EVN dừng ký hợp đồng mua, bán điện mặt trời mái nhà

© Fotolia / Beysimpin mặt trời
pin mặt trời - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ dừng tiếp nhận các yêu cầu đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới.

Hơn 80.000 công trình điện mặt trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương.

Kỹ sư EVN sửa chữa lưới điện - Sputnik Việt Nam
EVN lý giải về hóa đơn tiền điện tăng đột biến

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã có văn bản cho biết hiện Cục đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện mặt trời mái nhà và dự kiến trong quý I/2021 sẽ báo cáo Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích ĐMTMN cho giai đoạn tiếp theo. Do vậy, EVN nêu rõ, kể từ đầu năm sau, loại hình và giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà chưa được xác định.

Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực thuộc EVN sẽ chốt danh sách các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà (đã hoàn thành lắp đặt toàn phần hoặc một phần hệ thống) vào vận hành thương mại đến thời điểm 24 giờ 00 ngày 31/12/2020.

Đối với các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà đã đưa vào vận hành một phần hệ thống đến thời điểm 24 giờ 00 ngày 31/12/2020, các Công ty Điện lực sẽ lập biên bản xác nhận với chủ đầu tư về quy mô công suất của phần hệ thống đã vào vận hành.

Các công ty điện lực sẽ dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền.

“Đối với các công trình điện mặt trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020, các đơn vị điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ”, EVN nhấn mạnh.

Được biết, giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg là 8,38 cent một kWh, kéo dài trong 20 năm với các dự án đấu nối, vận hành thương mại trước 31/12/2020. Đây là mức giá cao nhất trong các loại hình đầu tư điện mặt trời (mặt trời mặt đất, nổi).

Theo số liệu cập nhật, đến ngày 25/12/2020 đã có 83.000 công trình điện Mặt Trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện Mặt Trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Giá FIT cho điện mặt trời sau năm 2020 sẽ ra sao?

Ngày 22/12, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2020, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái cho biết, theo sơ đồ điện VII, kế hoạch đến năm 2020 sẽ có 850MW điện mặt trời.

“Tuy nhiên, sau khi có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Chính phủ về cơ chế phát triển điện mặt trời, đến hết năm 2020, chúng ta có hơn 10.000MW điện mặt trời, tức là gấp hơn 10 lần quy hoạch phát triển sơ đồ VII. Tính chung tổng quy hoạch điện gió và điện mặt trời là 40.000MW, tỷ lệ này là rất lớn”, ông Bùi Quốc Hùng nhấn mạnh.
Công nhân vận hành trạm 500kV Tân Định (Công ty Truyền tải Điện 4) thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam
EVN cảnh báo thẻ tiết kiệm điện thông minh là lừa đảo

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng, việc phát triển nóng điện mặt trời, điện gió đang gây ra nguy cơ vỡ quy hoạch điện, do đó cần phải thiết kế lại quy hoạch phát triển điện gió và điện mặt trời.

Trong đó, tránh tình trạng phát triển nóng như hiện nay, sẽ không còn áp dụng giá FIT (cơ chế về mức giá ưu đãi để năng lượng tái tạo tăng sức cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống) cho điện điện mặt trời.

Bên cạnh đó, sau năm 2020, Việt Nam sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo tính khách quan minh bạch.

Về điều chỉnh giá FIT cho điện gió, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay Bộ Công Thương đang trình Chính phủ và lấy ý kiến các Bộ, ngành về việc kéo dài giá FIT cho điện gió, giá điều chỉnh có thể sẽ giảm xuống cho phù hợp với thực tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала