Các nhà khoa học lên tiếng về sự nguy hiểm của "sát thủ thầm lặng"

© Depositphotos.com / WavebreakmediaCô gái nằm trên giường nằm sấp
Cô gái nằm trên giường nằm sấp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chứng ngưng thở khi ngủ có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến hệ tim mạch. Express viết về điều này có tham khảo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Tim mạch Úc.

Tình trạng nói trên được gọi là "sát thủ thầm lặng", làm tăng mức adrenaline, từ đó làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim, bệnh mạch vành, rung nhĩ, suy tim và đột quỵ.

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ từ trung bình đến nặng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, rối loạn cảm xúc và trầm cảm, đau đầu, rối loạn cương dương, giảm trí nhớ và mất tập trung.

Người đàn ông đang ngáp với chiếc cốc - Sputnik Việt Nam
Ngáp quá nhiều có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng

Tình trạng ngưng thở (Apnea)

Ngưng thở là tình trạng ngừng các cử động hô hấp. Đặc biệt, có trường hợp xảy ra khi máu bị thiếu carbonic vì phổi thông khí quá mức.

Ngưng thở khi ngủ là một dạng riêng biệt của hội chứng ngưng thở, đặc trưng bởi tình trạng ngừng thông khí ở phổi khi ngủ trong hơn 10 giây. Thông thường, nó kéo dài 20-30 giây, mặc dù trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể kéo dài tới 2-3 phút và chiếm tới 60% tổng thời gian giấc ngủ ban đêm. Với chứng ngưng thở thường xuyên (thường ít nhất 10-15 lần trong vòng một giờ), hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra với các rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ ban ngày, suy giảm trí nhớ và trí thông minh, về giảm hiệu suất làm việc và mệt mỏi liên tục. Có phân biệt hai dạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung ương, cũng như các dạng hỗn hợp của chúng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала