Đến lượt Pháp "chọc tức" Trung Quốc

© Ảnh : © Photо: ru.wikipedia.orgKhinh hạm Surcouf của Pháp
Khinh hạm Surcouf của Pháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
Đăng ký
Bộ tư lệnh hải quân Pháp cử khinh hạm Surcouf và tàu đổ bộ đa năng Tonnere vào Biển Đông; chuyến đi sẽ diễn ra trong vùng biển tranh chấp của một vài quốc gia, tờ Hong Kong South China Morning Post viết hôm thứ Bảy.

Hai tàu của Hải quân Pháp tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông

Các tàu rời Toulon hôm thứ Năm tuần trước, chuyến đi sẽ kéo dài vài tháng. Theo thông tin của ấn phẩm, khinh hạm và tàu đổ bộ của Hải quân Pháp sẽ đi qua Biển Đông, sau đó vào tháng 5 hai tàu này sẽ tham gia các cuộc diễn tập chung với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Thuyền trưởng của tàu Tonnere, Arnaud Tranchamp, trước đó cho biết Pháp sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng với liên minh 4 nước - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Ông không cho biết về việc liệu nhóm tàu ​​Pháp có đi qua eo biển Đài Loan hay không.

Khu trục hạm USS Russell (DDG-59) ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2021
Tàu Mỹ đi qua khu vực của Biển Đông

Tờ báo Hong Kong kể lại rằng tuần trước tàu ngầm hạt nhân Emeraude của Pháp và tàu tiếp tế Seine đã đi qua Biển Đông, động thái này đã gây nên sự chỉ trích từ các nhà chức trách CHND Trung Hoa.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, trước bối cảnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang ngày càng tăng, Pháp cố gắng tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Điều này đang diễn ra dưới áp lực từ Hoa Kỳ, quốc gia đang tìm cách hợp lực với các đồng minh NATO để củng cố vị thế của mình trên Biển Đông, tờ South China Morning Post viết.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với các quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала