Việt Nam đặt mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc đến hết năm 2025

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong 10 năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu đưa tổng chiều dài đường cao tốc từ gần 1.200 km hiện nay lên 5.000 km, theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Ngày 24/12, phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của Bộ Giao thông Vận tải, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận những kết quả ngành giao thông đạt được trong thời gian qua, trong đó có việc xây dựng nhiều tuyến cao tốc. Giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã hoàn thành khoảng 1.074 km đường bộ cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163 km.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng nói mục tiêu đến năm 2020 đưa 2.000 km đường cao tốc vào hoạt động chưa đạt được, phải lùi đến đầu năm 2022, như vậy là chậm hơn một năm.

Nhiệm vụ của ngành giao thông "vô cùng quan trọng"

Theo ông, nhiệm vụ năm 2021 của ngành giao thông "vô cùng quan trọng", vì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của năm 2021, còn phải chuẩn bị đầu tư cho 4 năm tiếp theo. "Giai đoạn 2016-2020, chúng ta lên kế hoạch xây dựng hơn 600 km đường cao tốc, phải mất 2 năm mới xong công tác chuẩn bị đầu tư, chỉ còn 3 năm để giải phóng mặt bằng và xây dựng.

Tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị đang được xây dựng. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp khởi công 3 đoạn cao tốc Bắc – Nam: Làm ngày, làm đêm
Trong nhiệm kỳ tới phải khắc phục tình trạng này, xong hết công tác chuẩn bị đầu tư ngay trong năm đầu", ông Dũng nói.

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, để đạt mục tiêu đưa tổng chiều dài cao tốc toàn quốc lên 5.000 km vào năm 2030, ngành giao thông cần số vốn rất lớn; trong đó riêng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ đã cần tổng vốn đầu tư trên 300.000 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD).

"Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất của Bộ Giao thông Vận tải là hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng", Phó thủ tướng nói.

Với các dự án cao tốc đang xây dựng, ông yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch Đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác phục vụ người dân và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ, giai đoạn vừa qua, khu vực phía Bắc hoàn thành đầu tư các tuyến đường cao tốc hướng tâm tới Hà Nội; tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn.

Khu vực phía Nam hoàn thành 2 tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và TP HCM - Trung Lương. Hiện nay, hai tuyến Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai.

Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã hoàn thành 2 tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Liên Khương - Đà Lạt.

Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2021 với số vốn dự kiến giải ngân hơn 46.000 tỷ đồng. Trong đó, Bộ sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng, như cao tốc Bắc Nam, cao tốc Bến Lức - Long Thành; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn một; các dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc...

Tập trung hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tập trung hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TP HCM; triển khai dự án sân bay Long Thành giai đoạn một...

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông khó lòng chạy trước Đại hội XIII?
Về tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói "dù đã hoàn thành, nhưng đến nay vẫn chưa thể khai thác. Việc này kéo dài quá lâu, vì vậy thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải cần phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan hoàn thành các thủ tục cần thiết".

"Càng chậm đưa dự án nào vào khai thác ngày nào sẽ kéo theo thiệt hại tài sản cho nhà nước và người dân ngày đó, thậm chí khiến dự án kém hiệu quả", ông nói thêm.

Theo Phó thủ tướng, nhu cầu vốn cho hệ thống đường sắt đô thị ở các đô thị cũng rất lớn, dự kiến lên đến 70-80 tỷ USD để đáp ứng yêu cầu xây dựng 16 tuyến theo quy hoạch ở Hà Nội và TP HCM.

"Ngân sách nhà nước hạn chế, nên Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương cần kêu gọi đầu tư, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục", ông nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала