Tin tức mới nhất về Covid-19 ở Việt Nam: Bộ Y tế lên tiếng về F1 âm tính, F2 dương tính

© Ảnh : Đinh Tuấn - TTXVNLấy mẫu xét nghiệm của người dân.
Lấy mẫu xét nghiệm của người dân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Đăng ký
Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều 10/2, tức 29 Tết, Việt Nam có thêm 21 ca mắc Covid-19, trong đó có 20 ca lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng, riêng Hải Dương có 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết điều ông lo nhất là thành phố còn ổ dịch khác ngoài sân bay Tân Sơn Nhất mà chưa phát hiện được các ca lây nhiễm trong cộng đồng, do đó, cần mở rộng giám sát, tăng cường xét nghiệm.

Nói về giải thiết vì sao F1 âm tính, F2 dương tính ở TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, có thể F1 nhiễm coronavirus nhưng đã qua giai đoạn kháng nguyên dương tính, trở thành âm tính, hoặc chính người được cho là F1 thực chất lại là F.

Việt Nam có thêm ca 20 Covid-19 lây nhiễm cộng đồng, 1 ca nhập cảnh

Hôm nay 10/2, tức chiều 29 Tết Nguyên Đán Tân Sửu, Việt Nam ghi nhận thêm 21 ca mắc Covid-19, trong đó có 20 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai và TP Hồ Chí Minh. Một ca còn lại là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tất cả 1197 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong đó, số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 504 ca.

Giao thông ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Một năm Covid buồn, thưởng Tết ở Việt Nam bị đảo lộn

Trong vòng 24h qua (18h ngày 9/2 - 18h ngày 10/2), có thêm 21 ca mắc mới, trong đó có 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

20 ca lây nhiễm trong nước được phát hiện tại TP Hồ Chí Minh (1 ca), Quảng Ninh (1 ca), Gia Lai (4 ca), Hải Dương (14 ca). 1 ca được cách ly ngay sau nhập cảnh là ca bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Cụ thể:

Bệnh nhân 2071 được cách ly ngay sau nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh, là nam, 31 tuổi, là chuyên gia đến từ Indonesia. Bệnh nhân này từ Indonesia nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay SQ178 ngày 7/02/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 09/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đang điều trị cho bệnh nhân trên.

Bệnh nhân 2072: là nam, 29 tuổi, địa chỉ tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân làm việc tại bộ phận hướng dẫn bốc xếp thuộc Trung tâm điều hành công ty VIAGS (cùng bộ phận và là F1 của bệnh nhân 1979). Kết quả xét nghiệm ngày 09/02/2021 thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân này cũng đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

© Ảnh : Phan Tuấn Anh - TTXVNKhu cách ly tập trung trường Tiểu học Xuân Phương thực hiện tốt quy chế phòng chống dịch.
Tin tức mới nhất về Covid-19 ở Việt Nam: Bộ Y tế lên tiếng về F1 âm tính, F2 dương tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Khu cách ly tập trung trường Tiểu học Xuân Phương thực hiện tốt quy chế phòng chống dịch.

Bệnh nhân 2073, là nữ, 30 tuổi, trú tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 1553, được cách ly từ ngày 28/01/2021. Ngày 09/02/2021, bệnh nhân có kết quả dương tính với với SARS-CoV-2. Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh đang điều trị cho bệnh nhân này.

Bệnh nhân 2074 là nữ, 39 tuổi, trú tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 1875, đã được cách ly tập trung từ ngày 01/02/2021.

Bệnh nhân 2075, là nữ, 27 tuổi, địa chỉ tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 1875, đã được cách ly tập trung từ ngày 30/01/2021.

Bệnh nhân 2076, là nữ, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 1875, đã được cách ly tập trung từ ngày 01/02/2021.

Bến xe Giáp Bát tích cực truyền thông, tuyên truyền phòng, chống COVID-19 cho hành khách ra vào bến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Chưa bao giờ nhiều ca nhiễm đến thế. Vì sao dịch Covid-19 ở TP.HCM lại phức tạp?

Bệnh nhân 2077, là nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 1891, đã được cách ly tập trung từ ngày 31/01/2021.

Các bệnh nhân 2074-2077 nhận kết quả xét nghiệm ngày 10/02/2021 cho thấy dương tính với với SARS-CoV-2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang điều trị cho những bệnh nhân này.

Các bệnh nhân 2078-2085, 2087-2091 được ghi nhận tại Hải Dương: 13 ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Hải Dương đều là các trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Kết quả xét nghiệm ngày 10/02/2021 của các bệnh nhân này cho dương tính với với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 2086 ghi nhận tại tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân này có triệu chứng sốt, ho, được giám sát thông qua khám phân loại sàng lọc tại bệnh viện. Ngày 10/02/2021, bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm dương tính với với SARS-CoV-2.

Về tình hình điều trị, đã có 1480/2091 bệnh nhân mắc nCoV tại Việt Nam bình phục.

Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM còn phức tạp

Chiều 10/9 (29 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 đã chủ trì phiên họp trực tuyến với lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương về công tác phòng chống dịch.

Về phía đầu cầu TP.  Hồ Chí Minh có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, cùng với lãnh đạo các sở ngành.

Nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế tại tỉnh Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Vaccine Covid-19 “Made in Vietnam” gây bất ngờ

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ ngày 5-8/2, TPHCM ghi nhận 33 trường hợp mắc Covid-19 (chủ yếu liên quan đến nhân viên bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất).

Ngay lập tức, thành phố đã nhanh chóng tiến hành truy vết, xác định hơn 1.900 F1, 1.150 F2…đồng thời triển khai xét nghiệm tầm soát đối với những người liên quan với các ca bệnh để có cơ sở đánh giá nguy cơ, nguồn lây nhiễm.

Sắp tới, thành phố sẽ tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Trung ương và lãnh đạo thành phố, kích hoạt toàn bộ hệ thống điều trị; cấp tốc truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch khi xuất hiện ca bệnh mới; đồng thời nâng cao năng lực xét nghiệm và công suất điều trị.

Ngoài ra, các ban ngành cũng sẽ tổ chức tập huấn phát triển lực lượng lấy mẫu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các địa điểm có nguy cơ cao (sân bay, bệnh viện,…), hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người.

Vì sao F1 âm tính, F2 dương tính ở TP.HCM?

Từ văn phòng Bộ Y tế ở TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, hiện nay thành phố đang lấy mẫu rất nhanh chóng, nhưng tiến độ xử lý mẫu còn chậm. Bộ đã yêu cầu các mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR phải xử lý ngay trong ngày.

Để phòng chống dịch, nhiều hành khách đã chủ động trang bị các bộ đồ bảo hộ khi đến sân bay Tân Sơn Nhất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Thêm 2 nhân viên sân bay nhiễm Covid-19 trong cụm dịch ở Tân Sơn Nhất

Về tình huống F1 âm tính nhưng F2 dương tính, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đặt giả thiết ban đầu có thể F1 đã qua thời gian kháng nguyên dương tính, chuyển sang âm tính, hoặc cũng có thể F1 chính là F0 đầu tiên.

“Có thể F1 nhiễm Covid-19 nhưng đã qua giai đoạn kháng nguyên dương tính, trở thành âm tính. Hoặc, chính người được cho là F1 thực ra là F0, lây cho bệnh nhân 1979 và các F2”, ông Sơn phân tích.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhắc lại, TP.HCM đã để xảy ra “tình huống rất phức tạp”, bởi các F1 sau khi xét nghiệm âm tính nhưng lại phát hiện F2 liên quan F1 này dương tính bằng phương pháp RT- PCT. Như vậy, F2 đã thành F0 đi lây bệnh cho người khác.

“Chỉ có thể truy vết nguồn gốc các ca F2 đặc biệt này thông qua xét nghiệm kháng thể”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Do đó, Ban Chỉ đạo đề nghị TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn bộ ngành y tế phải hết sức chú ý đến cả trường hợp F2 dương tính là F1 của một ổ dịch khác, hoặc tình huống đã có mầm bệnh khá lâu, âm ỉ tồn tại trong thành phố.

Do vậy, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường xét nghiệm rộng trong cộng đồng, cũng như tiến hành xét nghiệm có trọng điểm tại những nơi có nhiều người qua lại.

Tại cuộc họp, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề xuất để tránh lây nhiễm cộng đồng, không nên cho 1.600 nhân viên Công ty VIAGS về nhà, mà phải yêu cầu ở tập trung tại một điểm, xét nghiệm trước 24 giờ vào ca làm, kết quả âm tính thì vào nhận ca.

Theo đó, có thể nên lập một điểm cách ly hoặc thuê một chung cư, khách sạn cho những nhân viên này ở.

“Không nên cho về nhà, phải ở từ 2 đến 3 tuần, xét nghiệm âm tính rồi mới cho về nhà”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói.
Lo nhất TP.HCM còn ổ dịch khác, sân bay Tân Sơn Nhất phải tuyệt đối an toàn

Cũng tại cuộc họp, TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm (test-kit) nhanh để xét nghiệm hàng ngày tất cả nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Trả lời đề xuất này, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ vừa nhận được khoảng 130.000 test-kit nhanh của Hàn Quốc và dự kiến sẽ phân bổ cho một số địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 hơn 7.300 nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
'Dịch Covid đang bùng tại TP.HCM nghiêm trọng hơn cả Hải Dương, Quảng Ninh’

Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu của TP. Hồ Chí Minh, trước mắt Bộ sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh 30.000 test-kit và sẽ hỗ trợ tiếp khi TP. Hồ Chí Minh có yêu cầu, trên cơ sở cân đối với các địa phương khác.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, điều ông lo ngại nhất là TP.HCM còn những ổ dịch khác trong cộng đồng mà chưa được phát hiện.

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Việt Nam cho rằng, với tình hình hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh, từ kinh nghiệm ở Đông Triều (Quảng Ninh), thành phố “cố gắng dệt một cái lưới” để tầm soát, lấy mẫu xét nghiệm có trọng điểm ở những địa điểm đông người qua lại để xem xét khả năng tồn tại của dịch trong cộng đồng.

“Tôi từng nói phải xác định tất cả nguồn lây nhiễm đều nguy cơ như nhau. Ngoài việc truy vết ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố cần xét nghiệm những nơi nguy cơ cao như quán cà phê, bến xe khu vực cửa ngõ”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi đầu tiên xây dựng các bộ tiêu chí chấm điểm phòng chống dịch cho các cơ sở y tế, trường học, nhà máy…

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế, trường học, cơ sở nhà máy, bến bãi, phương tiện công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá định kỳ và cập nhật thường xuyên lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn), chỉ được hoạt động nếu “xanh”.

“Kinh nghiệm cũng cho thấy ở bệnh viện hay sân bay, nơi nào có camera giám sát thì truy vết sẽ nhanh hơn, dễ hơn, vì vậy nhân lúc này chúng ta kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tăng cường lắp hệ thống camera giám sát”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Diễn biến mới nhất về dịch Covid-19 ở Hải Dương

Tại buổi làm việc, tỉnh Hải Dương báo cáo cho biết địa phương đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh. Ổ dịch ở TP. Chí Linh đã được kiểm soát hoàn toàn. Tình hình ở Cẩm Giàng, Kinh Môn về cơ bản cũng đã ổn định. Tất cả các ca nhiễm mới đều là ca bệnh ghi nhận trong khu cách ly tập trung, không lây ra cộng đồng.

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho cán bộ, nhân viên Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia nhận định công tác chống dịch ở Hải Dương đang đi đúng hướng, kiểm soát được tình hình. Nhân đây, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý Hải Dương về 2 vấn đề.

Thứ nhất là với người hết thời hạn cách ly tập trung, khi về cách ly tại nhà phải được giám sát y tế chặt chẽ. Địa phương cũng phải quản lý chặt những nơi có đông người tập trung.

Thứ hai, toàn bộ người dân phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế, trong đó phải tuyệt đối tuân thủ việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và thực hiện khai báo y tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала