Việt Nam chính thức cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 đầu tiên

© AP Photo / Dado RuvicVaccine Covid-19 AstraZeneca.
Vaccine Covid-19 AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Đăng ký
Với quyết tâm để người dân Việt Nam sớm được tiếp cận vaccine chống coronavirus, chiều nay, 1/2, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định chính thức phê duyệt nhập khẩu vaccine Covid-19 đầu tiên về Việt Nam - AstraZeneca.

Trước việc biến thể virus corona lây lan rất nhanh, F1, F2 vùng dịch Covid-19 lại không hợp tác, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ Y tế kêu gọi người dân “vì cộng đồng”, vì sự bình an của cả đất nước, chủ động khai báo, cung cấp thông tin dịch bệnh, truy vết người nhiễm coronavirus.

Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu vaccine Covid-19 – AstraZeneca

Chiều 1/2, nhà chức trách Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu vaccine Covid-19 AstraZeneca về nước phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường trên cả nước.

Tình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2021
Tình nguyện viên tin tưởng vào vaccine COVID-19 của Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối với vaccine của hãng AstraZeneca.

Cơ quan này cho hay, mỗi liều vaccine này chứa: vaccine Covid-19 (ChAdOx1-S tái tổ hợp) 5 x 1010 hạt virus.

Vaccine Covid-19 đầu tiên nhập về Việt Nam được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Quy cách đóng gói như sau: Hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 8 liều, mỗi liều 0,5ml.  Hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Vaccine AstraZeneca này do các công ty gồm: Catalent Anagni S.R.L (Ý),  CP Pharmaceuticals Limited (Anh) và IDT Biologika GmbH (Đức) sản xuất.

Trong quyết định của Bộ Y tế nêu rõ, cơ sở sản xuất có thể được thay đổi căn cứ vào khả năng cung cấp vaccine tại thời điểm cơ sở nhập khẩu nộp Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vaccine theo quy định. Được biết, cơ sở đề nghị phê duyệt vaccine là Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam.

Cục Quản lý Dược được giao nhiệm vụ cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 Vaccine AstraZeneca theo quy định tại Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý Dược thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm làm đầu mối triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tinh sinh miễn dịch của vaccine Covid-19 Vaccine AstraZeneca.

Đây là vaccine thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người, sau vaccine Nanocovax, của Công ty Nanogen thử nghiệm trên người giai đoạn một từ ngày 10/12/2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2021
Việt Nam khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I vaccine COVIVAC phòng COVID-19

Cục Y tế Dự phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiêm chủng và tổ chức triển khai, hướng dẫn tiêm chủng, giám sát trong quá trình tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và tổ chức việc báo cáo, tổng hợp thông tin, dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 vaccine AstraZeneca.

Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định vắc-xin COVID-19 vaccine AstraZeneca trước khi đưa ra sử dụng.

Quyết định sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

“Các ông/bà Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Dược; Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Giám đốc Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này”, Bộ Y tế nêu rõ.

Nỗ lự để người dân Việt Nam được tiếp nhận vaccine Covid-19 sớm nhất

Theo Bộ Y tế, ngay trong quý 1 này, 50.000 liều vaccine đầu tiên sẽ về đến Việt Nam. Dự kiến, Việt Nam sẽ nhận 30 triệu liều vaccine trong 6 tháng đầu năm nay, thay vì kéo dài đến hết năm, như tính toán ban đầu.

Nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế tại tỉnh Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2021
Việt Nam sẽ thử nghiệm vaccine COVID-19 thứ 2 trên người trong tháng 1/2021

Có thể nói, số lượng vaccine này là khá lớn, sau thời gian dài đàm phán giữa nhà chức trách Việt Nam và các nhà cung cấp vaccine, trong bối cảnh nhu cầu về vaccine đang ngày càng tăng trên thế giới.

Kế hoạch phân bổ vaccine cho các đối tượng sẽ sớm được Bộ Y tế công bố, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát do biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh.

“Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã quan tâm sát sao để trong nước sớm cho vaccine Covid-19 được nhập khẩu. Hội đồng thẩm định cấp phép cho vaccine lưu hành đã làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm ngặt, kiến nghị cấp phép ngay khi xác nhận vaccine đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và các đơn vị liên quan đã vào cuộc rất khẩn trương, với nỗ lực người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine phòng dịch sớm nhất”, Đại diện đơn vị nhập khẩu vaccine (Công ty cổ phần vaccine Việt Nam - VNVC) cho biết.

Theo vị VNVC, việc mua vaccine khá căng thẳng do nhu cầu lớn trên toàn cầu. Chỉ cần chậm một chút là đã lỡ lô vaccine đầu tiên.

Đến lúc này, Công ty cổ phần vaccine Việt Nam đã sẵn sàng hệ thống phần mềm trực tuyến phục vụ cho việc đăng ký tiêm vaccine Covid-19 ngay khi vaccine về đến Việt Nam.

Được biết, hiện nay, nhân lực tiêm chủng, hệ thống kho lạnh, thiết bị bảo quản, phân phối vaccine Covid-19 đã được thiết lập, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định cũng như các khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng ổn định vaccine, đạt hiệu quả tối đa cho người tham gia tiêm chủng.

Biến thể corona lây nhanh, F1, F2 không khai báo, ông Vũ Đức Đam kêu gọi người dân hợp tác

Tình hình Covid-19 ở Việt Nam diễn biến căng thẳng khi hàng loạt ca lây nhiễm được phát hiện trong cộng đồng, từ Bắc vào Nam. Tại Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM đều ghi nhận các trường hợp dương tính với nCoV mới.

Các nhân viên y tế trước một toà nhà ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Thêm 2 ca mắc Covid-19 ở Hà Nội, Việt Nam quyết tâm ngăn chặn dịch xong trước 25 Tết

Chỉ trong vòng 4 ngày, Việt Nam đã ghi nhận số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 kỷ lục với hơn 240 ca lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, hiện có khoảng 20% F0 là bệnh nhân mắc Covid-19 không hợp tác với ngành y tế và cơ quan chức năng để thực hiện công tác truy vết, tìm người nhiễm, đối tượng tiếp xúc gần.

Sáng nay, ngày 1/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phòng chống Covid-19 đã lắng nghe báo cáo về công tác truy vết, theo dấu các ca nhiễm SARS-CoV-2 thời gian qua.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy, Tổ trưởng Tổ thông tin, cho biết ngoài hơn 100 tình nguyện viên làm việc trực tiếp tại Tổ Thông tin, hiện còn có hàng nghìn tình nguyện viên hỗ trợ trực tuyến nhằm xác minh ngay lập tức thông tin đối với các các trường hợp F1, F2, F3. Tất cả đều quyết tâm không bỏ sót trường hợp nào.

Tuy nhiên, theo ông Duy, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với công tác truy vết, theo dấu ca bệnh là lượng người từ các ổ dịch ở Hải Dương di chuyển đến các địa phương khác rất lớn, tiếp xúc với nhiều người.

© Ảnh : Mạnh Tú - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương.
Việt Nam chính thức cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 đầu tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, hiện nay, nhiều người mắc coronavirus, đang cách ly tập trung, hoặc thuộc diện F1, F2 ở Hải Dương đã rất chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thông báo cho những người mình quen biết, tiếp xúc, qua đó giúp Tổ Thông tin xác minh thông tin các trường hợp có nguy cơ trong thời gian nhanh nhất.

Thứ trưởng cho hay, nhiều người không lo mình bị nhiễm bệnh mà lo lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên, hiện cũng còn không ít trường hợp mắc Covid-19, hay thuộc diện F1, F2 không chủ động khai báo thông tin, thậm chí không hợp tác với cơ quan chức năng, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.

Thứ trưởng Bộ KH&CN thậm chí còn cho hay, cá biệt có ca mắc, hàng trăm F1 đã không chủ động khai báo.

Trước thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi người dân ở vùng có dịch, cụ thể là thành phố Chí Linh, thị xã Đông Triều một phần của huyện Kinh Môn, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) thực hiện thật tốt các quy định phòng chống dịch.

Người phụ nữ đeo khẩu trang ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2021
Covid-19 tại Việt Nam: Ghi nhận thêm 17 ca mắc mới trong cộng đồng

Cụ thể, Phó Thủ tướng kêu gọi người dân sử dụng tối đa các công cụ truyền thông xã hội để cung cấp thông tin cho Tổ Thông tin, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 về tất cả những người đã tiếp xúc trong khoảng thời gian vừa qua, và kêu gọi những người này dù đang ở đâu cũng cần chủ động khai báo, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.

Theo Phó Thủ tướng, ở Hải Dương, mấy hôm vừa rồi, bà con làm rất tốt, làm tuyệt vời rồi, bây giờ anh em ở Tổ Thông tin, và những người trực tiếp làm công tác chống dịch ở cả nước, chỉ mong là bà con nhân dân vùng có dịch mà cụ thể ở đây bây giờ là khu vực Chí Linh, Đông Triều, một phần Kinh Môn, Nam Sách (Hải Dương), cùng với việc thực hiện chống dịch như vừa rồi thì hãy sử dụng các công cụ truyền thông xã hội để cung ấp thông tin cho Bộ Y tế, Tổ thông tin, Ban Chỉ đạo.

“Việc này không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn vì sự an bình của cả đất nước”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Như đã thông tin, tối 31/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại TP. Chí Linh (Hải Dương), thị xã Đông Triều (Quảng Ninh).

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CD) Hải Dương cho biết, với tốc độ lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng như hiện nay, sau 10 ngày có thể kiểm soát khoảng 80% dịch.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ Hải Dương, Quảng Ninh sẽ khoanh được ổ dịch sau 6 ngày nữa.

Nhận định về tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Thủ tướng cho biết có thể khẳng định tâm dịch ở xã Cộng Hòa, thành phố Chí Linh cơ bản được kiểm soát tốt.

“Tuy nhiên, biến thể mới của virus lan rất nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người dân giao lưu, đi lại nhiều, không chỉ ở trong tỉnh Hải Dương mà khắp nơi, Hải Dương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly nhất định không được lơi lỏng”, đồng chí Vũ Đức Đam lưu ý.

Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng chỉ đạo cần thần tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch theo từng quy mô, cấp độ, nỗ lực để dịch không có cơ hội bùng phát.

Liên quan tình hình dịch bệnh, tính đến sáng nay, đã có 19 tỉnh, thành phố của Việt Nam ra thông báo cho học sinh nghỉ học tập trung khi dịch Covid-19 diễn biến khó lường.

Ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh đã cơ bản được kiểm soát

Trao đổi về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Quảng Ninh, Hải Dương và trên cả nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam thông tin cho biết, tại ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh, số lượng bệnh nhân đang có dấu hiệu giảm, dấu hiệu cho thấy dịch cơ bản được kiểm soát.

Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa (Gia Lai) được sử dụng làm khu cách ly những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Việt Nam ghi nhận thêm 28 ca mắc Covid-19

Theo vị chuyên gia, đây đều là những ca đã phát hiện nhờ lấy mẫu từ trước, đã khoanh vùng, truy vết.

“Một số tỉnh, thành khác có ghi nhận những trường hợp mắc Covid-19 cũng đều là những ca liên quan đến hai ổ dịch này chứ không phải ổ dịch mới nên cũng phần nào yên tâm”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khuyến cáo mặc dù có phần yên tâm nhưng người dân không nên chủ quan, bởi chỉ cần chủ quan thì nguy cơ xảy ra những ổ dịch như vừa rồi là hoàn toàn xảy ra.

Chia sẻ quan điểm về chỉ đạo và quyết tâm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc cố gắng trong 10 ngày sẽ khoanh trọn được dịch, ông Phu cho rằng “chắc sẽ được”.

“Hiện nay, hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh phần nào “hạ nhiệt”. Mặc dù cũng đã có những ca mới ở các tỉnh, thành khác nhưng cũng là từ các ổ dịch cũ, chứng tỏ công tác truy vết của mình tốt”, ông Trần Đắc Phu nói.

Vắc xin chống COVID-19 AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Việt Nam phê duyệt vắc xin chống COVID-19 AstraZeneca
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng, việc vừa qua cho thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Việt Nam cũng rất lớn, bởi vừa nới lỏng một số hoạt động. Do đó, để hống dịch hiệu quả, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của chính quyền, nhất là trong dịp Tết này nhu cầu đi lại của mọi người rất lớn nên cần đặc biệt tuân thủ các biện pháp phòng bệnh.

“Tôi nghĩ, trong lúc này chúng ta không nên tổ chức những việc không cần thiết như liên hoan tất niên, gặp gỡ tổ chức ăn uống, tập trung đông người sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hy vọng là sau đúng 10 ngày, chúng ta sẽ khống chế được dịch để người dân đón Tết an lành”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Phu cũng bổ sung thêm rằng, thời điểm này, chúng ta phải ngăn chặn cho tốt, kể cả nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp đều phải cách ly 100% đủ 14 ngày. Bên cạnh đó phát hiện sớm ca bệnh, cách ly nghiêm ngặt, không để sơ hở, lọt ca bệnh ra bên ngoài. Khi phát hiện thì khoanh vùng, truy vết, dập dịch thì chắc chắn sẽ kiểm soát được tình hình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала