Hé lộ sức mạnh quốc phòng Việt Nam: Đã sản xuất được vũ khí tối tân, hiện đại

© Ảnh : TTXVNThiếu tướng Đỗ Xuân Tụng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn 2 (Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội) trả lời phỏng vấn của phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí.
Thiếu tướng Đỗ Xuân Tụng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn 2 (Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội) trả lời phỏng vấn của phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kẻ thù càng ‘điên cuồng’, quân đội càng tinh vi. Quân đội Việt Nam muốn phát triển hàng loạt vũ khí tối tân, uy lực, tăng cường sức mạnh chiến đấu của binh lính, nghiên cứu sâu rộng nghệ thuật quân sự hiện đại để sẵn sàng với mọi tình huống, nhất là căng thẳng ở Biển Đông.

Đáng tự hào, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam có bước phát triển đột phá, đã nghiên cứu, làm chủ, sản xuất, sửa chữa được hầu hết các vũ khí trang bị cho bộ binh và nhiều vũ khí mới, tăng tiềm lực sức mạnh quốc phòng, giảm nhập khẩu từ nước ngoài.

Biển Đông còn phức tạp khó lường, quân đội phải tinh nhuệ, hiện đại

Nguy cơ đe dọa chủ quyền, tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, phản động tăng cường, điên cuồng chống phá, đòi hỏi quân đội, các lực lượng vũ trang Việt Nam ngày càng phải hiện đại, tinh nhuệ.

Chính ủy Quân chủng Hải quân, Trung tướng Nguyễn Văn Bổng trao đổi bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, giai đoạn 5 năm tới đây, tình hình Biển Đông còn diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi quân đội nước nhà ngày càng tinh nhuệ, hiện đại, sức chiến đấu cao.

Trong ảnh: Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tham luận. Ảnh: TTXVN - Sputnik Việt Nam
Không để mất Biển Đông. Quân đội Việt Nam “sẵn sàng cho mọi tình huống”

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng cho biết, hoạt động đối ngoại quốc phòng trong quân đội hiện luôn được tiến hành chủ động, thiết thực, hiệu quả ở cả mức độ song phương và đa phương, đúng như điều Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, đối ngoại quốc phòng thực sự là một trong những trụ cột của Đảng và Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Đáng chú ý, theo Chính ủy Quân chủng Hải quân, trong nhiệm kỳ tới 2021 -2026, dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XIII cũng khẳng định, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược, tự do hàng hải trên Biển Đông cũng vậy, và đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm.

Việt Nam phấn đầu đến 2025 hoàn thành điều chỉnh tổ chức biên chế tinh gọn, đến 2030 một số lực lượng hoàn thành xây dựng hiện đại.

Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Bổng nhấn mạnh, mục tiêu này rất cao, để xây  dựng quân đội hiện đại, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người trước, súng sau. Trước hết là con người hiện đại và phải có cơ chế chính sách thu hút nguồn lực chất lượng cao.

“Tiếp tục đầu tư công nghiệp quốc phòng để tự chủ sản xuất trang thiết bị vũ khí hiện đại, không phụ thuộc vào nước ngoài, sức mạnh quân đội và khả năng bảo vệ Tổ quốc mới được tăng cường”, Chính ủy Quân chủng Hải quân nêu rõ.

Trung tướng Bổng cũng khẳng định, toàn quân luôn đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng, không thoái thác nhiệm vụ, nhất là đấu tranh trên biển.

Công nghiệp quốc phòng tiên tiến: Việt Nam nghiên cứu nghệ thuật quân sự hiện đại

Về chương trình xây dựng Quân đội hiện đại của Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từng nhắc đến khái niệm “cách mạng quân sự mới”.

Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức động sâu sắc đến lĩnh vực quân sự, làm thay đổi nhiều vấn đề cơ bản về chiến tranh và quân đội, dẫn đến cuộc “cách mạng quân sự mới”.

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Quân đội luôn sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân

Đặc biệt, theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam, với sự xuất hiện của cuộc cách mạng nghiệp lần thứ tư và chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, đã và đang đặt ra những yêu cầu, nội dung rất mới đối với vấn đề tiên hiện đại hóa một số đơn vị, lực lượng của quân đội Việt Nam ngày nay.

“Đồng thời, bên cạnh việc phát huy, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vũ khí, trang bị hiện có, quân đội Việt Nam cần phải có vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại để đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nhất là tác chiến trên không gian mạng”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nêu rõ.

Thiếu tướng Đỗ Xuân Tụng, Chính ủy Quân đoàn 2 (Đoàn đại biểu Quân đội) chia sẻ bên lề Đại hội XIII với Quân đội Nhân dân, cho biết, ông phấn khởi, tự hào, khi trong Báo cáo Chính trị, Trung ương đã có chủ trương từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại.

“Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng với quân đội, thể hiện vai trò, trách nhiệm của quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tướng Tụng nói.

Chính ủy Quân đoàn 2 nêu quan điểm, nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện đại, Đảng và Nhà nước cần từng bước quan tâm đầu tư nguồn lực để hiện đại hóa vũ khí, trang bị và phát triển nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại.

Cùng với đó, Việt Nam cũng cần có cơ chế chính sách thu hút và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội.

“Đối với quân đội cần chủ động, đổi mới công tác huấn luyện diễn tập, nghiên cứu nghệ thuật quân sự phù hợp với quân đội hiện đại”, Thiếu tướng Đỗ Xuân Tụng nhấn mạnh.

Việt Nam đã làm chủ, sản xuất được nhiều vũ khí tối tân, hiện đại

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, trình bày tham luận của Đảng bộ Quân đội ngày 27/1 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định củng cố tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Tên lửa BrahMos  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam mua sắm vũ khí của Ấn Độ với mục đích gì?

Thượng tướng đề cập vấn đề nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.

“Các thế lực thù địch, phản động tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và Quân đội ta ngày càng tinh vi, thâm hiểm, công khai, trực diện hơn”, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN nêu rõ.

Bên cạnh công tác huấn luyện, giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại hóa, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh hiện đại và ứng phó với loạt thách thức an ninh phi truyền thông, Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ.

Theo đó, tham luận do Thượng tướng Phan Văn Giang trình bày nêu rõ, công tác hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng và các mặt công tác khác có bước phát triển mới,

“Đặc biệt, đã nghiên cứu, làm chủ, sản xuất, sửa chữa hầu hết vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh đủ quân và một số vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, góp phần tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngân sách”, Tổng Tham mưu trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng cho biết, công cuộc hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai tích cực, chủ động, mềm dẻo, linh hoạt, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp, mở rộng hợp tác cả song phương và đa phương đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

“Ưu tiên hợp tác, giải quyết tốt mối quan hệ với các nước láng giềng, các nước có ý nghĩa chiến lược, các nước ASEAN và bạn bè truyền thống. Tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc”, Thượng tướng Phan Văn Giang nói.

Có thể thấy, việc quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là tình hình Biển Đông, chống “thù trong, giặc ngoài”, Quân đội Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững quốc gia cũng như môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, tránh xung đột trực diện.

Quân đội Việt Nam ưu tiên hiện đại hóa những binh chủng, lực lượng nào?

Hồi tháng 9/2020, phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ rất quan trọng.

Đó là “thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030, xây dựng Quân đội hiện đại”.

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến

Vậy những binh chủng, lực lượng nào của Việt Nam sẽ được ưu tiên hiện đại hóa trong thời gian tới? Phần nào trả lời câu hỏi này, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từng phát biểu hết sức sâu sắc.

Tướng Giang cho biết đã nhận được nhiều góp ý, cho rằng quân đội phải “tiến thẳng lên hiện đại”, bỏ “từng bước”, tuy nhiên, đây là một bài toán khó. Vị lãnh đạo lý giải, ngân sách quốc phòng chỉ là một vấn đề, khi tiến thẳng lên hiện đại tất cả các yếu tố phải đáp ứng được yêu cầu.

“Chúng ta phải có con người hiện đại, cách đánh hiện đại. Vì vậy, trước mắt, chúng tôi tập trung xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại như Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật, Cảnh sát biển để đáp ứng ngay nhiệm vụ đặt ra”, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала