Việt Nam là hình mẫu của thế giới - Giảm nghèo bằng cả trí tuệ và trái tim

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam là một trong những hình mẫu thế giới về thành tựu xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo.

Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 -2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là công việc của “cả trí tuệ và trái tim”. Như Bác Hồ từng nói, nếu dân đói, dân rét, dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi.

Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam

Công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Việt Nam là một trong số các nước “về đích” sớm nhất thế giới trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo.

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ xây dựng được một quốc gia hùng mạnh

Tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước xác định là chủ trương lớn, là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu phát triển bền vững và là chương trình mang tầm quốc gia, thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc.

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Thành phần tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; cùng với lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo các địa phương tại 63 điểm cầu trong cả nước.

Tổng kết 10 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi mọi vùng miền cả nước đã giảm liên tục qua các năm.

Theo báo cáo, năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 58,1%. Đến năm 2015, con số này giảm còn 9,88%; năm 2019: 3,75%; và năm 2020, dự kiến còn 2,75%. Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã bố trí, phân bổ nguồn lực 93.000 tỷ đồng để thực hiện.

Việt Nam là nước thuộc nhóm 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Bên cạnh chỉ số về thu nhập, chuẩn nghèo còn có 10 chỉ số khác để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Nhà nước hỗ trợ sinh kế cho người dân nghèo có khả năng lao động để phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải chống được tham nhũng, lợi ích nhóm

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn cao, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.

Chuẩn nghèo thu nhập chỉ bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015. Hiện nay, chuẩn này chỉ còn bằng khoảng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm bằng chuẩn mức sống tối thiểu.

Trong khi đó, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, quá trình đô thị hóa và di dân tự do đã tạo ra nhiều sức ép với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người di cư, người lao động.

Việt Nam là “hình mẫu” của thế giới về giảm nghèo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội quan trọng hàng đầu và "mang đậm tình người". Đây là một định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng của Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho huyện An Lão.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng

Qua chặng đường hơn 30 năm, Việt Nam đã trở thành một hình mẫu trên thế giới về thành tựu xóa đói giảm nghèo. Thành công mà Việt Nam đạt được đã truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu.

Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với xã hội, môi trường, đặc biệt chú trọng giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ vẫn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp 2 lần so với giai đoạn trước với 21% ngân sách nhà nước dành cho phúc lợi xã hội. So với các nước trong khối ASEAN, đây là mức chi cao nhất. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam đã hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người từ sách Nhà nước.

Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến dưới 3% trong năm 2020 đã giúp đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 60 % thôn có điện....Đó là nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với đời sống nhân dân.

Thủ tướng dẫn chứng một vài ví dụ: Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ngày trước đi bộ mất 9 tiếng đồng hồ mới, đến giờ khoảng 30 phút đi ô tô, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, cách thành phố Tuyên Quang 40 cây số với số 7.000 người khoảng 70 % hộ nghèo đến tháng 11/20199 đã có 280 lao động ở xã làm việc cho Samsung, Thái Nguyên, Bắc Ninh, mỗi người gửi về cho gia đình từ 5 đến 6 triệu đồng.

“Qua đó, có thể thấy, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước đã giúp tạo ra việc làm cho người dân. Đây là giải pháp tốt nhất để đi đến thành quả xóa đói giảm nghèo bền vững”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các địa phương và các tổ chức thành viên đã vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 4 cấp và các hoạt động an sinh xã hội với số tiền gần 20.000 tỷ đồng; xây dựng 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch Covid-19, và khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung, thắm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào. Đây là một nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc, giúp làm tăng thêm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, từ đó góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, những thành quả giảm nghèo mà Việt Nam đạt được là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền Trung ương và địa phương; sự hưởng ứng nhiệt tình ủng hộ của nhân dân trong và ngoài nước. Thủ tướng đánh giá cao những địa phương vươn lên thoát nghèo với tinh thần tự cường dân tộc .

Những vấn đề Việt Nam đang đối mặt về xóa đói giảm nghèo hiện nay

Theo người đứng đầu Chính phủ, với một nước chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh như Việt Nam, thử thách phía trước đối với con người vẫn còn rất nặng nề.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “hứa” gì với nhân dân khi đăng đàn Quốc hội?

Không những thế, Việt Nam lại còn là một quốc gia chịu tổn thương lớn nhất trên thế giới từ biến đổi khí hậu và thường xuyên hứng chịu thiên tai, bão lũ.

“Công cuộc xóa đói giảm nghèo, chống tái nghèo sẽ luôn là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta, chúng ta phải xác định thách thức này”, Thủ tướng lưu ý.

Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, dễ tái nghèo. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, nhiều địa phương tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 5%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao.

Trung bình 5 hộ nghèo có 1 hộ có người khuyết tật. Một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hiệu quả.

Trong năm nay 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, việc thực hiện các mục tiêu bền vững sẽ bị gián đoạn. Cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới bị thụt lùi một thập niên.

Theo ước tính của Tổ chức Oxfam, đại dịch Covid-19 khiến nửa tỷ người, tức khoảng trên 8% dân số thế giới, lâm vào cảnh nghèo đói. Đây thực sự là một thử thách lớn đối với cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong thời gian tới, giảm nghèo là công việc "cả trí tuệ và trái tim". Do đó, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bao trùm và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững giai đoạn định hướng đến 2030 và tầm nhìn đến 2045.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ người nghèo, chuẩn nghèo đa chiều, ưu tiên trẻ em, người cao tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà các thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại do bão số 9

Xây dựng các chương trình, các mô hình giảm nghèo và an sinh xã hội trong bối cảnh mới, tác động cực đoan của dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Nhân rộng các chương trình, sáng kiến, mô hình hiệu quả, thành công.

Ưu tiên nguồn lực nhà nước lồng ghép các chương trình giảm nghèo cùng với huy động nguồn lực toàn xã hội, sự ủng hộ các tổ chức quốc tế trong công cuộc hỗ trợ người nghèo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập đến giải pháp tiếp tục đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông; kết nối để tạo cơ hội giao thương việc làm, đầu tư cho giáo dục và dạy nghề, tạo điều kiện thông thương - con đường căn bản để giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nguồn lực để họ tự vươn lên.

“Tôi xin nhắc lại giảm nghèo không chỉ bằng trí tuệ mà cả trái tim. Như lời dạy của Bác Hồ: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Chừng nào còn có người dân bị đói, rét hay không có tiền chữa bệnh, đi học là chúng ta có lỗi và chúng ta phải cố gắng khắc phục điều này”, Thủ tướng bày tỏ.
Không còn đói nghèo mới là lãnh đạo đúng

Trong thời gian tới, tất cả địa phương trên cả nước phải tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo trong xây dựng, thực thi chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo mọi điều kiện để các mô hình cơ chế giảm nghèo từ cộng đồng có thể triển khai thuận lợi và thành công ở địa phương mình.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã thoát nghèo nhưng làm sao để tránh tụt hậu so với thế giới?

Để giải quyết đói nghèo, theo Thủ tướng, phải đi từ sản xuất kinh doanh, để từ đó có việc làm mà trước hết là nông nghiệp dịch vụ, nhất là những chương trình tập trung cho vùng có thu nhập thấp.

Cần kịp thời hỗ trợ cho người dân sửa chữa nhà cửa hư hại, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc không để người dân không có chỗ ở, bị thiếu đói, bệnh tật, khẩn trương sửa chữa lại trường học, lớp học.

Giúp cho người dân có thể trở nên chủ động hơn, năng động hơn, có năng lực, động lực lớn hơn, được tự quyết nhiều hơn các mô hình giảm nghèo, từ xây dựng chính sách đến tổ chức thực hiện. Đặc biệt, cần chú trọng tôn vinh các cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cả nước triển khai phong trào mới. Mỗi xã, phường, mỗi thôn, bản xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu phù hợp với địa phương mình với cách làm sáng tạo hơn nữa.

Theo lãnh đạo Chính phủ, giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em, do đó cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn con người. Cấp ủy các cấp phải phân công đảng viên tham gia hỗ trợ người nghèo, đồng thời phát động các phong trào thi đua thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững sáng tạo thực chất hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phải hết nghèo

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, chính quyền địa phương cần hiểu được hoàn cảnh cụ thể từng trường hợp, từ đó có những biện pháp hỗ trợ.

Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội các cấp, các tổ chức thành viên tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân toàn xã hội chung tay vì người nghèo.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, phát huy dân chủ và nội lực của người dân.

Theo người đứng đầu Chính phủ, chính quyền phải sát dân hơn, nắm vững từng hộ để có biện pháp hỗ trợ cụ thể.

“Lãnh đạo một xã hội mà tầng lớp trung lưu phát triển là đáng mừng nhưng quan trọng nhất là tuyệt đại bộ phận người dân phải có thu nhập, bảo đảm cuộc sống tốt, không còn đói, nghèo mới là lãnh đạo đúng”, Thủ tướng kết luận.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала