Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đưa đất nước vào nhóm các quốc gia phát triển

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNToàn cảnh phiên bế mạc hội nghị
Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua những quyết sách quan trọng đối với đất nước. Giới khoa học Nga cũng không đứng ngoài cuộc trước sự kiện trọng đại này.

Ngày 19 tháng 12, với sự tổ chức của Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, lần đầu tiên ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học trực tuyến theo chủ đề «Vai trò thay đổi của Việt Nam trong thế giới hiện đại: Hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản».

Tham dự hội thảo có các chuyên gia đại diện những trung tâm chính về nghiên cứu Việt Nam tại Nga: từ Viện Viễn Đông và Viện Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Viện Các nước Á-Phi thuộc ĐHTH Quốc gia Matxcơva (MGU), trường ĐHTH Quan hệ Quốc tế (MGIMO), ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg và ĐHTH Liên bang Viễn Đông, các trường đại học khác của Nga, cũng như các diễn giả từ Indonesia và Kazakhstan. Những bài phát biểu của các chuyên gia Việt Nam học cựu trào và các nhà nghiên cứu trẻ đã được đông đảo thính giả, bao gồm các giảng viên và sinh viên, các nhà khoa học và nhà thực hành, đại diện các cơ quan truyền thông Nga và Việt Nam chăm chú theo dõi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam “nhất trí cao” nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII

Hội thảo đã nhận được lời chúc mừng của Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh, Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg Nikolai Kropachev và Phó Đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam Alexandr Kardo-Sysoev. Hơn nữa, cần lưu ý rằng những lời phát biểu này hoàn toàn không trang trọng hình thức mà chứa đựng những thông tin đa dạng và thú vị. Đại sứ Nga K.Vnukov trình bày nhận định sâu sắc về những thành công chính trị và kinh tế của Việt Nam trong năm 2020; Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh giới thiệu công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng; Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, một trung tâm chuyên gia của Chính phủ và Tổng thống Nga, phát biểu về liên hệ của cơ sở đào tạo uy tín này với Việt Nam, cho biết rằng thành tố Việt Nam hiện hữu trong nhiều chương trình tại các khoa khác nhau, và ông cũng nêu với các đồng nghiệp và bạn bè Việt Nam một số đề xuất thú vị. Ông Alexandr Kardo-Sysoev phân tích về hiện trạng và triển vọng của quan hệ giao lưu kinh tế-thương mại giữa Nga và Việt Nam.

Chính sách chất lượng và tầm nhìn xa hướng tới tương lai

Báo cáo trọng tâm của hội nghị do Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông kiêm Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg GS-TSKH Vladimir Kolotov trình bày. Ông nhấn mạnh rằng Đại hội sắp tới sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới là thế hệ thứ năm của Việt Nam, những nhân vật cần phải hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là đưa Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp phát triển với mức thu nhập trên trung bình và cao hơn. GS-TSKH Kolotov chứng minh rằng tất cả các thế hệ lãnh đạo trước đây của đất nước đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử được giao phó: từ thành lập Đảng và thực hiện cách mạng cho đến bảo vệ nền độc lập, thống nhất và phát triển đất nước thành công.

«Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN, khai thác sử dụng kết hợp những yếu tố của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có tác dụng mang lại lợi ích cho nhân dân Việt Nam trong khi vẫn bảo lưu đòn bẩy quản lý kinh tế trong tay Nhà nước – GS Kolotov nhận xét. -  Đứng đầu đất nước có Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Và vận mệnh đất nước sẽ phụ thuộc vào chuyện những nhận vật nào được chọn vào Bộ Chính trị này. Chính vì thế mà hiện giờ ở Việt Nam đang triển khai mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở cả cấp thượng tầng quyền lực, được Tổng Bí thư BCH TƯ Nguyễn Phú Trọng ví như «chiến dịch đốt lò». Hiện nay đang diễn ra cuộc thanh lọc các lãnh đạo đảng ở cấp khu vực, để đến Đại hội XIII, trong số các ủy viên tương lai của BCH TƯ Đảng sẽ không có bất kỳ ai vướng mắc nghi ngờ dù nhỏ bé về phẩm chất trung thực và trình độ chuyên nghiệp. Đây là cách tiếp cận đúng đắn về quản lý và đảm bảo tính nhất quán  trong chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn chung, chính sách của lãnh đạo Việt Nam xứng đáng được tôn trọng sâu sắc bởi sự chỉn chu thấu đáo, tập trung hướng tới triển vọng tương lai và tuân thủ một cách hệ thống những mục tiêu đã được vạch ra».
© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự bế mạc Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đưa đất nước vào nhóm các quốc gia phát triển - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự bế mạc Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

GS-TSKH Kolotov cho rằng ban lãnh đạo Việt Nam làm theo tư tưởng của Khổng Tử: «Người lo xa không ngại họa gần».

Những vấn đề và thách thức chính

Các báo cáo trong hội thảo phản ánh những vấn đề và thách thức chính đối với Việt Nam, được xác định trong các văn kiện sơ bộ của Đại hội. Ông Evgeny Vlasov, Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của ĐHTH Liên bang Viễn Đông FEFU đã phân tích những hoạt động thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và nguyên nhân thắng lợi của đất nước trong cuộc đấu tranh chống đại dịch Covid-19.

Ông Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương trong Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) và ông Grigory Lokshin, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN trong Viện Viễn Đông (Viện Hàn Lâm Khoa học LB Nga) đã phát biểu về một vấn đề quốc tế quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam - yêu sách tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và chính trị Việt Nam như một động lực của nền hòa bình ở khu vực này.
Còn nhà khoa học Indonesia Hendra Manurung cho đánh giá về sự phát triển của Việt Nam và đóng góp của Hà Nội vào sự ổn định tại khu vực Đông Nam Á dưới góc độ quan điểm của Jakarta.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBiển Đông
Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đưa đất nước vào nhóm các quốc gia phát triển - Sputnik Việt Nam
Biển Đông

Bản báo cáo với những luận chứng nghiêm túc của chuyên gia Valeria Vershinina từ Trung tâm ASEAN của trường MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho thấy rằng Việt Nam sở hữu phẩm chất đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xứng đáng được quốc tế công nhận là một «cường quốc bậc trung».

GS-TSKH Vladimir Mazyrin đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (CIVAS) thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đi sâu phân tích tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam những năm gần đây và đưa ra dự báo cho tương lai.

Landmark 81 - Sputnik Việt Nam
Dự báo của JCER về Việt Nam – bói bã cà phê

Nhà khoa học trẻ đến từ CH Kazakhstan, báo cáo viên Narekesh Arnur đã đánh giá vai trò của Việt Nam trong quan hệ thương mại-kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Giáo sư Marina Shpakovskaya từ ĐHTH Hữu nghị giữa các dân tộc (RUDN) giới thiệu lập trường của Việt Nam đối với sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» của Trung Quốc, còn diễn giả Maxim Lysenko từ ĐHTH Nhân văn Quốc gia Nga dành bản báo cáo của mình cho một chủ đề quan trọng là an ninh lương thực của Việt Nam.

Một trong những thách thức hiện đại hệ trọng đối với Việt Nam và chính quyền của đất nước là vấn đề an ninh mạng, và trước thềm Đại hội, vấn đề này càng trở nên gay gắt hơn. Đó là thông báo của học viên Thạc sĩ Nadezhda Kolotova từ ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg.Phó Giáo sư ISAA MSU Maxim Siunnerberg đã dành bài báo cáo về vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Chuyên gia Natalya Shafinskaya, Trợ lý Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công (RANEPA) trực thuộc Tổng thống LB Nga, người đã có 10 năm công tác ở Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, đã nêu ra vấn đề nghiêm túc về sự cần thiết phải thay đổi chính sách giáo dục của Nga tại Việt Nam.

Nguyên nhân thành công của Việt Nam

Hội nghị do Viện Hồ Chí Minh tổ chức đã được Đại sứ Việt Nam tại Nga đánh giá cao. Đại sứ Ngô Đức Mạnh đã chăm chú lắng nghe toàn bộ các bài phát biểu và ý kiến thảo luận trong hội thảo kéo dài suốt 7,5 giờ.

«Tôi tin rằng các chuyên gia Việt nam học của Nga đều hiểu rõ các vấn đề của đất nước chúng tôi. Trong hội thảo đã đề cập đến những nội dung quan trọng nhất: tình hình Biển Đông, nền kinh tế thị trường và Nhà nước XHCN ở Việt Nam, vấn đề lương thực và an ninh mạng, công tác giáo dục-đào tạo. Việt Nam chỉ muốn có giải pháp hòa bình cho tình hình Biển Đông và tin tưởng rằng Nga có thể đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Chúng tôi cố gắng phấn đấu để những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được nhờ nền kinh tế thị trường sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho toàn thể cư dân của đất nước. Kết hợp các nguyên tắc kinh tế TBCN và XHCN trong quản lý Nhà nước là không hề đơn giản dễ dàng, nhưng chúng tôi đã làm được. Việt Nam có khái niệm rõ ràng về sự phát triển, và đây là nguyên nhân thành công của chúng tôi cả về kinh tế và xã hội, cũng như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid. Với tư cách là một cựu sinh viên tốt nghiệp đại học Nga, đồng thời từ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nga và một người bạn của đất nước tuyệt vời này, tôi cho rằng các nước chúng ta cần phát triển quan hệ kinh tế, thực hiện những dự án mới to lớn và khi đó sinh viên Việt Nam với kiến thức học vấn tiếp thu từ giảng đường đại học Nga sẽ luôn có việc làm còn quan hệ giữa các nước chúng ta sẽ ngày càng được tăng cường và cải thiện», - Đại sứ Ngô Đức Mạnh kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала