Đại dịch COVID-19 và sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới

© Sputnik / Andrey Stenin / Chuyển đến kho ảnhBãi xe của dân tị nạn Bedouin Syria gần làng Qveshra ở bắc Lebanon sát gần biên giới với Syria.
Bãi xe của dân tị nạn Bedouin Syria gần làng Qveshra ở bắc Lebanon sát gần biên giới với Syria. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần đây, một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh và Nga, đã bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Các nước EU sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin vào cuối tháng 12. Tuy nhiên, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ngay lập tức làm nổi bật một vấn đề không phải y tế, mà là xã hội, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Phải chăng chỉ có sức khỏe của những người giàu mới được bảo vệ tốt?

Câu hỏi đặt ra không chỉ liên quan đến chất lượng của vắc xin, mà đến nay 170 loại vắc xin được tạo ra trong các phòng thí nghiệm trên thế giới. Ngoài ra, cần phải thừa nhận rằng, nhiều người từ chối tiêm vì cho rằng, những tác động lên sức khỏe của việc tiêm chủng vẫn chưa được xác định chính xác. Chẳng hạn như Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cảnh báo vắc-xin Covid-19 của Công ty Pfizer có thể biến người thành cá sấu. Còn Rafia Zakaria, quan sát viên của tờ Dawn (Pakistan), sau khi biết rằng, người dân của đất nước mình sẽ được tiêm vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, đã bày tỏ nghi ngờ về chất lượng của nó và yêu cầu các quan chức chính phủ đã ký hợp đồng cung cấp vắc-xin của Bắc Kinh phải công khai, trước ống kính của Đài truyền hình, cho thấy rằng, họ được tiêm loại vắc xin của Trung Quốc. Rõ ràng là các nhà sản xuất vắc xin và các nhà phân phối muốn lợi dụng xu hướng “hốt bạc” nhờ nỗi sợ hãi về một căn bệnh nguy hiểm, điều chính yếu đối với họ là tiền bạc chứ không phải sức khỏe của người dân.

Thử nghiệm dược liệu chống lại coronavirus - Sputnik Việt Nam
Nga bắt đầu cung cấp vắc xin Sputnik V cho châu Phi

Tuy nhiên, trở ngại chính trên con đường phân phối một cách công bằng vắc-xin COVID-19 là việc vắc xin này vẫn được sản xuất với số lượng nhỏ và không hề rẻ. Do đó, ở các nước nghèo, 1/4 dân số có thể không được tiếp cận với vaccine cho đến năm 2022. Trong khi đó, các nước giàu, bao gồm Nhật Bản, Úc, Canada, đã đặt hàng 7,5 triệu liều vắc xin từ 13 nhà sản xuất cho công dân ước mình. Hoa Kỳ dự kiến ​​tiêm chủng cho tất cả những ai muốn nhận, còn Indonesia đã đặt chưa đủ cho hai người một liều. Các quốc gia nghèo sẽ nhận được rất ít.

Và điều này diễn ra trong khi tình hình kinh tế trên thế giới đã xấu đi do đại dịch Covid-19. Hàng chục triệu người lao động trong ngành thương mại, sản xuất công nghiệp và xây dựng bị mất việc làm. Tỷ lệ nghèo ở các quốc gia Đông Á lên tới 10% dân số, và ở Tây Phi đã tăng số người rơi vào cảnh đói ăn. Nhưng, tôi chưa nghe nói gì về những triệu phú, chủ nhà máy và chủ ngân hàng mất sạch tiền bạc hoặc tuyên bố phá sản. Tức là, “tỷ phú vàng” vẫn sống thoải mái, các quốc gia giàu có nhất là những người chiến thắng.

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ và người xếp hàng tại Trung tâm xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ nói với Sputnik về bí quyết thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID

COVID-19 và chủ nghĩa xã hội

Không nên mất thời gian để chứng minh một điều mà cả thế giới, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới cũng công nhận - Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thành công nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Kể từ khi ở Việt Nam phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên cho đến nay, trong cả nước đã ghi nhận 1411 ca mắc Covid-19 (và đây là trong đất nước với tổng số dân hơn 100 triệu người!), đặc biệt là trong vài tháng qua, đây là những ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh, tức là những người đã mắc bệnh ngoài Việt Nam từ nước ngoài về. Ngay sau khi đại dịch bất đầu lây lan từ Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã bố trí binh lính canh gác tại biên giới phía Bắc, kiểm tra nghiêm ngặt các sân bay, quy định đeo khẩu trang bắt buộc và duy trì khoảng cách xã hội. Mọi người đều nhớ lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc: “Chống dịch như chống giặc!”

Xét nghiệm coronavirus ở các khu vực nghèo của thành phố Caracas. - Sputnik Việt Nam
WHO cảnh báo nguy cơ "chà đạp người nghèo" để tranh giành vắc xin COVID-19

Các bác sĩ Việt Nam cũng được thế giới ca ngợi. Trong thời gian chiến dịch chống Covid ở Việt Nam chỉ có 35 ca tử vong. Vào ngày 17/12, một hãng dược phẩm Việt Nam đã tiến hành tiêm thử vaccine Covid-19 trên người. Quá trình thử nghiện tiến thành theo ba giai đoạn. Nếu mọi sự suôn sẻ, đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ có vắc xin nội địa, vào tháng 2 năm 2022 vắc xin Việt Nam sẽ đi vào sản xuất để phục vụ rộng rãi.

Trong bài viết nhan đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng viết:

“Việc chúng ta ngăn chặn và kiểm soát được đại dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ minh chứng hùng hồn khẳng định tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường của dân tộc ta, nhân dân ta”.

Chiến dịch phòng, chống dịch COVID -19 ở Việt Nam cho thấy rõ rằng, quốc gia xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản với uy tín cao có tiềm lực huy động rất mạnh để đạt được những kết quả đáng kinh ngạc. Cũng như trong những năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, Mỹ và Trung Quốc, nhân dân Việt Nam kiên cường chống chọi với những thách thức hiện đại, một trong số đó là đại dịch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала