Việt Nam phát hiện 4 biến chủng virus SARS-CoV-2, tình hình ở Hải Dương ‘rất phức tạp’

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNCác mẫu xét nghiệm Covid-19 của người dân từ Hải Dương trở về Hà Nội.
Các mẫu xét nghiệm Covid-19 của người dân từ Hải Dương trở về Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Đăng ký
Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2). Đáng chú ý, biến chủng virus nCoV ở Hải Dương có khả năng lây lan nhanh hơn so với đợt bùng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Tình hình dịch ở địa phương này vẫn rất phức tạp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin cho biết, Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2021, trong đó, Covax sẽ cung cấp khoảng 30 triệu liều, AstraZeneca cũng sẽ cung cấp khoảng 30 triệu liều.

Bộ Y tế lên tiếng về việc Việt Nam đã phát hiện 4 biến chủng virus corona

Sáng 19/2, tại hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch Covid-19, Cục trưởng Cục Y tế  dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết, Việt Nam đã phát hiện 4 chủng virus SARS-CoV-2.

Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến này, ông Tấn thông tin, số ca mắc mới trên thế giới đã giảm 44,5% trong 1 tháng qua. Đây là mức giảm lớn nhất và kéo dài nhất từ khi đại dịch bắt đầu. Dù vậy, đây là số ca mắc giảm trên nền gia tăng rất cao, khoảng 400.000 người mắc/ngày.

Công nhân lao động chuẩn bị lên chuyến tàu mùa Xuân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Gần 400 công nhân đi làm đầu năm nhận tin công ty giải thể vì dịch Covid-19

Hiện Việt Nam đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc Covid-19.

Theo ông Tấn, thế giới đang phát hiện thêm các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.

Biến chủng mới của Anh đã được tìm thấy ở hơn 90 quốc gia, trong khi biến chủng Nam Phi ghi nhận tại hơn 40 nước. Đáng lưu ý, đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc gia tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.

TS. Đặng Quang Tấn khẳng định, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng gồm biến chủng D614G từ Châu Âu (gây dịch tại Đà Nẵng), biến chủng B.1.1.7 từ Anh (gây dịch tại Hải Dương), biến chủng B.1.351 từ Nam Phi (ghi nhận trên bệnh nhân số 1422 người Nam Phi, nhập cảnh sân bay Nội Bài ngày 19/12/2020), biến chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi (ghi nhận tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Hồ Chí Minh).

© Ảnh : Phan Tuấn Anh - TTXVNMột em nhỏ được lấy mẫu tại Trạm Y tế phường Mỗ Lao, quận Hà Đông.
Việt Nam phát hiện 4 biến chủng virus SARS-CoV-2, tình hình ở Hải Dương ‘rất phức tạp’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Một em nhỏ được lấy mẫu tại Trạm Y tế phường Mỗ Lao, quận Hà Đông.

Trong đợt dịch thứ 3, tức là từ ngày 25/1/2021 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 755 ca nhiễm mới tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, Hải Dương là địa phương có nhiều ca nhiễm mới nhất, với 575 trường hợp được phát hiện.

Đặc điểm khác biệt giữa ổ dịch tại Hải Dương và Đà Nẵng là gì?

Báo cáo về tình hình dịch bệnh hiện tại, và xu hướng diễn biến dịch Covid-19 trong thời gian tới, TS. Đặng Quang Tấn nhấn mạnh điểm khác biệt giữa ổ dịch tại Hải Dương và Đà Nẵng.

í thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ thăm, động viên bà con nông dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, triển khai vụ Xuân năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Lãnh đạo thành phố Hà Nội xuống đồng động viên nông dân vượt qua khó khăn mùa Covid-19

Cục trưởng Y tế Dự phòng của Việt Nam cho hay, số ca mắc tại Hải Dương đến lúc này là 575 trường hợp,  vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng (389 trường hợp).

Trong 20 ngày đầu tiên, Hải Dương ghi nhận 20 ca nhiễm mới/ngày, cao hơn so với Đà Nẵng (15 ca/ngày). Trong đó, ngày nhiều nhất ghi nhận đến 77 ca bệnh.

Dịch tại Hải Dương xảy ra ở những cụm công nghiệp có số lượng công nhân rất lớn.

Trong 2 tuần đầu tiên, khi số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm thì tại Hải Dương, tình hình dịch bệnh vẫn chưa rõ xu hướng. Trong khi đó, đã xuất hiện thêm các ổ dịch trong cộng đồng. Số người phải cách ly tập trung còn rất lớn.

“Biến chủng virus gây bệnh tại Hải Dương là biến chủng Anh B.1.1.7, có khả năng lây lan nhanh hơn virus gây dịch tại Đà Nẵng (biến thể châu Âu D614G)”, TS. Đặng Quang Tấn nêu rõ.

Tại Hải Dương hiện có 5 ổ dịch lớn bao gồm: thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương. Trong 3 ngày gần đây, Hải Dương phát hiện thêm 74 ca nhiễm mới.

Hầu hết các trường hợp này  được ghi nhận tại các khu vực cách ly. Đồng thời, để khoanh vùng và dập được dịch, Đà Nẵng mất 36 ngày. Số F1 cần cách ly của Hải Dương vượt xa Đà Nẵng, ngay từ đầu đã phải cách ly 2340 công nhân.

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, Hải Dương đang là địa phương “đi đầu” với số ca mắc, trung bình mỗi ngày hơn 20 ca. Dù đã qua 20 ngày nhưng số mắc vẫn còn rất cao.

Hai hôm nay, mỗi ngày địa phương ghi nhận 18 trường hợp nhiễm mới. Sau ngày đầu tiên ghi nhận 77 ca, Hải Dương tiếp tục phát hiện 48 ca trong ngày tiếp theo.

“Số ca Covid-19 mới tại Hải Dương vẫn rất cao. Tình hình tại đây vẫn rất phức tạp”,PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhận định.

Vị chuyên gia cho biết, ưua báo cáo của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế, số ca bệnh phát hiện gần đây đa số nằm trong số F1 đã đưa đi cách ly tập trung.

Từ đó, Bộ Y tế đề nghị Hải Dương phải rà soát lại tất cả khu cách ly, đặc biệt khu cách ly F1. Cùng với đó, tỉnh này cũng cần rà soát và kiểm tra các khu cách ly dịch vụ, cách ly tại gia đình.

“Nếu phát hiện trường hợp F2 nào không chấp hành, cần đưa đi cách ly tập trung và xử lý vi phạm theo quy định”, TS. Tấn nhấn mạnh.

Đồng thời, toàn tỉnh Hải Dương phải kiểm tra tất cả các nhà máy, công ty trên địa bàn kể cả các cơ sở nhỏ lẻ bên ngoài. Các doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện đúng hướng dẫn Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19 tại nơi sản xuất.

Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine Covid-19

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các tỉnh, thành phố sáng nay 19/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hôm qua, 18/2, Bộ đã có tờ trình Bộ Chính trị về vấn đề nhập khẩu vaccine.

“Quan điểm chung của Bộ Chính trị chỉ đạo với Chính phủ và Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, làm thế nào để chúng ta bảo đảm có vaccine sử dụng cho người dân, để mỗi người dân tiếp cận được với vaccine”, Bộ trưởng Long cho biết.

Bộ Y tế suốt thời gian qua đã tích cực, khẩn trương phối hợp với các tổ chức, với các đơn vị sản xuất vaccine để đàm phán sớm có vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

í thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ thăm, động viên bà con nông dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, triển khai vụ Xuân năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Lãnh đạo thành phố Hà Nội xuống đồng động viên nông dân vượt qua khó khăn mùa Covid-19

Theo Bộ Y tế, ước tính trong năm 2021, để bảo đảm tiêm đủ cho dân số Việt Nam phải lên tới 150 triệu liều vaccine chống coronavirus.

Hiện nay, Bộ Y tế đã đàm phán với Covax và đơn vị này đã cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam30 triệu liều trong năm 2021, dành cho sáu tháng cuối năm.

Ngoài ra, như đã thông tin trước đó, Bộ Y tế cũng đã tiến hành cam kết với AstraZeneca là 30 triệu liều. Như vậy, tổng số trong năm 2021, Việt Nam có 60 triệu liều.

“Hiện nay, Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với một số công ty khác trên thế giới, với tinh thần chung thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Bộ Chính trị là bảo đảm vaccine cho người dân”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

Cụ thể, theo lời Bộ trưởng Long, hiện tại, Bộ Y tế cũng đang tích cực đàm phán với các công ty khác như công ty Pfizer, Moderna (Mỹ) để đảm bảo vaccine cho toàn bộ người dân.

Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho ai?

Thông tin về vấn đề sử dụng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm vaccine chống Covid-19 cho khu vực có dịch và có nguy cơ cao.

“Trước mắt, vaccine sẽ ưu tiên cho những khu vực có dịch và những khu vực có nguy cơ cao. Bộ Y tế sẽ có báo cáo với Chính phủ cụ thể về việc ưu tiên này, để bảo đảm việc tiêm vaccine có hiệu quả trong phòng, chống dịch”, đồng chí Nguyễn Thanh Long nói..

Đáng chú ý, vị lãnh đạo cũng khẳng định, về cơ chế cấp phép, Bộ Y tế đã thực hiện cơ chế nhập khẩu vaccine khẩn cấp.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021’

Cụ thể, trong vòng năm ngày, Bộ Y tế phải thực hiện tất cả quy trình hồ sơ, dữ liệu lâm sàng, thẩm định chất lượng vaccine để cấp phép sớm, trên tinh thần giảm tối đa thủ tục hành chính theo cơ chế khẩn cấp và có chỉ đạo quyết liệt với việc cấp phép nhập khẩu vaccine.

Đặc biệt, Bộ Y tế cũng khuyến khích các đơn vị có nguồn vaccine có thể trao đổi chặt chẽ với Bộ trong vấn đề nhập khẩu để bảo đảm có vaccine cho người dân.

“Chúng ta cố gắng bảo đảm trong năm 2021, người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine đầy đủ để tái khởi động nền kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin hôm qua, tại phiên họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các thành viên cũng đã cho ý kiến về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư “cơ bản đồng ý” với Tờ trình của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho nhân dân Việt Nam.

Sân bay Vân Đồn vẫn phải tạm đóng cửa?

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn hỏa tốc tốc trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, quyết định gia hạn thời gian đóng cửa tạm thời sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh.

Khu cách ly tập trung Trường Mầm non Cẩm Phúc (huyện Cẩm Giàng). - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Hải Dương tăng thời gian giãn cách xã hội, ghi nhận 18 ca mắc COVID-19

Đồng thời, nhằm thực hiện Chỉ thị số 05 của Thủ tướng, các văn bản của Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản số 321 ngày 17/2 đề nghị tiếp tục thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú 14 ngày.

Do đó, cán bộ, nhân viên của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồ đang tự cách ly và sẽ hoàn thành quá trình tự cách ly tại nơi cư trú đến hết ngày 2/3/2021.

Trong tình hình này, Cục Hàng không đề nghị Bộ GTVT xem xét và quyết định thời hạn đóng cửa tạm thời Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn từ 12h 1 phút ngày 2/2 đến 6h ngày 3/3/2021.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала