Việt Nam muốn dẫn đầu về AI, thành cường quốc công nghệ thế giới

© Depositphotos.com / SdecoretTrí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam vừa công bố chiến lược quốc gia phát triển AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) với mục tiêu vào top 5 nước dẫn đầu ASEAN đến năm 2025. Đến 2030, sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển loạt giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, AI được đánh giá là trụ cột quan trọng và là “vũ khí” thần kỳ đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ, khẳng định vị thế, sức mạnh trí tuệ quốc gia.

Trong một diễn biến khác, một sản phẩm công nghệ của Việt Nam là Bluezone đã vượt Facebook trở thành ứng dụng dẫn đầu danh sách tải về trên AppStore và thăng hạng “chóng mặt” trên GooglePlay.

Việt Nam công bố chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Việt Nam, từ năm 2014, trí tuệ nhân tạo (AI) đã được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển, coi đây là một trong những lĩnh vực đột phá, mũi nhọn giúp Việt Nam phát triển kinh tế số thành cường quốc công nghệ, cải thiện năng suất lao động, tăng tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh và nâng tầm trí tuệ người Việt trên bản đồ công nghệ thế giới.

Vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 với nhiều mục tiêu quan trọng.

Robot Sophia - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chế tạo được robot AI dự báo có thể “vượt mặt” người máy Sophia

Với Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo AI trở thành lĩnh vực công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Quyết định Chiến lược quốc gia về AI này được kỳ vọng góp phần vào việc xây dựng Việt Nam thành “cường quốc công nghệ” có nền kinh tế số thịnh vượng, bền vững, với trí tuệ của chính người Việt kết nối hội nhập sâu rộng với thế giới, kết hợp thành tựu phát triển của khoa học nhân loại.

Đồng thời, ứng dụng thành công AI cũng giúp nâng cao vị thế quốc gia của Việt Nam trong cuộc đua giành vị thế dẫn đầu, hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở khu vực, sánh vai cùng các cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới trong thời đại mới.

Chiến lược quốc gia về AI – trí tuệ nhân tạo của Việt Nam cũng xác định rõ việc coi AI góp phần quan trọng tạo bước đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững trong tương lai sắp tới cho quốc gia Đông Nam Á này.

Đặc biệt, chiến lược về AI của Việt Nam cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam muốn dẫn đầu về AI

Đáng chú ý, theo quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký, đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 vừa công bố, có rất nhiều mục tiêu cụ thể mà Việt Nam hướng tới.

Vaccine - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người: Ai được tiêm?

Điển hình như, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mốc đến năm 2025 Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Đồng thời, Việt Nam cũng muốn xây dựng được 5 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển được 1 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

Mục tiêu kế tiếp là hình thành được 2 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI. Cùng với đó, Chính phủ cũng không giấu “tham vọng” gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực AI ở Việt Nam. Trong nước cũng sẽ tiến hành nâng cấp, hình thành mới 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về trí tuệ nhân tạo.

Thiết thực hơn, theo Mục tiêu quốc gia về AI của Việt Nam, đến năm 2025, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân.

Chính phủ cũng kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng thông qua ứng dụng chính những sản phẩm công nghệ AI.

Đáng lưu ý, đến năm 2030, Việt Nam cũng phấn đấu sẽ nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Chiến lược của Việt Nam cũng đưa ra định hướng xây dựng hệ sinh thái AI, các trung tâm ươm mầm sáng tạo thu hút giới đầu tư trong nước và quốc tế, phát triển doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nhiều sản phẩm đặc thù để từ đó hình thành công nghiệp AI tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam cũng nỗ lực xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển được 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ Big Data (dữ liệu lớn) và tính toán hiệu năng.

Kế hoạch hành động của Việt Nam để phát triển AI

Theo văn bản mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành, nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam đã định ra 5 nhóm định hướng chiến lược cơ bản.

Cụ thể, nhà nước sẽ xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Việt Nam cũng tiến hành xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Camera - Sputnik Việt Nam
Camera trí tuệ nhân tạo của Bkav giúp Việt Nam bảo vệ biên giới?

Cùng với đó, Chính phủ ưu tiên phát triển hệ sinh thái AI, và tăng cường thúc đẩy ứng dụng AI trong mọi lĩnh vực kinh tế - đời sống – xã hội., Thêm vào đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với chính các cường quốc về AI trên thế giới, hội nhập sâu rộng và rút ngắn khoảng cách phát triển về khoa học công nghệ.

“Nói đi đôi với làm”, nhằm góp phần thực hiện Mục tiêu quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ liên tục tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng “vào cuộc” mạnh mẽ.

Những sự kiện như Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) tạo được sự chú ý của các tầng lớp tri thức, nhà nghiên cứu, dư luận quan tầm nhằm thảo luận xây dựng chính sách, bàn các giải pháp thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về AI tại các trường đại học, viện nghiên cứu và trong xã hội Việt Nam.

Các nhà khoa học về AI của Việt Nam cũng tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài nhằm đẩy mạnh chuyển đổi Công nghiệp 4.0 trong nước. Rất nhiều sản phẩm công nghệ ứng dụng AI của Việt Nam tạo được tiếng vang thời gian qua như BiFace – Máy chấm công, điểm danh khuôn mặt 4.0 đầu tiên của Việt Nam, camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo “bảo vệ biên giới” của Bkav, nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT. AI của của Ban công nghệ tập đoàn FPT, robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục – Trí Nhân của chuyên gia Phạm Thành Nam cùng cộng sự Phạm Minh Toàn…

AI là “vũ khí” đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ

Phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới vừa qua do VnExpress tổ chức, chuyên gia Nguyễn Xuân Phong, nhà nghiên cứu AI quốc tế thuộc Viện AI – Mila (Mila - Quebec AI Institute) của Canada nêu quan điểm khẳng định trí tuệ nhân tạo sẽ là “vũ khí” giúp Việt Nam thực hiện chiến lược và mục tiêu trở thành cường quốc công nghệ.

“AI trong tương lai sẽ là 'vũ khí' quan trọng bậc nhất để hoàn thành sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ”, ông Nguyễn Xuân Phong nhấn mạnh.

Robot - Sputnik Việt Nam
Robot đã chính thức "cướp việc" của người Việt Nam
Theo nhà nghiên cứu, thời gian qua, cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều có sự ưu tiên, chú trọng, đầu tư nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo. Ông Phong cũng nhấn mạnh điều quan trọng rằng, mỗi người trẻ, là “bộ mặt quốc gia”, với sức trẻ, sức sáng tạo, cần đẩy mạnh học hỏi, đi tiên phong trong các lĩnh vực để thay đổi “bộ mặt” công nghiệp AI của Việt Nam.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Bùi Thế Duy đánh giá Việt Nam có lợi thế về dân số, thị trường và nhu cầu về ứng dụng AI là rất lớn. Theo vị lãnh đạo, để lĩnh vực trí tuệ nhân tạo phát triển hơn nữa, các tập đoàn công nghệ lớn liên kết cộng đồng nghiên cứu, học thuật và giải pháp.

“Ngoài ra, chúng ta cũng phải hình thành văn hoá xây dựng dữ liệu, tích luỹ dữ liệu, vì đây sẽ là nguồn tài nguyên trong tương lai”, Thứ trưởng Duy nêu rõ.
Covid-19 tái bùng phát, Bluezone của Việt Nam vượt Facebook trên bảng xếp hạng

Sau khi Việt Nam bất ngờ ghi nhận 84 ca mắc coronavirus lây lan trong cộng đồng trong ngày 28/1, trên bảng xếp hạng ứng dụng AppStore, ứng dụng công nghệ “Make in Vietnam” Bluezone của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam phát hành bất ngờ vượt lên hàng loạt app quốc tế của nhiều gã công nghệ khổng lồ như Facebook, Youtube…

Trên GooglePlay, sản phẩm công nghệ này của Cục Tin Học Hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bkav cũng tăng hạng mạnh mẽ do người dân bắt đầu lo ngại khi dịch Covid-19 tái bùng phát và diễn biến phức tạp ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương và khu vực phía Bắc.

Robot - Sputnik Việt Nam
75% lao động Việt Nam sẽ bị robot 'cướp' việc làm?

Theo ghi nhận, tính đến sáng 29/1, Bluezone đã đứng top 1 các ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên hệ điều hành iOS và lọt top 6 ứng dụng y tế trên cửa hàng Goole Play của hệ điều hành Android.

Trước đó, ngày 1/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế triển khai ứng dụng Bluezone trên phạm vi cả nước, yêu cầu các cơ quan chính phủ, tỉnh, thành phố vận động người dân tải xuống ứng dụng và sử dụng ứng dụng.

Vừa qua, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng đã khuyến nghị các địa phương triển khai 10 biện pháp tuyên truyền cài Bluezone để giúp truy vết nhanh các đối tượng nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam.

Như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu trước đó cho biết, tại Việt Nam sẽ cần khoảng 30 -45 triệu người cài đặt để ứng dụng này có thể phát huy hiệu quả. Chỉ tính riêng trong đợt cao điểm Việt Nam phòng chống Covid-19 khi dịch bệnh bùng phát ở Đà Nẵng, Hải Dương thời điểm tháng 8/2020, đã có tới hơn 23 triệu lượt cài đặt ứng dụng này.

Sản phẩm công nghệ Bluezone đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc hỗ trợ truy vết nhanh người nhiễm, diện tiếp xúc gần và được đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị người dân sử dụng trong cuộc họp Chính phủ hồi tháng 8, góp phần vào thành công chung của Việt Nam với cuộc chiến chống Covid-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала