Việt Nam và Nhật Bản: Mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển năng động và thực chất

© AP Photo / Hau DinhNhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam
Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có những cột mốc quan trọng nào trong năm 2020 và có triển vọng phát triển như thế nào? Tiến sỹ Grigory Lokshin, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện hàn lâm khoa học Nga, trả lời phỏng vấn của Sputnik về chủ đề này.

Vì lợi ích chung bất chấp những điểm khác biệt

Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Liệu Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?
Nhật Bản và Việt Nam là hai thế giới có sự khác biệt rõ rệt về hầu hết mọi thứ. Nhưng, vì các lợi ích chiến lược chung, hai quốc gia đang củng cố nền tảng vững chắc cho sự hợp tác song phương. Đối với Việt Nam, chính Nhật Bản là đối tác đáng tin cậy nhất để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Các lợi ích của Nhật Bản trong khu vực trước hết xuất phát từ sự phụ thuộc vào hệ thống thông tin liên lạc trên biển và ý muốn duy trì vai trò bá chủ của Mỹ trong khu vực. Nhật Bản hợp tác với Hoa Kỳ và Việt Nam để chia sẻ mối quan tâm về việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam có nhiều quan điểm chung với Nhật Bản về một vấn đề quan trọng như tranh chấp xung quanh các quần đảo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Việt Nam đóng vai trò chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á trong việc kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhật Bản công nhận và khuyến khích vai trò quan trọng này của Việt Nam. Ngoài sự hỗ trợ kinh tế đáng kể, Nhật Bản cung cấp sự ủng hộ chính trị, ngoại giao và phát triển hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 10 năm 2020 thể hiện rõ sự ổn định và nhất quán trong chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản

Chuyên gia Grigory Lokshin lưu ý rằng, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai sau Nga, mà Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược. Mỗi chuyến thăm chính thức cấp cao nhất đều là dịp ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Điều này tiếp tục diễn ra dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, cũng như dưới thời người tiền nhiệm Abe Shinzo. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, tân Thủ tướng Nhật Suga không đi thăm Mỹ như tiền lệ, dù đây là đồng minh chính của Nhật, mà đến Việt Nam và Indonesia - hai nước ASEAN chính.

Quang cảnh buổi tiếp - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng

Hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển trong nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và thương mại, đầu tư, du lịch và lao động. Quan điểm của hai bên về hầu hết các vấn đề quốc tế là gần gũi hoặc trùng hợp. Nhật Bản hiện không chỉ là đối tác chiến lược sâu rộng của Việt Nam mà còn là quốc gia đạt mức tín nhiệm chính trị cao nhất.

Trong nhiều năm liền, Nhật Bản cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một trong những đối tác kinh tế thương mại chính của Việt Nam. Nhật Bản là nguồn hỗ trợ chính cho việc triển khai ở Việt Nam các chương trình của Liên hợp quốc. Khoảng 400 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản. Năm 2017, Nhật Bản trở thành nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (25% tổng vốn FDI) và cho đến ngày nay vẫn giữ vị trí này vượt trước Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Một động lực mới cho quan hệ đối tác được tạo ra bởi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian chuyến thăm này hai bên đã ký kết 32 văn kiện hợp tác đầu tư trị giá hơn 8 tỷ USD. Chuyến thăm Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga vào tháng 10 năm 2020 cho thấy rõ rằng, Tokyo có ý định tiếp tục phát triển hợp tác với Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá gần 4 tỷ USD. Quan trọng nhất trong số đó là thỏa thuận về việc Nhật Bản bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide gặp gỡ báo chí - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận những gì?

Một tấm gương về mối quan hệ đối tác

Vì vậy, ngày nay mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam - cả về chính trị, kinh tế và văn hóa - đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nói chung, mối quan hệ này có thể được gọi là một tấm gương tốt về mối quan hệ đối tác chiến lược. Trước hết, hai bên đang phát triển sự hợp tác kinh tế: quan hệ kinh tế, hỗ trợ khổng lồ, các khoản vay mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn, cũng như thu nhập khổng lồ của Nhật Bản, và việc nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam, nơi có nhân công giá rẻ hơn. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển năng động hơn và có nhiều nội dung cụ thể hơn so với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga. Và ở đây có điều gì đó phải suy nghĩ, - chuyên gia Nga kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала