Chính phủ đặt mục tiêu phát triển 500 doanh nghiệp công nghệ cao

© Depositphotos.com / TeamtimeHoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Đến năm 2030, sản phẩm công nghệ cao đạt 60% tổng giá trị xuất khẩu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể của Chương trình là hướng tới Việt Nam phát triển và làm chủ được 20 công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao của doanh nghiệp.

VinUni đã được Nga bàn giao thiết bị đào tạo sinh viên chuyên ngành y độc đáo - “Bàn giải phẫu tương tác Pirogov” - Sputnik Việt Nam
Công nghệ cao của Nga đào tạo sinh viên y khoa Việt Nam

Bên cạnh đó, Chương trình cũng hướng tới gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển cùng khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 bao gồm 3 chương trình thành phần: Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì; Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình gồm: Hoàn thiện thể chế, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu; thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.

Đồng thời, các đơn vị liên quan cần có giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao cũng như nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tác động của công nghệ cao.

Kinh phí để thực hiện Chương trình này được đảm bảo từ nguồn như ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng lên 50%

Năm 2020, kinh tế thế giới và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được duy trì và khởi sắc.

Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 4,53% trong năm 2020, thấp hơn nhiều mức tăng của năm 2019 (11,29%) do ảnh hưởng của đại dịch. Dù vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu cả nước, qua đó tiếp tục tạo ra thành tích xuất siêu của Việt Nam.

Khu Công nghệ cao TP.HCM - Sputnik Việt Nam
TP.HCM muốn xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao

Xét cả giai đoạn 2016-2020, nhóm ngành này liên tục được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 14,27% năm 2016 lên 16,48% vào năm 2019 và ước đạt 16,58% năm 2020, tăng 0,1 điểm phần trăm so với năm 2019).

Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển tích cực phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực như: Điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam”.

Cùng với đó, cơ cấu sản phẩm có sự dịch chuyển tích cực khi tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và vừa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tạo cơ sở hình thành một số tập đoàn công nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 22,9% năm 2016 lên 50% năm 2020.

Quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành công nghiệp tăng từ 7,4% năm 2016 lên 9,1% năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, chỉ số IIP của toàn ngành công nghiệp bình quân tăng 8,1%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (7,3%).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала