đã ban hành nhiều quyết định, trong đó có quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy định quản lý đầu thầu, đấu giá hoạt động khai thác khoáng sản, phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 1, nhưng kết quả chưa thực sự khả quan.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu nhậm chức.  - Sputnik Việt Nam
Bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh hứa gì với dân?

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, hàng năm, UBND thành phố đều có kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Số lượng 32 văn bản; 2 đề án, phương án, 20 văn bản đôn đốc, cụ thể hóa các luật. Xác định trách nhiệm và xử lý hơn 300 bãi chứa không đủ điều kiện.

“Thực tiễn cũng cho thấy, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn do cơ quan quản lý tại địa phương. Công an thành phố còn thiếu về nhân lực, phương tiện, bến bãi thu giữ tang vật cũng như chế tài xử phạt; luật định của các ngành liên quan chưa thống nhất”, Chủ tịch Hà Nội nói.

Trước thực tế này, trong thời gian tới, UBND thành phố siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định, xây dựng phương án sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Truy trách nhiệm người đứng đầu

Bàn về công tác đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, ông Chu Ngọc Anh nêu rõ, trong hơn ba năm thực hiện, các quy tắc ứng xử, trang ohục, nền nếp, tác phong, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động ở Hà Nội được nâng cao.

Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi công bố quyết định. - Sputnik Việt Nam
Kỳ vọng gì ở Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh sau thời ông Nguyễn Đức Chung?

Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cũng cho hay, việc thực hiện các quy tắc ứng xử đã có tác động tích cực trong xây dựng, hình thành chuẩn mực văn hóa, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, xây dựng “người Hà Nội thanh lịch”, “văn minh”.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã đạt được, theo ông Chu Ngọc Anh, còn một số cơ quan, đơn vị còn chưa được chấp hành nghiêm túc, thường xuyên các quy tắc ứng xử. Việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng ở một số nơi còn mang tính hình thức, công tác tuyên truyền chưa được chú trọng.

Do đó, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã siết chặt kỷ cương hành chính.

“Cần xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện quy tắc ứng xử. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất để việc thực hiện hai quy tắc ứng xử thực sự đi vào cuộc sống, trở thành nếp sống trong sinh hoạt, công tác hằng ngày của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô”, Chủ tịch Chu Ngọc Anh khẳng định.

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng đề nghị các Phó chủ tịch UBND thành phố, lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện, thị xã ngay sau buổi chất vấn kiểm tra tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương mình quản lý, nghiên cứu kỹ những ý kiến góp ý, chất vấn của đại biểu HĐND.

Từ đó, các đơn vị có biện pháp, kế hoạch khắc phục kịp thời, đáp ứng sự tin tưởng của đại biểu HĐND, cử tri và nhân dân đối với chính quyền.

Vấn đề nhân sự của thành phố Hà Nội “công khai”, “minh bạch”

Cũng tại kỳ hợp thứ 18 này, Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và các ủy viên UBND nhiệm kỳ 2016 -2021.

“Các đồng chí được UBND thành phố giới thiệu để HĐND thành phố bầu lần này đều là các đồng chí cán bộ có năng lực, uy tín, kinh qua nhiều vị trí công tác tại các sở, ngành, quận, huyện, được lựa chọn thông qua quy trình công tác cán bộ nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, công khai”, Chủ tịch Chu Ngọc Anh nêu rõ.

Cùng với đó, lãnh đạo thành phố mong muốn các đại biểu HĐND sẽ “công tâm” và “khách quan”, lựa chọn những cán bộ thực sự xứng đáng, giúp cho UBND thành phố sớm kiện toàn được tổ chức bộ máy, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt để tăng cường hiệu quả.

Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Phía sau việc bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch Hà Nội

Ngày 9/12, theo chương trình dự kiến, HĐND TP. Hà Nội sẽ tiến hành công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Trước đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 18 đã nhấn mạnh, cần thực hiện công tác nhân sự công khai, minh bạch, lựa chọn những đồng chí có tín nhiệm cao nhất.

Ông Huệ cho rằng, nhân sự Chủ tịch HĐND, các Phó Chủ tịch UBND thành phố đã được các cơ quan chức năng của thành phố và Trung ương thẩm định theo quy định và giới thiệu tại Kỳ họp lần này để HĐND thành phố xem xét, quyết định.

“Đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá và lựa chọn những đồng chí hội đủ các yếu tố đảm bảo khả năng thực thi nhiệm vụ, thực sự xứng đáng để bầu các chức danh nhằm sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống chính trị”, Bí thư Vương Đình Huệ nói.

Theo chương trình kỳ họp, có 5 chức danh Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội sẽ được bầu vào chiều mai. Ngoài 5 chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố, các ĐB HĐND thành phố cũng tiến hành bầu chức danh Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội.

Nhân sự Hà Nội sẽ có thay đổi như thế nào?

Theo đó, tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 vừa qua, hai Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, bà Phùng Thị Hồng Hà đều tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ TP. Hà Nội khóa 2020-2025. Đáng chú ý, ông Nguyễn Ngọc Tuấn được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ngoài ra, theo phân công của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ông Tuấn được giới thiệu để bầu chức vụ Chủ tịch HĐND thành phố.

Đối với nhân sự tại Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, cũng tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17 vừa qua, có hai Phó Chủ tịch UBND Hà Nội là ông Lê Hồng Sơn và Nguyễn Doãn Toản đều trúng cử tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội khóa 2020-2025.

Theo phân công nhiệm vụ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ông Lê Hồng Sơn tiếp tục làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, vị lãnh đạo này được phân công giữ chức Trưởng ban Dân vận Thành ủy.

Bên cạnh đó, một số nhân sự khác hiện là lãnh đạo các sở ngành, quận huyện sẽ được giới thiệu để HĐND thành phố Hà Nội bầu làm Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала