Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây

© AP Photo / Manish SwarupTổng thống Ấn Độ Narendra Modi
Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Đăng ký
Nền kinh tế, công nghiệp Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, theo Sanjay Chadha, phát ngôn viên Bộ thương mại - công nghiệp Ấn Độ. Phát biểu tại Hội nghị Nghiên cứu Trung Quốc toàn Ấn Độ, ông lưu ý thiết bị điện tử được sản xuất tại Ấn Độ phụ thuộc 85% vào các linh kiện Trung Quốc.

Theo Chadha, ngành công nghiệp dược phẩm cũng không thể thiếu nguyên liệu thô từ Trung Quốc. 

Xe tải của quân đội Ấn Độ ở hồ Pangong tại vùng Ladakh biên giới với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2020
Bắc Kinh tuyên bố rằng ở Trung Quốc không có tù nhân chiến tranh Ấn Độ

Người phát ngôn Bộ Thương mại cho biết Ấn Độ cần tích cực hơn nữa để đa dạng hóa cung cấp linh kiện cho công nghiệp. Theo ông, Ấn Độ không tìm cách giành «độc lập» khỏi Trung Quốc. Đây không phải là trọng tâm chống Trung Quốc mà là nhu cầu đa dạng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định, ông nói. Trong đại dịch COVID-19, việc sản xuất các thành phần quan trọng ở Trung Quốc bị đình chỉ trong thời gian ngừng hoạt động liên quan đến các biện pháp chống dịch. Vào thời điểm đó, các cơ quan đại diện ngoại giao Ấn Độ đã phải tích cực tham gia vào việc thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp thay thế các mặt hàng chủ chốt cho Ấn Độ. 

May mắn thay, Trung Quốc đã có thể nhanh chóng đối phó với đại dịch và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế Trung Quốc là quốc gia G20 duy nhất cho thấy sự tăng trưởng vào cuối năm 2020. Theo đó, trong trường hợp này, đại dịch không ảnh hưởng lớn đến hợp tác giữa CHND Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, tình hình này trở thành một lời nhắc nhở đối với Ấn Độ rằng sự phụ thuộc quá mức vào bất kỳ nhà cung cấp nào sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của chuỗi sản xuất và cuối cùng là đe dọa sự phát triển kinh tế đất nước. 

Thoạt nhìn, có vẻ như mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc liên quan đến quan hệ chính trị căng thẳng hơn giữa Ấn Độ và CHND Trung Hoa. Thật vậy, sau sự cố biên giới ở Ladakh, Ấn Độ đã áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế kinh tế. Đặc biệt, nhiều ứng dụng di động của Trung Quốc đã bị cấm. Và các cơ quan quản lý nước này đặc biệt khuyến nghị nhà điều hành mạng di động từ chối hợp tác với các nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại đạt 87,6 tỷ USD vào năm ngoái. Nhập khẩu Ấn Độ từ Trung Quốc giảm 10,8% trong năm ngoái, giúp giảm bớt sự mất cân bằng thương mại. Trong tương lai, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn khi Ấn Độ có rất ít lựa chọn thay thế, Yu Longyu — giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Thẩm Quyến, nói với Sputnik. 

© AP Photo / Ajit SolankiMột người đàn ông cầm một tấm áp phích kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Một người đàn ông cầm một tấm áp phích kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ
“Tôi nghĩ quan hệ Trung - Ấn nhìn chung sẽ được cải thiện. Một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn đến điều này là do sức mạnh kinh tế Mỹ đang suy giảm. Trước đây, các quan chức cấp cao Ấn Độ nhìn vào Hoa Kỳ, nhưng giờ đây rõ ràng là chiến lược này không còn hiệu quả. Trump để lại nhiều vấn đề sau khi ra đi. Biden, tất nhiên, đã ký khá nhiều lệnh hành pháp trong những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống để khắc phục tình hình bằng cách nào đó, nhưng nhìn chung vẫn rất khó để đảo ngược xu hướng đi xuống ở Hoa Kỳ. Trong điều kiện đó, nhu cầu tăng cường hợp tác với Trung Quốc của Ấn Độ ngày càng nhiều hơn".
Nhà Trắng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Mỹ công bố chiến lược về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Ấn Độ từ lâu đã tìm cách xây dựng năng lực công nghiệp của riêng mình, và có những lý do hoàn toàn kinh tế cho điều này. Vào đầu những năm 50 thế kỷ trước, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đất nước vượt quá 50%, trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 11% và 33%. Đồng thời, các lĩnh vực được liệt kê ở trên đã cung cấp tương ứng 72%, 11% và 17% số việc làm. Sau đó, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cả nước giảm mạnh, trong khi sản xuất công nghiệp, và đặc biệt là khu vực dịch vụ tăng lên đáng kể. Kết quả hiện nay, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP là 54%, công nghiệp - 17%, nông nghiệp - 16%. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ kém hiệu quả hơn nhiều trong việc cung cấp công việc làm. Với tỷ trọng khổng lồ trong GDP, ngành dịch vụ chỉ chiếm 32% số việc làm mới. Để so sánh: công nghiệp chiếm 26% và nông nghiệp chiếm 42%. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, tạo công việc làm ở Ấn Độ vẫn là một thách thức kinh tế xã hội lớn. 

 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2020
Ngân hàng Phát triển Châu Á cải thiện dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thêm bao nhiêu?

Chương trình "Make in India"

Chính quyền Ấn Độ đã nỗ lực trong nhiều năm để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Chương trình «Make in India» của Thủ tướng Narendra Modi được cho là sẽ giảm đáng kể tỷ trọng nhập khẩu và đảm bảo chu trình hoàn chỉnh của nhiều ngành công nghiệp sản xuất trong nước. Theo chính quyền, chương trình này sẽ tạo ra khoảng 100 triệu việc làm mới vào năm 2022. Tuy nhiên, hiện tại, hiệu quả trong việc thực hiện đang đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, sau khi Ấn Độ áp thuế đối với các tấm pin mặt trời Trung Quốc, việc thay thế nhập khẩu các sản phẩm này đã không xảy ra. 

Thực tế, nhập khẩu từ Trung Quốc giảm, nhưng lượng mua các sản phẩm tương tự từ Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác ngay lập tức tăng lên. Trong hai năm đầu tiên thực hiện, «Make in India» đã tạo ra khoảng 640 nghìn việc làm mới. Do đó, thực sự cần phải có một bước nhảy vọt để đạt được mục tiêu vào năm 2022. 

Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2020
Chiến lược Make in Vietnam: Đà Nẵng muốn thành Thung lũng Silicon của Đông Nam Á

Ấn Độ cũng đang xem xét các biện pháp có mục tiêu hơn để hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt. Năm 2020, chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) được phê duyệt, cung cấp trợ cấp cho 10 lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả công nghiệp điện tử và dược phẩm. Chương trình bắt đầu với các nhà sản xuất điện thoại thông minh. Theo đó, bất kỳ nhà sản xuất điện thoại thông minh nào ở Ấn Độ, có sản phẩm giá trên 15 nghìn rupee / chiếc (205 đô la), đều được trợ cấp với số tiền từ 4% đến 6% chi phí bán hàng bổ sung. Do đó, theo kế hoạch, các công ty sẽ quan tâm đến việc tăng sản lượng trong nước, vì trong trường hợp này, trợ cấp sẽ phụ thuộc trực tiếp vào khối lượng tăng trưởng sản xuất trong nước. Mong muốn đảm bảo thay thế nhập khẩu là một phần hoàn toàn hợp lý của chiến lược tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đang cố gắng đạt được độc lập về kinh tế và công nghiệp. Câu hỏi duy nhất là Ấn Độ có khả năng thực hiện chiến lược này như thế nào, chuyên gia Yu Longyu nói. 

“Là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, Ấn Độ tất nhiên cũng nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và đây là một quá trình hoàn toàn hợp lý. Trung Quốc, nước láng giềng lớn nhất của Ấn Độ, cũng đang nỗ lực giành độc lập trong lĩnh vực sản xuất công nghệ. Một câu hỏi khác là Ấn Độ sẽ có thể thực hiện những ý tưởng này một cách hiệu quả như thế nào. Tất cả phụ thuộc vào các chiến lược sẽ được áp dụng trong quá trình này. Cá nhân tôi rất lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và CHND Trung Hoa. Chúng ta thường nói Trung Quốc, Ấn Độ bổ sung cho nhau, và khía cạnh quan trọng nhất ở đây là về kinh tế. Điều này cũng áp dụng cho hậu cần, nghiên cứu phát triển, và khu liên hợp nông - công nghiệp. Những ngành này cho hiệu ứng số nhân tốt, và đây là cơ sở để hợp tác sau này".
© Ảnh : Indian Prime Minister's Office Сhủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Сhủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Số liệu tương tự đối với Ấn Độ và Trung Quốc

Ban đầu, Ấn Độ và Trung Quốc có những điều kiện tiên quyết về nhân khẩu học và kinh tế xã hội tương tự nhau về mặt phát triển, trong nhiều chỉ số: GDP, dân số. Ngay cả chiều dài đường bộ, đường sắt cũng tương đương nhau. Tuy nhiên, các chuyến tàu “cao tốc viên đạn” tiện nghi thoải mái hiện đang chạy đua khắp Trung Quốc, còn cơ sở hạ tầng đường sắt của Ấn Độ không có nhiều thay đổi. Đường cao tốc đi khắp Trung Quốc, còn hầu hết đường ở Ấn Độ chỉ có một làn mỗi chiều. GDP Trung Quốc gấp 5 lần Ấn Độ. Xét về GDP bình quân đầu người, Ấn Độ không chỉ kém Trung Quốc mà còn thua nhiều nước châu Á kém phát triển hơn. Chuyên gia Yu Longyu tin rằng Ấn Độ không thể lặp lại con đường của Trung Quốc do sự vay mượn các mô hình dân chủ phương Tây về cấu trúc chính trị. 

© AFP 2023 / Munir uz ZamanChuyến tàu đông đúc ở Ấn Độ
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Chuyến tàu đông đúc ở Ấn Độ
“Tôi nghĩ lý do rất đơn giản. Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ bắt đầu thực hiện các mô hình cấu trúc chính trị dân chủ phương Tây. Nhưng bây giờ, khi thực tế cho thấy, những mô hình như vậy không cho phép đương đầu với những thách thức hiện đại. Chúng ta thấy Hoa Kỳ - nền dân chủ lớn nhất thế giới - đang gặp khó khăn nghiêm trọng vì đại dịch, cũng như ở Ấn Độ. Để sửa chữa những sai lầm của ban lãnh đạo, ở các nước dân chủ cần một đảng đối lập lên cầm quyền và bãi bỏ chính sách của đảng đương thời. Tất cả điều này gây tốn kém đáng kể chi phí cho xã hội. Theo quan điểm này, Ấn Độ sẽ rất khó có thể lặp lại kinh nghiệm Trung Quốc".
© AP Photo / DIPTENDU DUTTANhững người ủng hộ đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Những người ủng hộ đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ

Một điều nghịch lý là các thể chế dân chủ của Ấn Độ, sự thiếu kỷ luật của quan chức và người dân không năng động, đã cản trở sự phát triển. Cần quá nhiều thời gian và nguồn lực cho các phê duyệt khác nhau. Ví dụ, vào năm 1999, Thủ tướng Ấn Độ lúc đó là Atal Bihari Vajpayee đã bắt đầu dự án xây dựng đường cao tốc nối các thành phố lớn nhất đất nước: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Công việc sẽ được hoàn thành vào năm 2006. Nhưng trên thực tế, sự chuyển động trên các con đường chỉ bắt đầu vào năm 2012: nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua đất của dân, sự chậm trễ quan liêu, thiếu kinh phí - tất cả những điều này đã kéo dài quá trình thêm sáu năm. 

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của việc tập trung hóa hệ thống chính trị và huy động mọi nguồn lực sẵn có vào thời điểm quan trọng để đạt được nhiệm vụ chính. Tất nhiên, một số quốc gia theo chế độ dân chủ khác, như Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng đã đối phó thành công với đại dịch. Nhưng cần hiểu rằng quy mô của các quốc gia này về lãnh thổ và dân số không thể so sánh với quy mô của Trung Quốc hay Ấn Độ.

Điều quan trọng là Ấn Độ phải tạo ra một bước đột phá về kinh tế và việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu ngành dọc quản lý kinh tế chặt chẽ hơn. Nhưng sự ổn định xã hội cũng rất quan trọng ở đây, điều này khó có thể đảm bảo nếu mức sống của người dân không từng bước được cải thiện. Và về vấn đề này, như chuyên gia lưu ý, hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp ổn định tình hình kinh tế, tăng khối lượng thương mại song phương. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc có mọi nguồn lực để cung cấp đầy đủ vật tư dùng trong sản xuất, và góp phần tạo ra thêm nhiều công việc làm mới ở Ấn Độ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала