Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến về hai ca bệnh Covid-19 nặng

© Depositphotos.com / KlodienXe cấp cứu việt nam
Xe cấp cứu việt nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong số các bệnh nhân mắc Covid-19 đang điều trị tại Việt Nam có 2 ca diễn biến nặng. Hội đồng chuyên môn đề nghị xem xét lọc máu, đặt ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo) cho ca bệnh 1.465.

Nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất hiện “cơn bão cytokine”

Ngày 7/1, tại Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn đã chủ trì buổi hội chẩn 2 ca bệnh Covid-19 nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam.

Những người xếp hàng để kiểm tra coronavirus - Sputnik Việt Nam
Một người được phát hiện mắc Covid-19 sau 3 tuần về Việt Nam

Cuộc hội chẩn có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hô hấp, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, huyết học, vi sinh, tim mạch, dinh dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện trung ương Huế. Đây cũng là lần hội chẩn quốc gia đầu tiên sau một thời gian dài các bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam diễn biến ổn định, không có bất thường hay chuyển biến nặng.

Một trong hai ca là bệnh nhân 1.465 (nữ, 61 tuổi, quê ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), từ Mỹ về Việt Nam ngày 21/12/2020 và được cách ly tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử cắt thùy giáp bên phải. Ngày 26/12/2020, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, chán ăn và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 vào ngày 31/12/2020. Hiện bệnh nhân đã được sử dụng thuốc an thần, thở máy.

Tại buổi hội chẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 xin ý kiến về biểu hiện suy giáp, cơ yếu, thường xuyên có cơn rét run, hạ thân nhiệt, “cơn bão cytokine” xuất hiện; biểu hiện suy tim, tắc mạch phổi; xem xét sử dụng huyết thanh của người khỏi bệnh. “Cơn bão cytokine” là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt chất cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt.

Đối với trường hợp này, Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 xem xét lọc máu, xem xét đặt ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo) cho bệnh nhân.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc phòng, chống Covid-19

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được theo dõi các thông số dịch, tăng cường dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi các chỉ số về tim mạch, nội tiết. Đặc biệt, Hội đồng chuyên môn cũng điều phối thuốc Remdesivir từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam hỗ trợ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để kịp thời điều trị bệnh nhân.

Ca bệnh thứ hai là bệnh nhân 1.405 (nam, 74 tuổi, từ Mỹ nhập cảnh vào Việt Nam), điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam. Bệnh nhân này có tiền sử mắc một loạt bệnh mãn tính: Viêm gan B mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh nhân nhập viện vào ngày 7/12/2020 vì nôn ra máu. Bệnh nhân cũng bị viêm phổi nặng; nhiễm amip đường ruột; biểu hiện xuất huyết tiêu hóa; tăng huyết áp, suy tim, viêm gan B mạn; suy gan trên nền xơ gan tiến triển.

Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, nhưng bụng chướng nhẹ, tràn dịch màng phổi 2 bên; được Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam điều trị tích cực, có những tiến triển tốt hơn nhưng tiên lượng còn nặng.

Hội đồng chuyên môn đề nghị các bệnh viện tăng cường nhân lực, theo dõi sát diễn biến tình hình sức khỏe của hai bệnh nhân nêu trên, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng chuyên môn nếu có diễn biến bất thường.

Ít nhất 38 quốc gia phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 vào sáng 7/1, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến 18 giờ ngày 6/1, thế giới ghi nhận gần 87 triệu ca mắc Covid-19 và gần 1,9 triệu ca tử vong tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các quốc gia có số ca mắc cao nhất thế giới, bao gồm: Hoa Kỳ (khoảng 21,6 triệu ca mắc, gần 366 nghìn ca tử vong); Ấn Độ (khoảng 10,4 triệu ca mắc, hơn 150 nghìn ca tử vong); Brazil (hơn 7,8 triệu ca mắc, trên 198 nghìn ca tử vong).

Các công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước đã hoàn thành thời gian cách ly tại Sóc Trăng. - Sputnik Việt Nam
Quảng Ninh: Rà soát kẽ hở của các khu cách ly tập trung

Theo Cục trưởng Cục Y tế, tại châu Âu, ngày 5/1, số ca nhiễm mới tại Anh lần đầu tiên vượt mốc 60 nghìn ca/ngày. Một số quốc gia tăng cường các biện pháp mạnh để phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 thứ ba như: Đức kéo dài các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đang áp dụng hiện nay cho đến ngày 31/1; Áo kéo dài lệnh phong toả đến 24/1; Đan Mạch siết chặt biện pháp giới hạn người được phép tụ tập từ 10 người xuống còn 5 người; Pháp mở rộng giờ giới nghiêm từ ngày 2/1.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực đã lên kế hoạch tăng 30% công suất giường bệnh chữa trị cho các trường hợp mắc Covid-19 ở các bệnh viện công và bệnh viện tư. Bên cạnh đó, Phillippines ra thông báo cấm nhập cảnh từ 20 nước và vùng lãnh thổ từ ngày 30/12 đến 15/1, áp dụng với cả hành khách nước ngoài và công dân về nước. Myanmar là vùng dịch lớn thứ 3 quyết định mở rộng các hạn chế xã hội cho đến ngày 31/1.

Liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2, tính đến ngày 5/1, thế giới đã ghi nhận 38 quốc gia có biến thể mới của virus, trong đó 12 quốc gia có lây nhiễm ra cộng đồng. Hiện có 70 quốc gia đưa ra lệnh hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới, cấm các chuyên bay đến và đi từ Anh và các quốc gia ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 để ngăn chặn biến thể mới lây lan.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала