Lực lượng Tên lửa Chiến lược - cơ sở của bộ ba răn đe hạt nhân của Nga

© Sputnik / Sergey Pyatakov / Chuyển đến kho ảnh Tổ hợp Yars
 Tổ hợp Yars - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 17/12, Nga kỷ niệm Ngày Lực lượng Tên lửa Chiến lược. Ngày truyền thống binh chủng này được xác định vào năm 2006 theo Sắc lệnh của Tổng thống Nga - Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang. Và bản thân binh chủng Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã được thành lập tại Liên Xô vào ngày 17 tháng 12 năm 1959.

Sự ra đời của Lực lượng Tên lửa Chiến lược

Vào giữa những năm 1940, ở Liên Xô đã xuất hiện một ngành công nghiệp mới – ngành sản xuất tên lửa. Không có gì bí mật, nhiệm vụ chính của ngành mới này đã là củng cố quốc phòng trong điều kiện Chiến tranh Lạnh. Sau đó, một phần năng lực của ngành này đã được định hướng lại để khám phá không gian vũ trụ. Các nhà thiết kế xuất sắc - các viện sĩ Sergey Korolev, Valentin Glushko, Vladimir Chelomey, Mikhail Yangel, Vladimir Utkin - đã đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển ngành sản xuất tên lửa.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhViện sĩ Sergei Korolev (1907-1966) – tổng công trình sư các hệ thống tên lửa không gian đầu tiên của Liên Xô.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược - cơ sở của bộ ba răn đe hạt nhân của Nga - Sputnik Việt Nam
Viện sĩ Sergei Korolev (1907-1966) – tổng công trình sư các hệ thống tên lửa không gian đầu tiên của Liên Xô.

Vào tháng 7 năm 1946, đơn vị tên lửa đầu tiên được thành lập trong Quân đội Liên Xô - Lữ đoàn Đặc công trực thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao. Trong những năm tiếp theo, sau khi các chuyên gia Liêm Xô chế tạo những mẫu tên lửa đạn đạo dẫn đường đầu tiên, quân đội bắt đầu phát triển tích cực các đơn vị tên lửa. Đến cuối những năm 1950, trong thành phần lực lượng vũ trang Liên Xô đã có một đơn vị tên lửa liên lục địa, một số lữ đoàn và hơn 20 trung đoàn tên lửa tầm trung. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1959, chính phủ đã ban hành quyết định thành lập binh chủng mới - Lực lượng Tên lửa Chiến lược. Binh chủng này được giao nhiệm vụ vận hành các hệ thống tên lửa mang tên lửa đạn đạo trong thời bình, chuẩn bị và phóng tên lửa trong trường hợp có chiến tranh, khi đó đã nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars - Sputnik Việt Nam
Từ R-7 đến Yars: Tại sao tên lửa hạt nhân trở nên nhẹ hơn

Lực lượng Tên lửa Chiến lược có công rất lớn trong việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Ngay cả vào những năm 1990, thời điểm khó khăn nhất đối với Nga, các tên lửa chiến lược vẫn tiếp tục phục vụ để không một "đối tác" nào bị cám dỗ để "kết liễu" nước Nga đang suy yếu. Bất chấp khó khăn gian khổ, Nga đã tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng Tên lửa Chiến lược vào những năm đó. Năm 1994, các chuyên gia Nga đã bắt đầu thử nghiệm phiên bản silo của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn đơn khối Topol-M (RS-12M2, NATO định danh là SS-27 Sickle B). Vào những năm 1997-1998, hai trung đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa Topol-M đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm. Lần phóng đầu tiên của Topol-M từ bệ phóng di động diễn ra vào tháng 9 năm 2000. Trong gần hai thập kỷ, tên lửa Topol-M đã là cơ sở của lá chắn tên lửa hạt nhân.

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnh Tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược RS-12 " Topol di chuyển vào vị trí
Lực lượng Tên lửa Chiến lược - cơ sở của bộ ba răn đe hạt nhân của Nga - Sputnik Việt Nam
Tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược RS-12 " Topol di chuyển vào vị trí

Lực lượng Tên lửa Chiến lược vào những năm 2020

Giờ đây, khi Nga lại bắt đầu thể hiện mình là một cầu thủ địa chính trị quan trọng nhất, là siêu cường quân sự, nhiệm vụ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã trở nên phức tạp hơn. Binh chủng này là thành phần chính của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga, có khả năng răn đe hạt nhân để ngăn chặn các hành động xâm lược có thể xảy ra, có thể phá hủy các mục tiêu chiến lược nằm trên một hoặc một số hướng chiến lược và tạo thành cơ sở quân sự và tiềm lực kinh tế-quân sự của đối phương.

Lực lượng Tên lửa Chiến lược luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu; được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa bố trí trong hầm và di động thuộc thế hệ 4 và 5. Lực lượng Tên lửa Chiến lược bao gồm 3 binh đoàn tên lửa, 12 sư đoàn tên lửa và 3 trung tâm huấn luyện. Ngoài ra còn có một trường đại học "riêng" - Học viện quân sự tên lửa chiến lược mang tên Peter Đại Đế.

Trong những năm gần đây, kho vũ khí của Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã được bổ sung tích cực với tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn có động cơ khởi động nhiên liệu rắn được hiện đại hóa RS-24 Yars (NATO định danh là SS-27 Mod 2) đặt trên bệ phóng di động hoặc đặt trong hầm.

Tên lửa chiến lược liên lục địa RS-24 Yars - Sputnik Việt Nam
“Topol” đã kiềm chế Hoa Kỳ dưới thời nước Nga yếu đuối

Ví dụ, Yars đặt trong hầm sẽ thay thế ICBM RS-18B với động cơ nhiên liệu lỏng của Liên Xô (NATO định danh là SS-19 od.2 Stiletto). Vào cuối năm 2019, Nga đã chính thức đưa tên lửa liên lục địa chiến lược siêu thanh Avangard vào trực chiến. Thiết bị bay bội siêu thanh Avangard có khả năng di chuyển với tốc độ cao hơn Mach 20, có quỹ đạo linh hoạt không thể đoán trước, vì thế Avangard được coi là bất khả xâm phạm đối với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Có cả phiên bản Avangard mang đầu đạn thông thương, và động năng cực lớn của nó vẫn đủ sức biến mục tiêu thành tro bụi.

Trong số các loại tên lửa sắp được bàn giao cho quân đội Nga có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng RS-28 Sarmat mang được nhiều loại đầu đạn (NATO định danh là SS-X-30). Sarmat sẽ thay thế tên lửa RS-20V Voevoda của Liên Xô (NATO định danh là SS-18 Mod.5/Mod.6 Satan). Tên lửa hạng nặng mới của Nga không chỉ vượt trội so với tên lửa Liên Xô về các đặc tính cơ bản (ngoại trừ trọng lượng lúc rời bệ phóng) mà còn có khả năng đưa các đầu đạn không chỉ theo các quỹ đạo tối ưu mà theo cả các quỹ đạo bất ngờ đối với đối phương, vì thế nhiệm vụ đánh chặn nó bằng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào là bất khả thi.

© Russian Ministry of Defence / Chuyển đến kho ảnhTổ hợp tên lửa “Sarmat”
Lực lượng Tên lửa Chiến lược - cơ sở của bộ ba răn đe hạt nhân của Nga - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa “Sarmat”

Trả lời phỏng vấn nhân dịp Ngày hội chuyên nghiệp, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev cho biết:

“Trong 5 năm qua, hơn 400 mẫu thiết bị mới khác nhau đã được đưa vào các đơn vị của lực lượng tên lửa chiến lược. Tính đến cuối năm nay, khối lượng vũ khí hiện đại đạt 81%. Đúng theo kế hoạch cho năm nay, chúng tôi đưa vào biên chế ba trung đoàn (được đổi mới). Trong năm nay, chúng tôi đã tiến hành hơn 200 cuộc diễn tập ở nhiều cấp độ khác nhau. Và chúng tôi đang lên kế hoạch tiến hành số cuộc diễn tập tương tự như vậy có tính đến việc tái vũ trang đang diễn ra. Chúng tôi đang tích cực tự động hóa các quá trình điều khiển chiến đấu và vận hành thiết bị quân sự. Bây giờ các thiết bị tự động thực hiện nhiều chức năng mà con người thường làm".

Chiến lược phát triển Lực lượng Tên lửa Chiến lược trong tương lai gần có mục tiêu duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của nhóm lực lượng hiện có, phát triển hệ thống chỉ huy, kiểm soát tác chiến các đơn vị và vũ khí, đồng thời tăng tỷ trọng của các hệ thống tên lửa di động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала