Việt Nam nói về bỏ tù nhà báo, đàn áp tự do báo chí, Mỹ giám sát sông Mekong

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng về việc Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho rằng, việc bỏ tù nhà báo thể hiện chính sách quản lý, giám sát tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng nghiêm khắc.

Việt Nam cũng bình luận về dự án Giám sát sông Mekong Mekong Dam Monitor, hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu Stimson và Công ty Tư vấn Eyes On Earth được sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp Mỹ.

Việt Nam bác bỏ quản lý tự do báo chí, tự do ngôn luận

Tại cuộc họp báo chiều 17/12 của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời hàng loạt câu hỏi đang thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói về vaccine Covid-19, mời ông Joe Biden thăm Hà Nội, ký FTA với Anh

Theo đó, phóng viên đặt vấn đề về việc Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists, viết tắt là CPJ) gần đây thống kê cho biết, tính đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam đang có 15 nhà báo phải chịu các hình phạt tù, xếp thứ 6 trên thế giới.

Đáng chú ý là trong số 15 nhà báo này thì có 5 người mới bị bỏ tù trong năm nay.

“Giới quan sát cho rằng điều này cho thấy chính sách quản lý tự do báo chí của Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc, xin người phát ngôn cho biết bình luận về vấn đề này”, phóng viên đặt câu hỏi.

Đáp lại vấn đề này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thẳng thắn bác bỏ những thông tin mà Ủy ban bảo vệ các nhà báo đưa ra về việc Việt Nam kiểm soát tự do báo chí và tự do ngôn luận.

“Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, mang định kiến xấu của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam”.

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong những năm gần đây.

“Để chứng minh, tôi có thể cung cấp một vài con số. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình, mạng di động phủ sóng 99,7% dân số. Trong đó mạng 3G, 4G phục vụ 98% dân số. Hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng internet và hơn 62 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
“Tôi nghĩ đây là những con số khá ấn tượng”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, ở Việt Nam cũng như ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai, nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Việt Nam bình luận việc Mỹ giám sát mực nước sông Mekong

Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng nêu câu hỏi về việc vừa qua Viện Nghiên cứu Stimson và công ty tư vấn Eyes on Earth ngày 14/12 công bố Dự án Mekong Dam Monitor – Dự án giám sát Đập sông Mekong, sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi mực nước tại 28 con đập trên cả dòng chính lẫn dòng phụ lưu sông Mekong của Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác.

“Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến đóng góp vào nỗ lực chung hợp tác quản lý và sử dụng bền vững, công bằng, hợp lý nguồn nước sông Mekong”,

Được biết, đây là dự án hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu Stimson và Công ty Tư vấn Eyes On Earth được sự hỗ trợ của chính quyền Mỹ.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Dự án Giám sát sông Mekong được tuyên bố là nhằm tìm cách “chống lại những thông tin thiếu chính xác về tình trạng hoạt động của một số hồ chứa, đập cũng như dòng chảy trên con sông này.

Trước đó, chuyên gia của Trung tâm Stimson, ông Brian Eyler cho biết, hệ thống giám sát Mekong Dam Monitor cyng cấp bằng chứng cho thấy Trung Quốc vận hành 11 đập ở thượng nguồn sông Mekong nhằm kiểm soát dòng chảy, đe dọa vùng hạ lưu.

“Hệ thống giám sát cung cấp bằng chứng rằng 11 con đập trên dòng chảy chính ở Trung Quốc được phân bổ và vận hành tinh vi để tối đa hóa công suất thủy điện cho các tỉnh miền đông Trung Quốc mà không xem xét đến các tác động đến hạ nguồn”, chuyên gia Brian Eyler của Viện Stimson nhấn mạnh.

Dự án này sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh có khả năng chụp ảnh xuyên tầng mây để theo dõi mực nước của các con đập ở Trung Quốc và các nước khác. Trong số đó, đáng chú ý là chỉ số “độ ẩm bề mặt” nhằm chỉ rõ phần nào các khu vực ẩm ướt hay khô hạn hơn bình thường.

Từ căn cứ này có thể xác định dòng chảy tự nhiên có bị các con đập ảnh hưởng hay không và tác động như thế nào.

Bộ Ngoại giao thông tin hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Theo Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ Hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 21/12/2020.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện đàm với Ngài Rajnath Singh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam
Tăng cường hợp tác quân sự quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ

Tại cuộc Hội đàm, hai nhà lãnh đạo dự kiến trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, thương mại đầu tư, năng lượng, hợp tác phát triển, khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục, giao lưu nhân dân và ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Hai bên trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hợp tác hai nước trên diễn đàn đa phương, đặc biệt khi hai nước là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2021.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao cũng thông tin về Kỳ họp lần thứ 18 của Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật.

Vào ngày 22/12/2020, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn sẽ đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 18 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam- Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật đồng thời dự lễ ký văn bản trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam và Campuchia theo hình thức trực tuyến.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

"Kỳ họp lần thứ 18 của UBHH Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật diễn ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục phát triển tích cực."

Kỳ họp tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định ưu tiên đối ngoại của hai nước là không ngừng củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện bền vững lâu dài giữa hai nước, tăng cường quan hệ chính trị giữa hai nước và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến Campuchia như thế nào?

Hai bên tiếp tục trao đổi biện pháp nhằm tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác cấp chính phủ, triển khai các thỏa thuận cấp cao hai nước nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, chính trị ngoại giao, hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, quốc phòng, thể thao, trao đổi lãnh đạo, trao đổi biện pháp phòng chống đại dịch và các vấn đề quốc tế khu vực hai bên cùng quan tâm.

Hai bên sẽ tổ chức lễ ký biên bản trao đổi văn kiện phê chuẩn hai văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia bao gồm: Hiệp ước bổ sung hiệp ước vạch định biên giới quốc gia năm 1995, Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư phân giới căm mốc biên giới trên đất liền.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала