Roscosmos đề nghị các nhà khoa học bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay đưa người lên Mặt trăng

© Sputnik / Valeriy Melnikov / Chuyển đến kho ảnhRoscosmos
Roscosmos - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Tập đoàn vũ trụ nhà nước Roscosmos đã đề xuất với Viện các vấn đề y sinh thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga và Cơ quan Y sinh liên bang (FMBA) triển khai công tác chuẩn bị trực tiếp cho chuyến bay đưa con người lên Mặt trăng và các thiên thể khác của Hệ Mặt trời.

Điều này được hãng Sputnik dẫn nguồn tin trong ngành tên lửa và vũ trụ cho biết.

“Theo chương trình nghiên cứu công nghệ phục vụ cho các chuyến bay dài đưa con người lên Mặt trăng và các hành tinh trong Hệ Mặt trời, Roscosmos đã gửi tới Viện các vấn đề y sinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đề xuất định hướng lại chương trình bay của tàu vũ trụ nghiên cứu sinh học Bion-M số hai để thu thập dữ liệu về tác động của chuyến bay dài bên ngoài vùng từ trường trái dất đối với các cơ thể và sinh vật sống, từ đó bắt đầu huấn luyện y sinh cho phi hành đoàn để thực hiện các chuyến bay vũ trụ tầm xa”,- cơ quan này cho biết.

Chuyến bay Bion-M

Theo nguồn tin, ở đây nói về dự án Kovcheg (Con tàu Noah) được ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos công bố trước đó. Dự kiến rằng vào năm 2024, con tàu vũ trụ này sẽ được phóng lên quỹ đạo cách Trái đất 20 nghìn km để nghiên cứu về công nghệ sinh học, sinh lý học và sinh học vũ trụ.

Angara - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2020
Nga sẽ bắt đầu phóng tên lửa có người lái lên Mặt trăng bằng tên lửa Angara

Vì dự án này không có trong Chương trình vũ trụ liên bang, nên cơ quañ đề xuất thay đổi nhiệm vụ khoa học của chuyến bay Bion-M số hai, dự kiến thực hiện năm 2023.

Chuyến bay số hai của tàu vũ trụ Bion-M có kế hoạch đưa nhiều loài động vật khác nhau lên độ cao khoảng 800 km so với Trái đất - chuột, bò sát, côn trùng, cũng như thực vật và vi sinh vật. Từ độ cao này là bắt đầu vành đai bức xạ trong bao quanh Trái đất, bảo vệ các sinh vật khỏi bức xạ từ vũ trụ.

“Cơ quan đề xuất phóng con tàu vũ trụ này bằng tên lửa đẩy loại mới Soyuz-5 theo chương trình bay thử nghiệm",  - nguồn tin của hãng cho biết thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала