Đại biểu các tỉnh thành kỳ vọng vào đột phá trong đường lối lãnh đạo của Đảng

© Ảnh : TTXVNĐồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn kiện trình Đại hội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn kiện trình Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - 28/1, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục thảo luận tại hội trường đóng góp cho văn kiện đại hội. Bên lề kỳ họp, phóng viên Sputnik đã ghi nhận một số chia sẻ của đại biểu về những ý kiến tâm huyết, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

“6 dám” - Liều thuốc kịp thời gỡ bỏ tâm lý sợ hãi cho cán bộ 

Theo ông Trần Trung Nhân, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai chia sẻ, mục tiêu đặt ra Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, tầm nhìn và chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới. Đây là cam kết chính trị của Đảng với nhân dân, với dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới. Đồng thời, cũng là thước đo rõ ràng cụ thể tạo điều kiện dễ dàng cho người dân giám sát sứ mệnh lịch sử của Đảng trong thực hiện cách mạng mới. Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh:

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trả lời phỏng vấn của cơ quan báo chí về việc phát hiện các ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh - Sputnik Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trả lời phỏng vấn tại Đại hội Đảng XIII về Covid-19

“Một tâm đắc lớn nữa của tôi trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần này, đó là trong nhóm các giải pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó có giải pháp Đảng khuyến khích và bảo vệ cán bộ, thực hiện 6 "dám”. Nếu trước đây, chúng ta chỉ nghe đến “3 dám” (dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm) thì trong Báo cáo chính trị lần này, Đảng khuyến khích "dám nói, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách”. “Dám nói” ở đây là dám nói thẳng, nói thực, nói đúng, quan trọng nói là phải làm. Đặc biệt là dám đương đầu, đột phá - cái này mới là cái khó. Nhất là trong điều kiện pháp luật của chúng ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết như Dự thảo báo cáo chính trị cũng đã nêu, thậm chí còn chồng chéo nhau. Thậm chí có những vấn đề mới phát sinh chưa kịp điều chỉnh. Hơn nữa, trong điều kiện đấu tranh chống tham nhũng diễn ra rất quyết liệt, vẫn tồn tại bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè ngại ngần sợ sai trong thực thi công vụ của mình. Tôi nghĩ đây là liều thuốc rất kịp thời để cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính từ những quy định này, chủ trương này, Đảng và nhà nước sẽ có những quy định thiết thực để bảo vệ cán bộ tâm huyết và trách nhiệm vì dân. Có như vậy, việc thực hiện các mục tiêu mà Đại hội XIII đề ra là hoàn toàn khả thi.” 

Nông nghiệp 4.0 tăng sức cạnh tranh 

Theo nhận định của ông Trần Hoàng nhân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, sản phẩm mà Việt nam sẽ cạnh tranh trên toàn thế giới đòi hỏi quốc gia này có chiến lược phát triển nông nghiệp. Để làm được điều đó, các đại biểu đã thảo luận về chính sách hỗ trợ nông nghiệp. Ông Trần Hoàng Nhân cho biết:

Tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng - Sputnik Việt Nam
Cải cách hành chính - Khâu đột phá phát triển đất nước

“Các chính sách hỗ trợ cần nhất là về logistic, hạ tầng giao thông, đường kết nối liên vùng và phải có chính sách kết hợp nông nghiệp với kinh tế biển để đảm bảo phát triển kinh tế gắn với quốc phòng. Tôi rất tâm đắc về những phát biểu về nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta phải đặt nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Để Việt Nam tăng tốc phát triển trong thời gian tới thì yếu tố về khoa học - công nghệ phải được đặt lên hàng đầu nên các tham luận của Đoàn đại biểu TP.HCM và Hà Nội cùng với các thành phố khác đều đặt ra vấn đề phát triển hệ sinh thái, khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư chuyển đổi số, chuyển dịch nền kinh tế số , dựa trên cơ sở đó chúng ta mới có thể tăng năng suất lao động. Những ý kiến bao trùm vấn đề đó đều thể hiện khát vọng nắm bắt cơ đồ, tiềm lực, vị thế của Việt Nam hiện nay, đang được quốc tế đánh giá là "điểm sáng” mới trên toàn cầu.” 

“Lấy dân làm gốc” 

Cũng theo ông, trong lòng mỗi đại biểu, Đại hội XIII là khát vọng, niềm tin gửi gắm vào chiến lược phát triển trong tương lai để Việt Nam có thể sớm bắt kịp với các nước trong khu vực. Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh một lần nữa về việc cần phát huy 5 bài học kinh nghiệm về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ông Trần Hoàng Ngân cho biết: 

“Chúng ta phải xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Tôi cũng quan tâm và cảm thấy tâm đắc khi phương châm trong Báo cáo chính trị là “Lấy dân làm gốc” . Điểm mới là "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. “Dân thụ hưởng” đã thể hiện báo cáo chính trị lần này được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh” 
Kết hợp công nghệ 4.0 tạo đột phá thể chế

Trong ảnh: Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tham luận. Ảnh: TTXVN - Sputnik Việt Nam
Không để mất Biển Đông. Quân đội Việt Nam “sẵn sàng cho mọi tình huống”
Một điểm nữa tạo đột phá về mặt thể chế, theo ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định rằng Quốc hội  đã công bố hơn trăm Bộ Luật. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là làm sao cho đồng bộ, làm sao tính tuổi thọ của Luật được dài hơn, giảm được sự chồng chéo. Ông Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh:

“Thể chế phải giúp được cho sự phát triển các loại hình kinh doanh mới, phù hợp với đổi mới sáng tạo, kết hợp với các loại hình kinh doanh mà thể chế chưa bắt kịp được. Vấn đề hạ tầng đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, đặc biệt là hạ tầng số . Đó là phương hướng phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đột phá thứ ba nhấn mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu chúng ta đổi mới về giáo dục liên tục, khiến phụ huynh và học sinh lo lắng thì phải có chiến lược phát triển giáo dục trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong thời đại 4.0 thì tư duy của con người là quan trọng nhất. Vì vậy phải có chương trình đổi mới toàn diện để đảm bảo hội nhập quốc tế thì lúc đó học sinh và phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn.”

Sau hai ngày thảo luận tại Hội trường trong không khí rất sôi nổi, các đại biểu đề cập trực tiếp đến vấn đề của từng bộ ngành địa phương. Đặc biệt, trong định hướng có nhiều khái niệm mới, ý tưởng mới để người dân và đảng viên, cán bộ đặt hy vọng trong thời gian tới./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала