“Thời kỳ tăm tối” không nên có trong lịch sử Việt Nam

© Sputnik / Evgeniy Samarin / Chuyển đến kho ảnhThư viện
Thư viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Đăng ký
Thư viện sách viết về lịch sử Việt Nam bằng tiếng Nga đã được bổ sung với một ấn bản mới. Tại Mátxcơva, Nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VII Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại.

Toàn tập bằng tiếng Nga sẽ bao gồm tám tập. Đây là lần đầu tiên bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay được dịch ra tiếng nước ngoài.

Tập VII có hơn 900 trang về các sử kiện những năm 1533-1599, bao gồm 120 trang bản dịch các chương 16 và 17 của Bộ sử, 120 trang bình luận cho các chương này, và 180 trang phụ lục về các cơ quan, chức danh và địa danh.

Khoảng 500 trang nữa là các bản dịch của biên niên sử Nhà Trịnh, cũng như trích đoạn từ bộ biên niên sử Trung Quốc viết về triều Minh và các tác phẩm của các nhà sử học Trung Quốc thời Trung cổ liên quan đến quan hệ Trung-Việt trong hai phần ba cuối thế kỷ 16.

Nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” ở Mátxcơva đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2019
Điểm chung giữa hoàng đế Lê Thánh Tông và Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế là gì?

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Andrei Fedorin, người biên dịch và soạn giả của tập VII, lưu ý rằng, các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo chi tiết các sự kiện được mô tả trong chương 16 và 17 của Đại Việt sử ký toàn thư.

Giáo sư Fedorin giải thích:

“Theo truyền thống viết sử của các tác giả nhà nho, nội dung chính của biên niên sử thời Trung cổ là mô tả sự cai trị của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Nếu triều đại được đánh giá là bất hợp pháp, thì thông tin về nó chỉ được cung cấp dưới dạng ngắn nhất có thể. Do đó, việc tái tạo lại lịch sử của các triều đại đó chỉ dựa vào biên niên sử Việt Nam sẽ khó hơn nhiều so với lịch sử của các triều đại nối tiếp hợp pháp. Trong các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc có nhiều thông tin hơn về các triều đại đó bởi vì đối với các tác giả Trung Quốc vấn đề về tính hợp pháp của các nhà cầm quyền Việt Nam là ít quan trọng hơn”.

Việc mô tả triều đại Nhà Mạc là một ví dụ về điều đó. Chỉ 6 năm đầu trị vì của Nhà Mạc được mô tả ít nhiều chi tiết trong các nguồn sử liệu Việt Nam, cho đến khi xuất hiện triều đại hợp pháp của nhà Nhà Lê Trung Hưng. Còn những thông tin về các sự kiện đã diễn ra trên các vùng lãnh thổ do Nhà Mạc kiểm soát trong những thập kỷ còn lại  chỉ có thể được tìm thấy bằng tiếng Trung Quốc, kể cả trong các nguồn không chính thức.

Ngoài ra, thế kỷ 16 trong lịch sử Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Khi đó đã bắt đầu thời kỳ “Nam-Bắc phân tranh”, đây là giai đoạn hai bên giằng co, chiến sự nổ ra, hai bên khi được khi thua. Các cuộc chiến giữa hai miền Nam- Bắc không chỉ có tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của Việt Nam mà còn khiến đất nước này rất dễ bị đe dọa bởi Trung Quốc, kẻ luôn coi những vùng đất này là lãnh thổ tạm mất của mình và luôn cố gắng mở rộng về phía nam.

Huế - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2017
Lịch sử Việt Nam: Nhà Nguyễn, biển và câu chuyện chủ quyền

Giáo sư Fedorin lưu ý:

“Các nhà sử học Việt Nam thường không chú ý nhiều đến thời kỳ này. Đối với họ, những giai đoạn thành tựu và tiến bộ là thú vị hơn, họ mô tả chi tiết những chiến công của các anh hùng dân tộc, những chiến thắng hiển hách và thời kỳ thịnh vượng. Do đó "thời kỳ tăm tối" trong lịch sử Đại Việt được mô tả vô cùng cô đọng. Hơn nữa, văn bản ban đầu rất ngắn gọn này càng ngày càng giảm đi khi nó được viết lại và chỉnh sửa nhiều lần. Tuy nhiên, “thời kỳ tăm tối” đối với người Việt lại là “thời kỳ chiến thắng về chính trị và ngoại giao” đối với người Trung Quốc, mà họ đã chú ý tối đa trong tài liệu lịch sử của mình.

Trong bài giới thiệu tập VII bản dịch tiếng Nga của Đại Việt sử ký toàn thư, Giáo sư Fedorin cố gắng phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ 16, chủ yếu dựa trên nhiều nguồn tư liệu của Trung Quốc. Tất nhiên, giáo sư chú ý và cố gắng khắc phục thái độ thiên vị và cách nhìn phiến diện rõ ràng của các tác giả Trung Quốc. Trong lịch sử vẻ vang của Việt Nam không nên có “thời kỳ tăm tối”, - nhà khoa học Nga tin tưởng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала