Không có ca Covid-19 mới, Việt Nam chữa khỏi cho 1.380 bệnh nhân

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNThành tựu đặc biệt quan trọng của Viện trong phòng chống COVID-19 năm 2020 là phân lập thành công virus SARS-CoV-2 để sản xuất các test/kit xét nghiệm COVID-19 và tạo tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu, điều chế vaccine COVID-19.
Thành tựu đặc biệt quan trọng của Viện trong phòng chống COVID-19 năm 2020 là phân lập thành công virus SARS-CoV-2 để sản xuất các test/kit xét nghiệm COVID-19 và tạo tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu, điều chế vaccine COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo bản tin lúc 18 giờ ngày 17/1 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong 24 giờ qua. Hiện các cơ sở y tế đã điều trị khỏi cho 1.380 trường hợp mắc Covid-19, tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân còn lại tương đối ổn định.

Sức khỏe 20 người tiêm vắc-xin Nanocovax liều cao nhất hiện ra sao?

Chiều 17/1, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 1.537 ca.

Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở y tế đã điều trị khỏi cho 1.380 bệnh nhân. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 17.954 trường hợp, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 135 trường hợp; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 16.466 trường hợp và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 1.353 trường hợp.

Học viện Quân y cho hay, tính đến hết ngày 15/1, đã có 20 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Nanocovax liều cao nhất (75 mcg). Hiện sức khỏe của những người này hoàn toàn bình thường, không ghi nhận phản ứng bất thường sau tiêm.

Thường xuyên phun hóa chất khử trùng tại Khách sạn Cozynibi, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện một trường hợp nhập cảnh mắc Covid-19

Cũng theo Học viện Quân y, đã có đủ 60 người tình nguyện (gồm 3 nhóm, mỗi nhóm 20 người) tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax giai đoạn 1 đã tiêm vắc xin Covid-19 với các mức liều (25 mcg, 50 mcg và 75 mcg). Tất cả các trường hợp sau tiêm đều có sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu của giai đoạn này sẽ tiêm 2 liều vắc-xin; khoảng cách giữa 2 liều là 28 ngày.

Ngày 14/1, 3 tình nguyện viên đầu tiên đã tiêm mũi thứ hai vắc-xin Nanocovax với mức liều 25 mcg. Dự kiến, trong tuần tới sẽ có thêm 17 người tiêm mũi 2 mức liều 25 mcg.

Các tình nguyện viên được lấy mẫu máu vào các ngày thứ 7, 14 và 21 sau tiêm để nhóm nghiên cứu đánh giá khả năng sinh miễn dịch và khả năng trung hòa vi rút. Kết quả ban đầu, vắc xin Nanocovax rất an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt. Sau khi tiêm tiếp mũi 2, lượng kháng thể sẽ còn tiếp tục tăng vọt lên 4-5 lần, thậm chí 20 lần.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi sức khoẻ các tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax thêm 6 tháng đến 1 năm để đánh giá lượng kháng thể có duy trì bền vững hay không và tồn tại bao lâu.

Thế giới tiến gần mốc 95 triệu người mắc Covid-19, Châu Âu có tốc độ lây nhiễm cao nhất

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 8 giờ ngày 17/1, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 94.896.756 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.029.324 ca tử vong.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Hoa Kỳ với 405.089 ca tử vong trong tổng số 24.272.648 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 152.311 ca tử vong trong số 10.558.710 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 209.296 ca tử vong trong số 8.455.059 bệnh nhân.

Tuy nhiên, châu Âu mới là khu vực được đánh giá có tốc độ lây nhiễm Covid-19 cao nhất, với 27 triệu ca mắc và hơn 600.000 ca tử vong.

Logo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam
Trưởng đại diện WHO cảm ơn Việt Nam về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh như vậy, các nước châu Âu đang cố gắng đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc-xin cho người dân. Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu than phiền về tình trạng chậm phân phối vắc-xin phòng Covid-19 và không chắc chắn về vấn đề này trong tương lai.

Là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn thứ 2 bởi dịch Covid-19, Ấn Độ mới đây đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 1 loại vắc-xin do nước này sản xuất và 1 loại vắc-xin của hãng dược AstraZeneca/Oxford của Anh.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất thế giới. Chương trình được bắt đầu tại hơn 3.000 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vắc-xin cho 100 người/ngày.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ ưu tiên các mũi tiêm cho 30 triệu nhân viên y tế và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch như nhân viên vệ sinh và an ninh. Sau đó là 270 triệu người trên 50 tuổi và những người có nguy cơ nhiễm cao do các bệnh lý nền từ trước.

Tại Đông Nam Á, tình hình dịch bệnh cũng diễn biến cực kỳ phức tạp. Cụ thể, tại Indonesia và Malaysia, số ca mới trong ngày đang ở mức kỷ lục, lần lượt là hơn 14.000 và hơn 4.000.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала