Đề án «Hốc cây» và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề tâm lý

© Depositphotos.com / Ryanking999Cô gái buồn với điện thoại di động
Cô gái buồn với điện thoại di động - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Đăng ký
Các chuyên gia Trung Quốc đã phát triển bí quyết know-how giúp cứu sống nhiều người. Thuật toán đặc biệt phát hiện các thông báo nguy hiểm trong mạng liền gửi tín hiệu cho các chuyên gia và sau đó họ bắt đầu làm việc với các giả thiết diễn biến.

Người khởi xướng dự án, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, GS Hoàng Chí Sinh (Huang Zhisheng) đã kể với Sputnik về chuyện dự án này đã cứu được nhiều sinh mạng như thế nào.

Dự án «Hốc cây» (Shudong) là gì?

Trong tiếng Trung theo nghĩa đen shudong là “Hốc cây”. Theo nghĩa bóng như dùng trong ngôn ngữ mạng thì “Hốc cây” chỉ một người có thể lắng nghe bạn, đồng hành với bạn bằng thiện tâm, chia sẻ sự kiên nhẫn và tình thương yêu. Bạn có thể cùng người ấy trút bầu tâm sự mà không cần phải kiêng dè hay sợ hãi đề phòng. Người ấy trở thành nơi chở che cho bạn tránh mọi gió mưa của cuộc sống.

Xác chết - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2019
Hải Phòng: người mẹ trẻ ôm con nhỏ nhảy cầu tự tử

Đề án «Hốc cây» xuất hiện vào năm 2017 kết nối khả năng của công nghệ thông minh để tìm ra thông điệp đáng báo động và các tình nguyện viên trên mạng xã hội: đó là các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý học và những người không bàng quan trước sự sống của đồng loại. Đến cuối năm 2019, đề án «Hốc cây» đã kịp ngăn chặn 1.603 toan tính tự sát.

«Vì tất cả các «Hốc cây» này đều được công bố truy cập mở, chúng tôi sử dụng các robot được nối mạng để thu nhận thông tin công khai. Chúng tôi sử dụng AI để theo dõi các trường hợp như vậy trên Weibo, thu thập thông tin hàng ngày, sau đó phân tích với sự hỗ trợ của các thuật toán trí tuệ nhân tạo và cuối cùng soạn ra đánh giá mức rủi ro tự sát», - GS Hoàng nói với Sputnik.

© Depositphotos.com / Ryanking999Cô gái buồn với điện thoại di động
Đề án «Hốc cây» và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề tâm lý - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Cô gái buồn với điện thoại di động
Sau đó, khả năng lo lắng và ý nghĩ tự tử của một người sẽ được xác định trên thang điểm từ 0 đến 10. Các chuyên gia cố gắng tìm hiểu xem cá nhân này hiện đang ở đâu, đồng thời tìm kiếm thân nhân và bạn bè của người ấy trong khi các nhà tâm lý học bắt liên lạc trực tuyến online với đương sự.
Ngôi nhà 5 tầng trong hẻm 193 này là nơi phát hiện 3 người trẻ tử vong. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2019
Ba cô gái trẻ cùng tự tử, để lại thư tuyệt mệnh

«Chúng tôi phân tích những tư liệu khác nhau mà một cá nhân đã để lại trên Weibo, bao gồm thông tin về những người khác, xem đăng ký của chủ tài khoản để tìm xem người này là ai và cách liên hệ thế nào. Chúng tôi có thể phỏng vấn những người trong danh sách bạn bè của người ấy để hiểu cách thức phù hợp nhất mà chúng tôi có thể giúp đỡ, đặc biệt chú ý xem liệu có thông tin nào xác nhận rằng phải chăng người ấy quả thực muốn sớm tự kết liễu đời mình... Trong đó, khi gặp tình huống nguy cấp cần biện pháp cuối cùng, chúng tôi gọi điện báo cảnh sát», - GS Hoàng Chí Sinh nói với phóng viên.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm có khoảng 800.000 người tự tử, tức là cứ 40 giây lại có một người quyên sinh. 79% số vụ tự vẫn xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tự sát chiếm 1,4% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới.

Thực tế gia tăng số vụ tự tử

Đại dịch Covid-19 đã khiến số vụ tự tử gia tăng. Đó là kết luận của các nhà khoa học y tế từ Tokyo. Trong một bức thư ngỏ, các chuyên gia này cảnh báo rằng trong những đợt bùng phát SARS và nhiễm MERS trước đây, cũng ghi nhận các trường hợp bệnh nhân tự tử.

Các nhà khoa học Anh từ Đại học College London kết luận rằng những bệnh nhân mắc COVID-19 có thể sa vào trầm cảm, thờ ơ và lo âu rối loạn thần kinh hoang tưởng.

CC0 / Pixabay / Trầm cảm
Đề án «Hốc cây» và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề tâm lý - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Trầm cảm

Ông Hoàng Chí Sinh chỉ ra mối liên hệ giữa các số liệu thống kê đáng buồn với thời gian dài mà con người phải sống cô lập cách ly:

«Tác động của thời dịch bệnh đối với mọi người chủ yếu gắn với việc không thể tự do ra khỏi nhà, đi gặp thầy thuốc, hội ngộ bạn bè, hoặc việc ở cùng với gia đình thường xuyên hơn trong không gian hạn chế khiến dễ nảy sinh xích mích hoặc chí ít là gây bất tiện cho nhau. Trước đây, mọi người thường đi ra ngoài để xoa dịu tâm lý, nhưng tình trạng thiếu vắng những cơ hội đi đâu đó giải toả bức bối đã dẫn đến tình trạng khá tuyệt vọng này».

Giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2020
Người đứng đầu WHO nói về ảnh hưởng của coronavirus đến sức khỏe tâm thần hàng triệu người
GS Hoàng cũng bày tỏ sự lo ngại về sức khỏe tâm thần của mọi người sau cuộc thử nghiệm năm 2020.

«Đề án của chúng tôi bắt đầu khởi động vào tháng 4 năm 2018. So sánh với dữ liệu năm 2019, năm 2020 bộc lộ ​​sự gia tăng đáng kể về cố gắng tự sát. Chúng tôi nhận thấy mức tăng là 40%. Nói cách khác, đại dịch quả thực tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần của con người, đặc biệt là kích thích xu hướng tự sát».

Theo dữ liệu từ báo cáo của Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm «United Nations Office on Drugs and Crime: Global Study on Homicide 2019», thì El Salvador đứng đầu về số vụ tự tử. Trung Quốc ở vị trí 204, còn Nga là 56 và Hoa Kỳ - thứ 94.

Còn theo dữ liệu trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Anh «British Medical Journal», ở Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ tự tử giảm 64% trong vòng 27 năm. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc đầu bảng về phòng chống nạn tự sát.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала