Vụ CDC Hà Nội: Gây nguy hiểm cho xã hội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị 10-11 năm tù

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ án CDC Hà Nội: Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm được xác định giữ vai trò “cầm đầu”, chịu trách nhiệm chính về vụ nâng không giá mua máy xét nghiệm Covid-19 và bị đề nghị mức án nghiêm khắc từ 10-11 năm tù.

Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhận định, hành vi của các bị cáo trong vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 ở CDC Hà Nội “gây nguy hiểm cho xã hội” và làm xấu hình ảnh của các y bác sĩ trong công tác phòng chống dịch bệnh, gây mất niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Cựu giám đốc CDC Hà Nội bị đề nghị 10-11 năm tù

Nhận định 10 bị cáo lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội, Đại diện VKSND Hà Nội đề nghị tuyên phạt cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm 10-11 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) khai báo trước Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Xét xử vụ án CDC Hà Nội: Không ai chịu thừa nhận “đút túi riêng”

Sáng 11/12, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại CDC Hà Nội, đại diện VKSND Hà Nội đã đọc bản luận tội với ông Nguyễn Nhật Cảm và 9 đồng phạm liên quan vụ việc.

Viện Kiểm sát cho rằng, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ tháng 2/2020, các bị cáo đã vì động cơ vụ lợi mà thỏa thuận gian lận, nâng giá mua bán thiết bị xét nghiệm.

Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn mua sắm Nguyễn Nhật Cảm là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xây dựng giá kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, ông Cảm đã không thực hiện quy định trên. Bị cáo này đã bàn với Tuyền để mua hệ thống máy Realtime PCR tự động của hãng Qiagen - Đức với giá 7 tỷ đồng, bảo hành 36 tháng.

Cựu giám đốc CDC Nguyễn Nhật Cảm sau đó đã có chỉ đạo cho cán bộ dưới quyền là Thanh, Dung và Quỳnh hoàn tất hồ sơ chỉ định thầu, ấn định MST là đơn vị trúng thầu.

Nhằm hợp thức hóa việc chọn nhà thầu theo giá ấn định trước, CDC Hà Nội đã thuê Công ty Cổ phần định giá và đấu giá tài sản Nhân Thành lập khống chứng thư thẩm định giá và hoàn thiện các thủ tục chỉ định thầu.

Nhóm bị cáo đã ấn định giá thiết bị trước khi chỉ định thầu thông thường. Bị cáo Cảm còn thông đồng giả mạo hồ sơ, chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện các thủ tục trái quy định để thực hiện sai phạm. Do đó, ông Nguyễn Nhật Cảm là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án này.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố.
Vụ CDC Hà Nội: Gây nguy hiểm cho xã hội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị 10-11 năm tù - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố.

Kết luận, Viện Kiểm sát cho rằng, hành vi của các bị cáo đã gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến công tác quản lý đầu thầu, làm trái với công tác phòng chống Covid-19 của nhà nước.

Các bị cáo nguyên là cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) nhưng lại có hành vi gian lận, thông đồng với nhóm người bên ngoài để nâng khống giá máy xét nghiệm trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

“Điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh các bác sĩ, mất niềm tin của nhân dân vào công tác phòng chống dịch”, VKS nêu rõ.

Tình tiết tăng nặng mà các bị cáo phải chịu đó là lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội. Tuy nhiên, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và được bị hại là CDC Hà Nội có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Thiết bị y tế - Sputnik Việt Nam
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị truy tố

Ngoài ra, bị cáo Đào Thế Vinh (Giám đốc MST) đã tự nguyện nộp hơn 5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, bị cáo Lê Xuân Tuấn (cán bộ CDC) tự nguyện nộp hơn 25 triệu đồng hưởng lợi bất chính,... do đó được xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Viện Kiểm sát kết luận 10 bị cáo trong vụ án đã phạm tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.

Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nhật Cảm mức án 10-11 năm tù; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán, 7-8 năm; Hoàng Kim Thư, Kế toán trưởng và Lê Xuân Tuấn, cán bộ Phòng Tài chính kế toán đều 2-3 năm; Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, mỗi người 5-6 năm. Cả 6 bị cáo trên đều là cựu cán bộ CDC Hà Nội.

Đối với 4 bị can còn lại, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST) 7-8 năm tù; Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành và Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech đều 6-7 năm; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông, 5-6 năm.

Vụ CDC Hà Nội: Các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm

Chiều 10/12, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi trong phiên tòa xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội).

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khử trùng cho bệnh nhân Việt Nam đến bằng COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố

Khai nhận tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm theo như cáo trạng truy tố. Theo các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên của CDC Hà Nội, họ đã vi phạm do chịu sức ép về thời gian khi tình hình dịch Covid-19 trở nên "nóng", nhu cầu xét nghiệm tăng cao.

Nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận việc chỉ định thầu và thực hiện quy trình đấu thầu không đúng luật.

Bị cáo khai, nếu làm theo quy định lựa chọn thầu thông thường đúng trình tự thì phải mất một khoảng thời gian khá lâu. Tuy nhiên, trước sức ép khi dịch diễn biến phức tạp, CDC Hà Nội buộc phải có thiết bị xét nghiệm sớm theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội. Vì vậy, bị cáo đã phải làm sai quy định để chạy đúng tiến độ yêu cầu.

Bị cáo Cảm thừa nhận đã không báo cáo với cơ quan chủ quản và do đó xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những sai phạm này. Bị cáo khẳng định không được hưởng tiền phần trăm gói thầu và cũng chưa bao giờ nghe bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển khoa học Vitech) nói về việc “ăn chia” này.

Về phần mình, bị cáo Nguyễn Vũ Hà Thanh (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội) thừa nhận đã làm sai quy trình đấu thầu với lý do sức ép về mặt thời gian. Bị cáo cho rằng bản thân không tập trung vào việc xử lý hồ sơ,không quan tâm tới các mốc thời gian trên các tài liệu nên đã để xảy ra sai phạm.

Ông Trương Quang Việt (bên trái) - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức Phó Giám đốc Phụ trách điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
CDC Hà Nội có lãnh đạo mới sau khi ông Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố
Tại phiên tòa, các bị cáo Nguyễn Thị Kim Dung (nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính CDC Hà Nội), Nguyễn Ngọc Quỳnh (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC Hà Nội), Hoàng Kim Thư (nguyên Phó trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội) đều thừa nhận đã có sai phạm khi xử lý các tài liệu trong hồ sơ của gói thầu số 15.

Các bị cáo này cho biết do không chú ý đến trình tự thời gian trong các tài liệu, đồng thời do thời gian cấp bách ở thời điểm đó nên vi phạm. Cả hai bị cáo Dung và Thư đều phủ nhận việc làm giả mạo hồ sơ theo cáo buộc của VKS.

Trả lời câu hỏi của HĐXX, Phó Giám đốc Trung tâm CDC Hà Nội Lã Thị Lan cho biết, hiện hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 của CDC vẫn hoạt động bình thường. CDC Hà Nội đã có công văn gửi HĐXX để trình bày về những cống hiến của các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên của CDC.

Bà Lan cho biết, CDC Hà Nội không phải là cơ quan chuyên thực hiện việc mua sắm đấu thầu. Công việc này trước đó do cấp trên là Sở Y tế Hà Nội đảm trách. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát mạnh dịch Covid-19, Sở Y tế đã giao cho CDC thực hiện.

Do những yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch nên các bị cáo mới có những hành vi sai phạm khi đấu thầu. Ngoài ra, giá của thiết bị xét nghiệm cũng là do các bị cáo của công ty bên ngoài báo giá, trong khi các bị cáo là cán bộ, nhân viên CDC Hà Nội không hề biết giá nên CDC Hà Nội mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nguyên là cán bộ của đơn vị.

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an lên tiếng việc có thế lực ngầm bảo kê Đường Nhuệ, vụ CDC Hà Nội

Tài phiên tòa, các luật sư cũng đặt câu hỏi để làm rõ hơn những động cơ thực hiện hành vi sai phạm của các bị cáo.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển khoa học Vitech) và Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị y tế Phương Đông) khai nhận đã bàn bạc thống nhất về việc sẽ chi phần trăm giá trị hóa đơn hệ thống máy Realtime PCR tự động cho bị cáo Nguyễn Nhật Cảm trước khi gặp nhau thỏa thuận giá mua bán. Chiều 6/2/2020, bị cáo Nhất đã gặp trực tiếp bị cáo Nguyễn Nhật Cảm và thỏa thuận chi 15% giá trị hóa đơn hệ thống máy Realtime PCR tự động cho bị cáo Nguyễn Nhật Cảm.

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm lại khai tại cơ quan điều tra, khi gặp nhau chiều 6/2/2020, Nhất nói sẽ chi phần trăm giá trị gói thầu cho CDC Hà Nội, nhưng bị cáo Nguyễn Nhật Cảm lại không nhớ rõ là bao nhiêu phần trăm. Tại phiên xét xử này, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm khai rằng, bị cáo chưa từng nghe thấy bị cáo Nhất hứa hẹn việc chia chác như thế nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала