Bản án nhân văn. Ông Đinh La Thăng nhận 10 năm tù vụ cao tốc Trung Lương

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016).
Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuyên án vụ án cao tốc TP.HCM – Trung Lương: Cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng lĩnh 10 năm tù, bị cáo Đinh Ngọc Hệ, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng bị tuyên chung thân, cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường 4 năm 6 tháng tù.

Trước đó, chiều qua, khi nói lời sau cùng, ông Đinh La Thăng xin miễn truy trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Hồng Trường và các cán bộ cấp dưới Bộ GTVT. Đồng thời, sau phát ngôn cáo trạng “gắp lửa bỏ tay người”, ông Thăng xin một bản án mang tính nhân văn.

Tuyên án vụ cao tốc TP.HCM – Trung Lương: Ông Đinh La Thăng 10 năm tù

Sáng 22/12, Tòa án nhân dân TP.HCM bắt đầu phiên làm việc cuối cùng, tiến hành tuyên án đối với các bị cáo Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải), Đinh Ngọc Hệ (cựu Thượng tá Quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng: Cáo buộc "trên trời", gắp lửa bỏ tay người

Bản chất vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Công ty Cửu Long, thuộc Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan đến việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương được phía Viện Kiểm sát xác định mang lợi ích nhóm, lợi ích tiêu cực, đã gây ảnh hưởng đến nguồn lực đất nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Tại phiên xử, các bị cáo thừa nhận hành vi vi phạm đúng như cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, bị cáo Đinh La Thăng chỉ thừa nhận hành vi nhưng không thừa nhận tội danh như cáo trạng truy tố.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ chỉ thừa nhận một phần hành vi là người rót tiền bỏ vốn thành lập công ty Yên Khánh và nhờ cháu là Vũ Thị Hoan đứng tên trên giấy tờ.

Các công ty này Hệ không trực tiếp quản lý mà giao cho Phạm Văn Diệt, Tô Phước Hùng. Bị cáo Đinh Ngọc Hệ chỉ thừa nhận chỉ đạo Diệt trực tiếp đến tham gia phiên đấu giá cao tốc TP HCM - Trung Lương, giảm doanh thu của Công ty Yên Khánh ở các trạm thu phí trên cao tốc này.

18 bị cáo khác trong vụ án thừa nhận hành vi và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, được giảm nhẹ hình phạt.

Căn cứ vào hồ sơ điều tra vụ án cũng như quá trình xét hỏi tại phiên xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát đối với các bị cáo trong vụ án là “có căn cứ, đúng tội, đúng pháp luật”.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016).
Bản án nhân văn. Ông Đinh La Thăng nhận 10 năm tù vụ cao tốc Trung Lương - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016).

Phía Viện Kiểm sát xác định, dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Do vậy, việc bán quyền thu phí là bán tài sản của Nhà nước và số tiền thu được từ việc bán quyền thu phí là tài sản của Nhà nước.

Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị chủ trì xây dựng Đề án bán quyền thu phí, thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách Nhà nước kinh phí đã đầu tư cho dự án.

Tuy nhiên, các bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ, công chức Bộ Giao thông Vận tải và Công ty Cửu Long, (điển hình như ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hồng Trường, Dương Tuấn Minh…) khi được giao nhiệm vụ đã không kiểm tra năng lực, hồ sơ của Công ty Yên Khánh, dẫn tới việc chấp thuận cho doanh nghiệp của Đinh Ngọc Hệ (Út ‘trọc’) dù không đủ năng lực, không đúng trình tự thủ tục đấu thầu theo quy định vẫn thắng thầu.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 16/12/2020. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm trước Đảng, xin lỗi đồng bào

Hành vi sai phạm của các bị cáo tạo điều kiện để ông Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt gây thiệt hại 725 tỷ đồng cho Nhà nước.

Tòa cũng xác định, ông Đinh La Thăng với cương vị là Bộ trưởng Bộ GTVT, nắm rõ quy định pháp luật về bán tài sản Nhà nước, đã được giao tổ chức xây dựng đề án bán quyền thu phí. Tuy nhiên, bị cáo Thăng lại do mối quan hệ từ trước, giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tiếp cận dự án, tham gia đấu giá và dùng áp lực để cán bộ dưới quyền tạo điều kiện cho công ty của Út ‘trọc’ trúng đấu giá trái pháp luật.

Cơ quan tố tụng xác định, ông Đinh La Thăng không chỉ tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá, mà khi phát hiện công ty của Út ‘Trọc’ chậm thanh toán, bị cáo không có biện pháp chỉ đạo xử lý.

HĐXX cho rằng, hành vi của ông Đinh La Thăng đã tạo điều kiện để Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt trót lọt 725 tỷ đồng. Do đó, bị cáo Đinh La Thăng “phải chịu trách nhiệm chính” trong vụ án về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Số tiền 725 tỷ đồng nêu trên cũng là tiền thất thoát của Nhà nước, do chính hành vi phạm tội của Đinh Ngọc Hệ mà có.

HĐXX đánh giá bị cáo Thăng phải chịu hình phạt nghiêm khắc, cao hơn những bị cáo còn lại. Những bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên ở cơ quan nhà nước phạm tội với vai trò đồng phạm thứ yếu, chịu tác động từ cấp trên.

Từ đó, HĐXX tuyên phạt ông Thăng mức án 10 năm tù về tội Vi phạm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Tổng hình phạt mà ông Thăng phải nhận 30 năm tù của hai bản án trước đó, buộc bị cáo chấp hành 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).

Trước đó, năm 2018, ông Đinh La Thăng đã nhận 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương Oceanbank.

Hiện cựu ủy viên Bộ Chính trị đang tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định thầu ở dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ lĩnh án chung thân, có hành vi “tinh vi, xảo quyệt”

Đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ, cơ quan tố tụng xác định, ông Hệ đã lợi dụng mối quen biết với ông Đinh La Thăng trong dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương này.

Quang cảnh phiên tòa ngày 16/12/2020. - Sputnik Việt Nam
Cáo trạng quy chụp tôi. Ông Đinh La Thăng nói ‘không họ hàng’ gì với Út ‘trọc’

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, cụ thể là quyền thu phí của Nhà nước ngay từ đầu. HĐXX cho rằng, bị cáo đã chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ tài chính của Công ty Yên Khánh và Khánh An để được tham gia bán đấu giá.

Sau đó còn dùng thủ đoạn đăng ký 2 công ty tham gia đấu giá nhưng đến khi đấu giá, bị cáo chỉ chỉ đạo một công ty tham gia.

Các cán bộ tại Bộ GTVT đã sơ ý, lỏng lẻo trong kiểm soát khiến công ty của bị cáo Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương trong 5 năm.

“Đây là hành vi tinh vi, xảo quyệt của Đinh Ngọc Hệ để qua mặt cơ quan chức năng”, HĐXX nhận định và cáo buộc khi vào thu phí, Đinh Ngọc Hệ tiếp tục chỉ đạo nhân viên sử dụng phần mềm can thiệp vào việc thu phí của 4 trạm của cao tốc này để chiếm đoạt tiền trái pháp luật.

Thời gian sau đó, ông Đinh Ngọc Hệ tiếp tục kéo dài thời gian thanh toán tiền thu phí, chậm thanh toán cho Tổng công ty Cửu Long.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng).
Bản án nhân văn. Ông Đinh La Thăng nhận 10 năm tù vụ cao tốc Trung Lương - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng).

Với cáo trạng truy tố tội danh, bị cáo Đinh Ngọc Hệ không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, chỉ thừa nhận một phần trách nhiệm. Trong khi đó, căn cứ vào hồ sơ điều tra và lời khai của các bị cáo khác, HĐXX đánh giá vi phạm của bị cáo là rất rõ ràng, truy tố của Viện Kiểm sát là đúng người, đúng tội.

Ngay từ đầu, Hệ đã lợi dụng sự ảnh hưởng của ông Đinh La Thăng để được ưu ái trong việc tiếp nhận quyền thu phí. Cũng chính vì điều này, nhóm bị cáo tại Bộ GTVT đã vi phạm trong việc sử dụng, bán tài sản Nhà nước.

Đinh Ngọc Hệ (cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn) nghe tuyên án. - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ phủ nhận chuyện “đi đêm”, “nhờ vả” ông Đinh La Thăng

Hành vi của bị cáo Đinh Ngọc Hệ được xác định đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

“Với vai trò chủ mưu, cầm đầu, bị cáo phải chịu trách nhiệm chính về hậu quả đã gây ra”, HĐXX khẳng định.

Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh Ngọc Hệ mức án chung thân tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 13 năm tù tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Tổng hình phạt mà bị cáo Đinh Ngọc Hệ phải nhận là chung thân. Bị cáo này phải bồi thường 725 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng trong vụ mua căn biệt thư Công ty Licogi 13.

Ngoài vụ án ở cao tốc TP.HCM – Trung Lương này, ông Đinh Ngọc Hệ đang thi hành án 30 năm tù cho hai bản án trước đó của Tòa án Quân sự trung ương và Tòa án Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị cáo biết rõ quy định nhưng vẫn bán đấu giá sai pháp luật

Về phần cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, HĐXX cho rằng, do biết rõ mối quan hệ giữa ông Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ, bị cáo đã “nể nang”, có những chỉ đạo không đúng quy định trong việc bán tài sản Nhà nước là quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016) được đưa đến phiên tòa xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ án ông Đinh La Thăng ở cao tốc Trung Lương – TP.HCM, Đinh Ngọc Hệ bác tên Út ‘trọc’

Ngoài ra, sau khi đã biết công ty của Đinh Ngọc Hệ chậm thanh toán, ông Trường không chỉ đạo dừng hợp đồng. Tòa xác định hành vi của bị cáo Trường có vai trò đồng phạm với ông Thăng và các cán bộ tại Bộ GTVT, gây thất thoát 725 tỷ đồng của Nhà nước.

Bị cáo Nguyễn Hồng Trường bị tuyên 4 năm 6 tháng tù.

Đối với các bị cáo còn lại tại Bộ GTVT và Tổng công ty Cửu Long, HĐXX cho rằng các bị cáo này biết rõ các quy định pháp luật về việc bán tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, do tác động của ông Đinh La Thăng và chỉ đạo của cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, nên tổ chức bán đấu giá không đúng quy định pháp luật.

Ông Dương Tuấn Minh bị tuyên 4 năm tù về cùng tội danh với cựu bộ trưởng Đinh La Thăng là Vi phạm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí. Các bị cáo còn lại bị phạt 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Phạm Văn Diệt (nguyên Tổng đốc điều hành Công ty Đức Bình, một trong các công ty của Đinh Ngọc Hệ) 10 năm tù, tổng hợp bản án 14 năm trước đó, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt là 24 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo là cấp dưới của Đinh Ngọc Hệ, HĐXX tuyên phạt 2 năm tù treo đến 10 năm tù. Trong đó, bị cáo Hoàng Tô Hạnh Vân (nhân viên Công ty phần mềm Xuân Phi) và Tạ Đức Minh (thủ quỹ Công ty Yên Khánh) được thả tự do ngay sau phiên tòa do nhận mức án bằng thời gian tạm giam.

Ông Đinh La Thăng mong “một bản án nhân văn”

Trước đó, hôm qua, ngày 21/12, trong phần nói lời sau cùng, cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Nguyễn Hồng Trường và các cán bộ cấp dưới Bộ GTVT.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Di lý cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từ Hà Nội vào TP.HCM để xét xử

Nói lời sau cùng, ông Đinh La Thăng bày tỏ cảm ơn đến chủ tọa, HĐXX vì đã điều hành phiên tòa văn minh, dân chủ, đúng pháp luật, để các bị cáo cũng như luật sư được trình bày, tranh luận nhiều lần tại tòa.

Ngoài ra, ông Đinh La Thăng nêu, một lần nữa xin nhận trách nhiệm toàn bộ những sai sót trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, vì ông là người đứng đầu Bộ GTVT, nhưng chỉ là trách nhiệm về chính trị, hành chính, không phải trách nhiệm hình sự.

“Tôi chịu trách nhiệm hành chính, công vụ, còn hình sự là không có”, bị cáo Thăng nói.

Theo ông Đinh La Thăng, tất cả các bị cáo là cán bộ thuộc Bộ GTVT đều thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tất nhiên quá trình triển khai dự án trong thời gian kéo dài, trong điều kiện pháp luật còn chồng chéo, thiếu, lẫn có nhiều cách hiểu khác nhau.

Ông Thăng nhấn mạnh, trong điều kiện Bộ GTVT không chỉ thực hiện mỗi dự án này mà còn hàng chục dự án khác. Từ đó khi áp dụng các quy định pháp luật có vi phạm về quy trình, thủ tục là điều không thể tránh khỏi.

“Làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai. Điều tôi muốn nói nếu làm nhiều việc thì điều sai sót xảy ra sẽ nhiều hơn. Và trong điều kiện pháp luật như tôi trình bày như trên thì giữa cái đúng và cái sai là cực kỳ mong manh”, cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng lý luận.
Đối với cáo buộc “là Bộ trưởng thì phải nắm hết các vấn đề liên quan đến dự án này”, ông Đinh La Thăng cho rằng điều đó là “phi thực tế”.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Sắp xử các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Vũ Huy Hoàng

Cùng với việc xin HĐXX xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho anh Trường (cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường) và các bị cáo tại Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng cũng xin một bản án “mang tính nhân văn”.

“Quy định pháp luật không buộc tôi phải biết và tôi cũng không thể nắm hết. Tôi mong HĐXX xem xét, phân tích, đánh giá khách quan tài liệu, chứng cứ vụ án, đặc biệt là quá trình tranh tụng tại tòa để có một bản án công minh, đúng pháp luật và mang tính nhân văn”, bị cáo Đinh La Thăng nói lời sau cùng.

Cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khi nói lời sau cùng đã gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân về sai sót mình đã gây ra.

“Mong HĐXX khoan hồng, xét đúng bản chất sự việc, đánh giá đúng sai phạm của tôi, Bộ GTVT và Tổng Công ty Cửu Long”, ông Trường nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала