Người Việt kiếm tiền ‘xuyên biên giới’ nhờ viết ứng dụng di động

© AFP 2023 / Damien MeyerĐiện thoại thông minh có ứng dụng Twitter mở
Điện thoại thông minh có ứng dụng Twitter mở - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đơn vị hoặc cá nhân phát triển ứng dụng có thể thu hàng chục nghìn USD mỗi tháng từ các lượt cài đặt trả phí, quảng cáo, bán vật phẩm... nếu ứng dụng nổi tiếng và có nhiều lượt tải.

Tiềm năng mang lại doanh thu từ thị trường công nghệ quốc tế, viết ứng dụng di động (app) đang được coi là 'mảnh đất màu mỡ' cho giới kỹ sư công nghệ thông tin.

Kiếm tiền chỉ từ một ‘cú nhấp chuột’

Qua đó, có hàng chục phương thức kiếm tiền từ việc viết ứng dụng như: hiển thị quảng cáo, thu phí cài đặt, thuê bao, bán nội dung/vật phẩm, chia sẻ doanh thu bán hàng...Trong đó, hiển thị quảng cáo là phương thức kiếm tiền phổ biến nhất của các ứng dụng hiện nay. Thống kê của Statista cho biết khoảng 30% nhà phát hành ứng dụng đang kiếm tiền chính dựa trên phương thức này, 23% dựa trên hợp đồng chia sẻ doanh thu với nhà bán hàng. Đại diện công ty Netlink - đối tác quảng cáo của Google, ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết:

Bản đồ Hoa Kỳ trong ứng dụng Google Maps mở trên màn hình điện thoại thông minh. - Sputnik Việt Nam
Cô gái 9X thu nhập 330 tỷ đồng từ việc viết phần mềm cho Google Play và App Store

"Phần lớn nhà sáng tạo ứng dụng ở Việt Nam đang triển khai các ứng dụng bằng tiếng Anh, phát triển người dùng ở thị trường nước ngoài, đặc biệt các thị trường có doanh thu quảng cáo tốt, như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Australia, Nhật".

Theo ông Nghĩa, tuy các ứng dụng được người dùng tải miễn phí nhưng đơn vị phát triển thường kiếm tiền từ quảng cáo. Hiện có hai hình thức phổ biến để khai thác quảng cáo trên các ứng dụng di động: Ad Exchange và AdMob - đều của Google. Do các ứng dụng di động có thể được phân phối đến toàn thế giới, chỉ số CPC (Cost per Click) có thể dao động mạnh, thường trong khoảng 0,05 đến 2 USD - tức là mỗi khi người dùng app bấm vào quảng cáo, chủ ứng dụng thu về từ 1 đến 46 nghìn đồng.

Hiện nay, tỷ lệ người dùng bấm vào quảng cáo khi dùng app di động khoảng 0,1 đến 5%. Việc khai thác quảng cáo trên các ứng dụng cũng sẽ phụ thuộc vào lưu lượng người dùng hoạt động trên ứng dụng đó hàng ngày. Doanh thu, theo đó, có thể lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi tháng.

‘Chợ ứng dụng’ – Mảnh đất màu mỡ trị giá hàng nghìn USD

Kiếm tiền từ ứng dụng di động là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2020. Các 'ông lớn' như Google, Apple đang đẩy mạnh việc kiếm tiền từ mảng này. Báo cáo của CNBC cho thấy, năm 2020, Apple chỉ thu về 30% doanh thu từ các nhà phát triển phần mềm cho mình nhưng doanh thu lên tới khoảng 64 tỷ USD từ App Store, tăng 28% so với năm trước đó. Doanh thu của Alphabet, công ty mẹ Google, trong quý III/2020 đạt trên 46 tỷ USD, trong đó, một phần không nhỏ đến từ doanh thu của Google Play và quảng cáo trong ứng dụng.

Những bông hoa đào Nhật Tân mới nở - Sputnik Việt Nam
Đào Tết bây giờ cũng đã được gắn tem mã vạch

Ông Cao Văn Việt, Giám đốc nền tảng CodeLearn chuyên đào tạo lập trình, cho biết, kỹ sư viết ứng dụng hiện nay có thể có thu nhập từ 500 đến 3.000 USD mỗi tháng nếu làm thuê. Trong trường hợp tự làm, "doanh thu có thể bằng cả chục năm làm việc của người khác" nếu có một sản phẩm xuất sắc. Ông Việt lấy ví dụ về trường hợp Nguyễn Hà Đông với trò chơi Flappy Bird. Năm 2014, thu nhập kê khai của nhà làm game này "ít nhất khoảng 22 tỷ đồng", trong đó phần lớn đến từ trò chơi này.

Hay gần đây nhất là một cá nhân nữ tại Cầu Giấy (Hà Nội) đã nộp thuế gần 30 tỷ/năm từ doanh thu 330 tỷ của mình dựa vào việc viết phần mềm cho Google Play và App Store. Theo ông Việt, trình độ lập trình di động của kỹ sư Việt Nam hiện ngang tầm thế giới và nhiều ứng dụng hay game do nhà phát triển Việt Nam làm có chất lượng không khác biệt các sản phẩm quốc tế.

Thống kê của Statista cho thấy mỗi tháng có khoảng 120 nghìn ứng dụng mới được phát hành trên Play Store, tương đương khoảng 4.000 ứng dụng "mọc lên" mỗi ngày. Ông Cao Văn Việt nhận định:

"Do đây là mảnh đất màu mỡ, sự cạnh tranh cũng khá cao. Một số 'chợ' ứng dụng quy định nếu ứng dụng không có lượt tải sau một thời gian thì sẽ bị xóa. Vì vậy, chỉ riêng việc làm thế nào để tồn tại cũng không hề đơn giản".

Tuy nhiên để làm được điều này, các đơn vị phát hành phải bỏ ra nhiều chi phí để quảng bá, thu lượt tải bằng quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads, website có lượng truy cập lớn... chứ không đơn giản là cứ đưa lên ứng dụng lên, sẽ có người tải về.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала