Đại hội XIII: Ba đột phá chiến lược và kinh tế số

© Ảnh : TTXVNĐồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn kiện trình Đại hội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn kiện trình Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoàn thiện thể chế phát triển; ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia, trong đó phát triển kinh tế số sẽ được đặc biệt chú trọng - những điểm mới trong ba đột phá chiến lược.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong phiên khai mạc Đại hội XIII sáng 26/1 đã nói về ba đột phá chiến lược. Đó là những đột phá về hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong 3 đột phá này có nhiều điểm mới. Những điểm đó là gì? Vì sao vai trò của kinh tế số được đặc biệt nhấn mạnh?

Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu vấn đề này và phỏng vấn chuyên gia về chính sách đối nội của Việt Nam, ông Hồng Long. Sau đây là những bình luận của chuyên gia Hồng Long về những vấn đề Sputnik đề cập tới.

Hoàn thiện thể chế phát triển

Điểm mới đầu tiên là nếu như văn kiện Đại hội XI, XII chỉ đề cập đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thì lần này được mở rộng là "hoàn thiện thể chế phát triển". Điều này có nghĩa là gì?

Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội trong phiên làm việc sáng 28/1 - Sputnik Việt Nam
Sáng 28/01: Ban Chấp hành Trung ương khoá XII báo cáo Đại hội về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII

Thể chế là tất cả những quy định của pháp luật về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh; là các chính sách đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực, từng địa phương trong xã hội, là những thao tác xử lý cụ thể đối với một và một số lĩnh vực, địa bàn có tính đặc thù. Nói tóm lại, đột phá thứ nhất chính là sự thể chế hóa những tư tưởng, những ý đồ, những phương châm chỉ đạo của các nghị quyết Đại hội Đảng từ Trung ương đến địa phương thành những quy định có tính pháp quy, những chương trình hành động cụ thể, những kế hoạch lộ trình với các giai đoạn, bước đi để hiện thực hóa những tư tưởng, ý đồ chỉ đạo đã được khẳng định bằng các quyết sách, thể hiện bằng các Nghị quyết, Quyết định.v.v… của lãnh đạo các cấp.

Sở dĩ phải thể chế hóa và coi thể chế là bước đột phá vì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Nếu không thể chế hóa những đường lối, chủ trương thành chính sách và pháp luật thì các nghị quyết sẽ mãi mãi “nằm trên giấy” chứ không thể được hiện thực hóa và đi vào cuộc sống.

© Ảnh : TTXVNĐại hội nghe đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Đại hội XIII: Ba đột phá chiến lược và kinh tế số - Sputnik Việt Nam
Đại hội nghe đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Bên cạnh đó, việc thể chế hóa còn có một yêu cầu tối quan trọng là việc thể chế hóa phải bảo đảm trung thành, thống nhất với chủ trương, đường lối. Không thể có chuyện chủ trương đường lối một đằng mà quy định chính sách pháp luật lại một nẻo. Không thể có chuyện việc thể chế hóa lại làm sai lệch, bóp méo đường lối, chủ trương để nhằm mục đích “tham nhũng chính sách, trục lợi chủ trương” hoặc làm chệch hướng đường lối, chủ trương để nhằm các mục đích cơ hội chính trị. .v.v…

Vì vậy, thể chế được đặt lên hàng đầu của ba khâu đột phá là nhằm mục đích thống nhất tuyệt đối giữa chủ trương, đường lối với chính sách, pháp luật và các quy định có tính pháp quy, nhằm đưa chủ trương,đường lối vào thực tiễn cuộc sống.

Ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt

Điểm mới trong báo cáo lần này về phát triển nguồn nhân lực là xác định rõ hơn là ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt.

Các đại biểu trong lễ khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đại hội XIII: Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân

Trong cuốn sách nổi tiếng “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản lần đầu năm 1947 tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Cán bộ là cái gốc của cách mạng”. “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”.

Xuất phát từ chân lý này, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác cán bộ, mà nói một cách hiện đại chính là “nguồn nhân lực” của Đảng, của đất nước, của nhân dân.

Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ. việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã trở thành nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và cho đến hiện nay, khi thế giới đã bước sang cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư thì việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực sao cho luôn luôn mới, vừa tiếp cận được những tiến bộ của nhân loại, vừa kế thừa được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tích cực sáng tạo đổi mới, lại vừa kiên định lập trường giữ vững độc lập dân tộc lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chỉ có phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, rộng rãi và chuyên môn cao mới có thể tạo ra một trong ba động lực quyết định để đất nước có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, đạt được các mục tiêu chiến lược đã vạch ra.

Ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia

Theo nghĩa thông thường khi xét về vật chất thì kết cấu hạ tầng của một quốc gia-dân tộc bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống sản xuất hàng hóa, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống an sinh xã hội, trong đó nổi bật là chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.

Người Việt Nam đã đúc kết hầu như tất cả các yếu tố trên trong cụm ngạn ngữ: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng. Xét bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, Việt Nam có năm vấn đề thuộc về hạ tầng xã hội cần phải tiếp tục xây dựng và củng cố:

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn kiện trình Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’ ở Đại hội XIII?

- Về kinh tế: Đó là hạ tầng về năng lượng, về sản xuất và dịch vụ, về công nghệ, về giao thông vận tải và về mạng lưới phân phối sản phẩm, trong đó đặc biệt quan trọng là lương thực, thực phẩm và các sản phẩm dân sinh thiết yếu.

- Về xã hội: Đó là hạ tầng về y tế và chăm sóc sức khỏe, về giáo dục đào tạo, về văn hóa và truyền thông.

- Về quốc phòng và an ninh: Đó là cơ sở hạ tầng về binh lực, vũ khí, phương tiện, tổ chức lực lượng vũ trang đủ để phòng thủ đất nước trong mọi tình huống.

Tất cả các cơ sở hạ tầng nói trên tạo ra nền tảng cho một hạ tầng tổng hợp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của một quốc gia cường thịnh. Vì vậy, hướng đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng của Việt nam không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa xây dựng cơ sở vật chất mà còn là tổ hợp của tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần gắn kết với nhau một cách hài hóa, uyển chuyển, linh hoạt nhưng cũng hết sức chặt chẽ.

Nhưng có một điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII. Đó là đề cập cụ thể hơn việc ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực như giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Vai trò của kinh tế số được khẳng định

Trong thời đại công nghệ 4.0 thì công nghệ số hóa được coi là mũi nhọn đột phá không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng và an ninh. Tất nhiên là công nghệ số hóa sẽ giúp giải quyết được bài toán logistic một cách hiệu quả nhất trong các ngành sản xuất, đầu tư, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ số hóa vào các lĩnh vực phi kinh tế, nó cũng đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ. Điển hình là việc xây dựng “Chính phủ điện tử”. Với hệ thống “Dịch vụ công quốc gia trực tuyến 4 cấp độ”, người dân và các cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm nhờ loại bỏ nhiều giao dịch bằng giấy tờ cũng như công sức đi lại.

1.587 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII của Đảng - Sputnik Việt Nam
Hơn 1.300 thẻ căn cước gắn chip đầu tiên được cấp cho Đại biểu Đại hội Đảng XIII

Vì vậy, ngay trước khi Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra, Chính phủ Việt Nam đã lấy ngày 14 và 15-12-2020 làm “Ngày chuyển đổi số quốc gia” đánh dấu sự chuyển mình của Việt Nam chính thức bước vào thời đại công nghệ số.

Còn theo nghĩa hẹp, công nghệ kỹ thuật số mở ra một loạt các phương pháp sản xuất và kinh doanh hoàn toàn mới. Không chỉ là giao dịch thương mại từ xa mà còn là thiết kế sản phẩm, sản xuất, giám sát, kiểm định sản phẩm từ xa với mức độ chính xác cao. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư, kinh tế số không chỉ giúp cho các thị trường chứng khoán phát triển mà còn giúp cho các hoạt động đầu tư được minh bạch và kiểm soát, điều chỉnh sao cho có hiệu quả nhất.

Việc xác định kinh tế số sẽ trở thành động cơ tăng trưởng mới cho Việt Nam những năm tới là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала