Chủ tịch Nguyễn Thành Phong trả lời chất vấn hàng loạt vấn đề nóng

© Ảnh : Xuân Khu-TTXVNÔng Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 23 Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. HCM, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có nhiều trả lời chất vấn liên quan đến các giải pháp phục hồi kinh tế, an ninh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, năm 2020, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng dương 1,39%. Sắp tới, kinh tế của TP.HCM sẽ bật lên mạnh mẽ, tăng trưởng theo hình chữ V.

Kinh tế TP.HCM phục hồi tích cực, tăng trưởng mô hình chữ V

Trong phiên chất vấn này, lãnh đạo UBND TP.HCM sẽ trả lời về 4 nhóm vấn đề chính gồm việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế, đặc biệt là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong thời gian tới, nhóm giải pháp thực hiện mô hình chính quyền đô thị, thành lập thành phố Thủ Đức và hướng giải quyết cán bộ dôi dư, công tác cải cách hành chính, cải hiện môi trường đầu tư và cuối cùng là giải pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 – 2025 phát biểu tại buổi họp báo - Sputnik Việt Nam
Tân Bí thư Thanh uỷ TP.HCM: “Nhiệm vụ mới là thử thách lớn, không phải áp lực”

Báo cáo tại phiên chất vấn sáng nay, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2020, TP Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng trưởng dương. Theo đó, kinh tế cả năm của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng ước đạt 1,39 %, so với cùng kỳ, đời sống nhân dân được ổn định, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm.

Thu ngân sách của TP.HCM đạt 352.000 tỷ đồng, (86,7% dự toán) so với dự toán cả năm Trung ương giao là 405.000 tỷ đồng. Số tiền này đóng góp khoảng 25% thu ngân sách quốc gia.

Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tăng trưởng thấp, thậm chí là âm vì quy mô kinh tế càng lớn thì tác động càng nặng nề.

“Mức tăng trưởng 1,39% là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay. Dự báo của tôi với tình hình này, kinh tế thành phố nhiều khả năng sẽ tăng trưởng theo mô hình chữ V, sẽ bật lên mạnh mẽ trong thời gian tới như chiếc lò xo bị nén”, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết.

Nhân đây, ông Phong cũng thông tin về dự án tuyến đường sắt đô thị số 1. Tiến độ của dự án hiện đã đạt 76%. Đáng chú ý, công tác bàn giao mặt bằng khu vực công viên Lam Sơn được rút ngắn 137 ngày so với kế hoạch. Trong bối cảnh phong trào thi đua lan tỏa rộng khắp, ngoài phạm vi 10 nội dung phát động, còn có 16 công trình khác như khởi công xây dựng Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP, xây mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng, khánh thành nút giao thông An Sương...

Theo ông Phong, vừa qua thành phố đã được Trung ương chấp thuận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm đề án tổ chức chính quyền đô thị.

Quang cảnh Đại hội.  - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục chỉ đạo Thành ủy TP.HCM
Cụ thể, ngày 16/11/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được bỏ HĐND quận, phường mà không cần thí điểm. Kết quả này là cả quá trình kiên trì theo đuổi từ năm 2017 cho đến nay.

Dự kiến ngày 9/12 này, Ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét thành lập Thành phố Thủ Đức. Ngoài ra, đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách đã tạo được sự đồng thuận bước đầu.

Những thành tựu đạt được đã giúp Thành phố vượt 2 chỉ tiêu, hoàn thành 14 chỉ tiêu mà HĐND đề ra. Kết quả này là rất đáng khích lệ trong bối cảnh thành phố vừa phải đảm bảo phục hồi kinh tế, vừa chống dịch an toàn.

Mặc dù vậy, trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra, công cuộc phục hồi kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, thu ngân sách chỉ đạt 86,7% dự toán; thành lập mới doanh nghiệp chỉ đạt 40.000 khi chỉ tiêu là 40.000... Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp, dịch vụ giảm sút, các ngành công nghiệp nặng tốc độ tăng trưởng chậm.

Công tác hành chính của TP.HCM “tiến bộ”

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đánh giá, công tác cải cách hành chính đã gặt hái được nhiều tiến bộ rõ nét. Thời gian qua, đã có 53 cơ quan đơn vị ký quyết tâm thực hiện cải cách hành chính với 9 mục tiêu nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố phê duyệt 936 quy trình nội bộ, cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục đầu tư so với thời gian theo luật định...

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM: Không thiếu tiền, nguồn lực, chỉ thiếu cơ chế

Khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng của người dân lên tới 98,96%; tỷ lệ bình thường là 0,56% và không hài lòng chỉ chiếm 0,6%. Tỷ lệ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công qua website đạt hơn 95%.

Mặc dù vậy, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ ra rằng, công tác cải cách hành chính vẫn còn có điểm chưa đồng bộ, có lĩnh vực, bộ phận còn chậm, việc triển khai đánh giá hài lòng của người dân, doanh nghiệp có tiêu chí còn chưa thống nhất, việc thực hiện Nghị quyết 54 có nội dung đạt hiệu quả chưa cao.

Ông Phong cũng thừa nhận, tình hình vi phạm trong xây dựng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Bên cạnh đó, tình trạng ngập nước, trật tự an toàn giao thông chưa có giải pháp khắc phục triệt, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân, tình hình trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm ma túy, các tội liên quan đến xâm hại tính mạng sức khỏe con người.

Với cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được trong năm 2020, dự báo năm 2021, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, bước sang năm sau, thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra chỉ tiêu trưởng GRDP đạt 6% trở lên.

Cùng với đó, thành phố cũng nỗ lực tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đề xuất 8 nhóm mục tiêu

Năm 2021 được TP Hồ Chí Minh xác định là “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền đô thị, trong đó tập trung thành lập Thành phố Thủ Đức, tiếp tục không tổ chức HĐND quận, phường, tăng cường giám sát của HĐND TP Hồ Chí Minh và Mặt trận Tổ quốc các cấp.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại đại hội. - Sputnik Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI: Đại hội tiêu biểu của cả nước

Về nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu kép vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế, bước sang năm 2021, ông Phong cho biết, thành phố xem công tác phòng chống dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, tuyệt đối không chủ quan, kiên quyết không để lây lan dịch bệnh tại các khu vực đông người, trong đó cán bộ công chức, đảng viên phải nêu gương.

Ngoài ra, thành phố tiếp tục kiên trì nguyên tắc chống dịch với phương châm 5 tại chỗ (lực lượng chống dịch tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; vật tư, trang thiết bị tại chỗ; thuốc men, sinh khiết tại chỗ và nhiệm vụ tại chỗ); tuân thủ nghiêm và khuyến cáo thực hiện thông điệp 5K (khẩu trang; khử khuẩn; khoảng cách; không tập trung; khai báo y tế) của Bộ Y tế.

Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho hay, Thành phố cũng giao Sở Công thương và các sở ngành liên quan đẩy nhanh giải pháp hỗ trợ, giải ngân các gói hỗ trợ, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, giá thuê đất cho doanh nghiệp và người dân, tiếp tục hướng dẫn người dân tiếp cận các giải pháp, gói hỗ trợ để vượt qua khó khăn trong mùa dịch.

Về công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để góp phần thu hut đầu tư vào thành phố.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình diễn biên tội phạm tại thành phố còn phức tạp, nhất là xâm phạm sở hữu tài chính gia tăng, ma túy tiềm ẩn liên quan tín dụng đen diễn ra nhiều, gây phiền hà cho người dân.

Vì vậy, năm 2021 thành phố sẽ tập trung tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống tội phạm các cấp, tăng cường giao trách nhiệm người đứng đầu vê đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc,  phát huy vai trò nòng cốt của công an trong ngừa, phát hiện tội phạm tại cơ sở, để kịp thời ngăn chặn tội phạm từ khi mới hình thành.

Dựa trên những kết quả tổng hợp được năm 2020 và dự báo năm 2021, Chủ tịch Phong đã cho biết những lĩnh vực trọng tâm mà thành phố sẽ tập trung thực hiện trong năm tới.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức

Trước hết là tập trung triển khai chủ đề năm 2021, kế hoạch chính quyền đô thị, đảm bảo đúng tiến độ. Tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc Thành phố Thủ Đức. Thực hiện tốt các bước chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp. Thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để cải thiện PCI, nhất là tiêu chí còn hạn chế như chi phí gia nhập thị trường, tính năng động của chính quyền…

Tiếp đó là mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Thành phố nỗ lực làm tốt, đầy đủ các biện pháp phòng dịch trong tình hình mới, tuyệt đối không có tâm lý chủ quan, lơ là, không để dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó, chính quyền sẽ triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển ngành dịch vụ, tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng Thành phố lần thứ 13, tập trung vào 51 nội dung chương trình đề án trong 3 chương trình phát triển hạ tầng, nhân lực, văn hóa, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo… và hoàn thành trong quý II năm 2021.

Một lĩnh vực ưu tiên khác là đẩy mạnh chuyển đổi số. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 công tác xây dựng đô thị thông minh.

Về vấn đến thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch, đầu tư, Thành phố sẽ nỗ lực tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển. Đưa vào vận hành dự án chống ngập, vận hành tuyến metro 1, cũng như hoàn tất giải phóng mặt bằng metro 2 trong tháng 6/2021. Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được triển khai hoàn thành trước năm 2030. Quy hoạch chung của Thành phố được tập trung thực hiện, đi kèm với việc đẩy nhanh tiến độ dự án quy hoạch đang triển khai.

Một trong những vấn đề khác cần được chú trọng, theo ông Phong, đó là vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Thành phố tiếp tục thực hiện chỉ thị 19 để đạt mục tiêu thành phố sạch và giảm ngập nước. Cùng với đó, thành phố phát động chương trình đảm bảo bảo vệ môi trường, trồng cây xanh…

Các nhiệm vụ văn hóa - xã hội cũng là một trọng tâm cần chú trọng thực hiện. Thành phố lưu ý trong việc triển khai đề án tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao… Bên cạnh đó, tập trung nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, triển khai đề án đào tạo nhân lực quốc tế ở các ngành như công nghệ thông tin, truyền thông….

Cuối cùng là việc tăng cường hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các nước là đối tác chiến lược. Làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài nhằm phát huy nguồn lực tri thức, ngoại hối của kiều bào.

Các ngành, các cấp được yêu cầu tập trung xử lý, giải quyết khiếu nại tồn đọng, bức xúc trong nhân dân, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Các lực lượng chức năng đẩy mạnh chống các tội phạm đặc biệt là tội phạm ma túy và tội phạm mạng.

Về vấn đề lấn chiếm vỉa hè và giải phóng mặt bằng

Trước các câu hỏi của đại biểu về vấn đề lấn chiếm vỉa hè, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết Thành ủy đã ban hành chỉ thị số 11, chỉ thị 12 về an toàn lòng lề đường giao thông, lấn chiếm vỉa hè, bước đầu có đạt được kết quả nhất định.

"Hàng 6 tháng, tôi là trưởng ban an toàn giao thông của TP đều có sơ kết đánh giá, nhắc nhở lưu ý đến địa phương, đơn vị phải quan tâm đến công tác vỉa hè, lề đường. Giao quận huyện xây dựng tuyến vỉa hè mẫu, phải có cam kết thi đua. Và 6 tháng đều có xem xét kết quả. Trong thực tế, đơn vị làm tốt thì khen, làm không tốt thì góp ý phê bình", ông Phong cho biết.

Người đứng đầu UBND thành phố cho rằng, vấn đề vỉa hè cần phải có thời gian vận động, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Nếu chỉ một mình chính quyền thì dọn dẹp đến đâu lại tái phát như cũ. Do đó, phải có sự vận động vai trò của từng chi bộ, khu phố, phường xã mới đạt được kết quả.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam
TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045

Cũng theo ông Phong, mỗi kỳ đều có xem xét, và hầu hết các cuộc tổng kết, sơ kết an toàn giao thông, lập lại trật tự vỉa hè đều do ông chủ trì.

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã triển khai, tập trung nguồn lực để đầu tư, đưa vào khai thác nhiều công trình trọng điểm như cầu Phú Hữu, Phạm Văn Đồng, cầu vượt ngã tư Gò Mây, cầu vượt nút giao thông đường Trường Sơn, cầu vượt thép ngã sáu Gò Vấp, mở rộng đường Phan Văn Trị, hầm chui An Sương, hầm chui Mỹ Thủy… Nhờ những công trình này, tình trạng ùn tắc tại nhiều khu vực như Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái… đã được kéo giảm.

Tuy nhiên, do còn gặp nhiều khó khăn về vốn và giải phóng mặt bằng nên tiến độ nhiều dự án còn chậm, giảm hiệu quả, đội vốn. Nguồn vốn đầu tư giao thông hiện tập trung vào đầu tư công, do đó phải qua rất nhiều khâu. Phần lớn dự án giao thông được thực hiện theo phương thức BT. Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BT phải dừng khá dài và giờ thì không làm BT được nữa.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, Thành phố đã xin làm thí điểm và Chính phủ đã ra Nghị quyết 27 và Sở Xây dựng đang triển khai theo tinh thần Nghị quyết đó. Sắp tới, Thành phố sẽ thực hiện các giải pháp là chỉ đạo sở ngành đẩy nhanh tiến độ dự án dở dang; nghiên cứu phương án đầu tư để hạn chế khó khăn; yêu cầu chủ đầu tư quận huyện cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng; chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm để chấn chỉnh chất lượng công trình; triển khai kết cấu hạ tầng giao thông của Thành phố, bao gồm các giải pháp chấn chỉnh giao thông đường bộ, giải pháp về vốn, giải phóng mặt bằng và nhiều giải pháp khác.

Chính quyền không để ai bị bỏ lại phía sau

Đối với vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết sắp tới đây, Thành phố sẽ đẩy mạnh khảo sát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ông Phong, phần lớn doanh nghiệp tại TP.HCM đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp bị tác động rất nặng nề. Thành phố đã phát huy hiệu quả các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, xử lý gia hạn tiền thuế cho doanh nghiệp, và gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân cho các hộ kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về chí lớn của TP.HCM: Hãy trở lại là chính mình

Qua sự trợ giúp, tư vấn từ các chuyên gia kinh tế, thành phố đã có định hướng, giải pháp cho gói hỗ trợ mới. Thành phố sẽ hỗ trợ tín dụng với lãi suất 0% cho các nhóm ngành dịch vụ gặp khó khăn và các doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm sớm. Cơ cấu lại thời gian trả nợ cho nhóm khó khăn.

Về công tác hỗ trợ người dân, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, hỗ trợ để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, 2 đợt vừa qua thành phố đã hỗ trợ hơn 20.000 người bán vé số.

TP.HCM vẫn là nơi trung chuyển và tiêu thụ ma túy phức tạp

Trả lời về tình hình an ninh trật tư, trấn áp tội phạm được các đại biểu đặt ra, theo ông Nguyễn Thành Phong, trong năm qua, tình hình tội phạm còn phức tạp. Nhất là lợi dụng dịch Covid-19, nhiều loại hình tội phạm về xâm hại tài sản, vi phạm liên quan đến tín dụng đen, ma túy còn diễn ra phổ biến.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP.HCM hiện nay đang là nơi trung chuyển và tiêu thụ ma túy.

“Với chỉ đạo thường xuyên, liên tục của chính quyền, công an đã triển khai tốt nhiệm vụ được giao. Năm nay là năm thứ 6 liên tiếp phạm pháp hình sự được kéo giảm”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nêu rõ.

Mặc dù vậy, theo Chủ tịch TP.HCM, trong năm 2021, tình hình trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó dự đoán. Thành phố sẽ tập trung một số giải pháp để giải quyết như tăng kiểm tra, giám sát, phân công rõ trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả nắm thông tin, dự báo tình hình, không để bị động, bất ngờ, đồng thời phát huy vai trò của công an trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.

Trong đó, theo ông Nguyễn Thành Phong, lãnh đạo thành phố chú trọng giải pháp phòng ngừa xã hội, triệt phá đường dây vận chuyển ma túy, thực hiện tốt công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm kinh tế, môi trường, buôn bán người, xâm hại trẻ em; đấu tranh với tội phạm công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài.

“Trước mắt là đảm bảo tuyệt đối an toàn trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cho người dân đón Tết, vui xuân”, lãnh đạo UBND TP.HCM bày tỏ.
Vì sao TP.HCM còn ngập nước?

Trả lời về tình trạng ngập nước của thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, cần đánh giá nguyên nhân để tìm ra giải pháp hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
TP.HCM xin sáp nhập 3 quận thành lập thành phố phía Đông

Lý do dẫn đến việc thành phố bị ngập nước là do lũ từ đầu nguồn. Tiếp đến là biến đổi khí hậu phức tạp. Ông Phong nói, hàng năm cả nước cũng như thành phố đều chịu nhiều cơn mưa lớn, lượng mưa dày, kéo dài. Triều cường dâng cao. Diễn biến do biến đổi khí hậu đều phức tạp hơn trước.

Ngoài ra, thành phố hàng năm còn chịu độ lún nhất định. Tiếp đến là do công tác quản lý của thành phố chưa đáp ứng được với thực tế đô thị hóa nhanh, nhiều tuyến đường không có cống thoát nước.

Vấn đề tiếp theo là ý thức của một bộ phận người dân còn rất kém. Phân tích loạt nguyên nhân như vậy, lãnh đạo UBND TP.HCM cho rằng, việc chống ngập của TP.HCM hiện nay phải làm đồng bộ với giải pháp công trình và phi công trình thì mới giải quyết được.

TP.HCM xử lý vấn đề rác thải như thế nào?

Cũng trong phần chất vấn Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, đại biểu chất vấn lãnh đạo thành phố về việc phân rác tại nguồn một cách khoa học, chính sách thu mua, xử lý rác thải

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
TP.HCM công bố dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XI

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, UBND thành phố đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ứng dụng công nghệ đốt rác thành điện để phấn đấu đến cuối 2025, thành phố có 80% rác thải sinh hoạt được đốt và 100% rác được xử lý bằng công nghệ đốt rác vào 2030.

“Hiện, một số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ đốt rác này như tại Khu xử lý rác Củ Chi. Rác thải sinh hoạt hàng ngày đã lên tới hơn 9.000 tấn chưa nói đến rác thải y tế, công nghiệp nguy hại. Do đó, thành phố xử lý theo công nghệ chôn lấp và tái chế như hiện nay thì không phù hợp nữa”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.

Theo vị lãnh đạo, hiện nay, doanh nghiệp Vietstar tại Củ Chi đang xử lý theo công nghệ không cần phân loại rác, tự công nghệ đó sẽ tách ra rác nào là rác hữu cơ, chất rắn. Với công nghệ này, từ cam kết của nhà đầu tư và chậm nhất đến 2020 sẽ hoàn thiện lò đốt rác để biến rác thành điện.

“Vừa qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo về việc sắp tới chỉ phân loại hai loại rác là chất rắn và hữu cơ, không phân loại như trước nữa”, ông Phong nói.

Do thời gian hạn chế nên các vấn đề còn lại sẽ được Chủ tịch UBND TP trả lời bằng văn bản đến các đại biểu chất vấn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала