Kinh tế Việt Nam có thể gặp những thách thức gì trong năm 2021?

© Ảnh : Thế Duyệt – TTXVNLao động được đào tạo nghề may tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Lao động được đào tạo nghề may tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu, biến thể COVID-19 và những rủi ro các vụ kiện và phòng vệ thương mại sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam 2021.

Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) công bố ngày 15/1 cho thấy nhiều triển vọng của Việt Nam trong năm 2021.

Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam

Báo cáo dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, theo hai kịch bản. Việc xây dựng các kịch bản dự báo dựa trên các đánh giá của các cơ quan tổ chức về triển vọng kinh tế thế giới, tiến triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế trong nước.

Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2.

Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vĩ mô

Theo CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố.

Trụ sở của WTO ở Geneva - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam bứt phá sau 14 năm gia nhập WTO

Thứ nhất, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục các biện pháp để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế - thương mại – công nghệ và có thể củng cố được liên minh với một số nước đối tác để thực hiện các biện pháp này. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.

Thứ hai, dịch COVID-19 và các biến thể còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo. Hệ lụy kèm theo là gia tăng chi phí logistics đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.

Thứ ba, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Thứ tư, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam.

Thứ năm, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư – kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ sáu, nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.

Thứ bảy, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v., không chỉ ở thị trường Mỹ.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала