Nhạc sĩ Lam Phương của “Thành phố buồn” đã không còn nữa

Đăng ký
Nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời ở Mỹ vào hồi 18h07 ngày 22/12 theo giờ Washington, hưởng dương 83 tuổi. Đây là mất mát rất lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam.

Ngày 23/12, Trung tâm Thúy Nga và một số nghệ sĩ, người Việt tại Hoa Kỳ thông báo xác nhận việc nhạc sĩ Lam Phương qua đời sau thời gian điều trị bệnh tim và tai biến mạch máu não. Tác giả của “Thành phố buồn” đã không còn nữa…

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở Mỹ

Sáng 23/12 theo giờ Hà Nội, thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại California, Hoa Kỳ sau thời gian tích cực điều trị bệnh tim và tai biến mạch máu não khiến người yêu nhạc Việt Nam và ở hải ngoại vô cùng thương tiếc.

Nghệ sĩ Chí Tài  - Sputnik Việt Nam
Tin về nghệ sĩ Chí Tài qua đời đột ngột vì đột quỵ gây sốc

Trung tâm Thúy Nga, Asia Entertainment,  và một số nghệ sĩ Việt sống tại Mỹ xác nhận việc nhạc sĩ Lam Phương trút hơi thở cuối cùng vào hồi 18h07p ngày 22/12 (giờ địa phương) tại thành phố Fountain Valley, bang California, Mỹ, hưởng thọ 83 tuổi.

Lam Phương là một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng của Việt Nam, với những đóng góp đặc biệt cho nền âm nhạc Việt Nam.

Nhiều người dân Việt Nam, nhất là người yêu nhạc xa xứ bày tỏ niềm tiếc thương người nhạc sĩ tài năng, một trong những người góp phần đóng góp to lớn cho nền tân nhạc Việt Nam.

Ông có nhiều tác phẩm được đông đảo các thế hệ người Việt Nam ưa chuộng như “Thành phố buồn”, “Chiều Tây Đô”, “Lời Yêu cuối”, “Lá thư miền Trung”, “Tình bơ vơ”, “Phút cuối”. “Kiếp nghèo”, “Khóc thầm”, “Một mình”, “Cho em quên tuổi ngọc”…

Nữ ca sĩ Ngọc Anh cho biết cô bàng hoàng khi nhận được tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần, không thể tin đây là sự thật.

Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ Việt như Việt Hương, Duwong Triệu Vũ, Minh Tuyết, Phương Thanh, Quang Hà…đều bày tỏ tiếc thương.

Danh hài Việt Hương chia sẻ, dù không dám đăng những gì không vui, nhưng đây là người nhạc sĩ mà nữ nghệ sĩ rất trân quý.

“Xin được phép chia sẽ nổi đau này với gia đình và khán giả mộ điệu tác phẩm của chú nhạc sĩ LAM PHƯƠNG. Còn đâu những bữa cơm ngồi nghe chú nói về lịch sử tác phẩm của chú. Đau!”, danh hài Việt Hương viết.

Về nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).

Khi lên 10, ông được mẹ gửi lên Sài Gòn học. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi sau đó nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dạy.

Nốt nhạc trên phím đàn piano. - Sputnik Việt Nam
Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời ở tuổi 76

Lam Phương là nghệ danh do ông lấy từ hai chữ tên thật của bản thân là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”.

Viết nhạc từ khi mới 15 tuổi với sản phẩm đầu tay là Chiều thu ấy, Lam Phương khởi nghiệp sáng tác nhạc đầy khó khăn, cơ cực, và từ đó, mà bài hát Kiếp nghèo ra đời và được công chúng bắt đầu đón nhận.

Tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương được xếp vào hàng “đại chúng nhất” của tân nhạc Việt Nam với hơn 200 sáng tác và khoảng gần 170 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay.

Là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam, các ca khúc của Lam Phương mang chủ đề phong phú đa dạng từ tình yêu quê hương, đất nước, đến tình cảm con người, tình bạn, tình yêu, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội.

Tại Việt Nam, giai thoại về ca khúc Thành phố buồn được ông sáng tác trong lần lên thăm Đà Lạt được bán với giá 12 triệu đồng, tài sản lớn, mức giá cao khi đó vẫn thường được nhắc lại.

Nhạc sĩ Lam Phương kết hôn với nữ diên viên kịch Túy Hồng năm 1959. Sau đó, đoàn kịch Sống - Túy Hồng ra đời, góp phần đưa tên tuổi hai vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương trở nên nổi tiếng trong giới nghệ thuật Sài Gòn trước thời kỳ 1975.

Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội  - Sputnik Việt Nam
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão qua đời ở tuổi 81

Đồng thời, âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương cũng được sử dụng trong các vở kịch và phát trên truyền hình. Được biết, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng.

Đến năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương cùng gia đình chuyển qua Mỹ định cư. Sau đó, người nhạc sĩ có thời gian sống ở Pháp trước khi trở lại Mỹ và dành những ngày cuối đời ở thành phố Fountain Valley, bang California.

Nhạc sĩ Lam Phương bị tai biến và liệt nửa người từ năm 1999. Dù gặp khó khăn về sức khỏe, nhưng ông được người thân, bạn bè, người hâm mộ hết lòng quan tâm, chăm sóc. Hồi năm 2016, nhạc sĩ Lam Phương cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.

Âm nhạc của nhạc sĩ mang Lam Phương mang âm hưởng hết sức kỳ lạ vừa là “tân thời”, vừa là cổ điển, vừa truyền thống, vừa hiện đại, ca từ khi trau chuốt, hoa mỹ, khi dung dị gần gũi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала