Điều gì ngăn cản khiến Việt Nam và Hoa Kỳ khó xích gần?

© AFP 2023 / Brendan SmialowskiTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden năm 2015
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden năm 2015  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
Đăng ký
Bang giao quốc tế, lịch sử và kinh tế, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và đợt bùng phát mới của dịch bệnh Covid-19 – đó là những đề tài chính trong các bài viết và tin tức về Việt Nam, xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài trong tuần qua.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan đánh giá trong chuyên mục hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam như thế nào?

Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2021
Việt Nam và Hoa Kỳ: Thực tế và hy vọng
Tờ báo USNI News đăng tải báo cáo trình Quốc hội về quan hệ Việt-Mỹ. Trong tài liệu này lưu ý rằng Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Bản báo cáo nêu những nguyên nhân cản trở khiến Hà Nội và Washington khó xích gần mật thiết hơn với nhau. Trước hết, Việt Nam thường không thi hành những bước đi ngoại giao quy mô lớn, đặc biệt là với Hoa Kỳ, mà không tính trước phản ứng tiềm ẩn từ phía Trung Quốc. Thứ hai, mặc dù cộng đồng xã hội Việt Nam có thái độ tích cực về quan hệ với nước Mỹ, nhiều nhân vật chính giới Hà Nội vẫn ngờ rằng mục tiêu lâu dài của Washington là đặt dấu chấm hết cho quyền lực lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản ở Việt Nam thông qua «diễn biến hòa bình» và «tự chuyển hoá». Nguyên nhân thứ ba thể hiện những lo ngại của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vốn đã xấu đi trong những năm gần đây, hiện giờ vẫn là trở ngại rõ rệt, - báo cáo viết.

Phân tích về Đại hội lần thứ XIII vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam, East Asia Forum xoáy vào chi tiết mà theo báo này là «tình hình đáng báo động»: trong số 200 ủy viên BCH TƯ Đảng, chỉ có 17% dưới 50 tuổi và phụ nữ chỉ chiếm 9,5%.

Đợt bùng phát mới của đại dịch là nguy hiểm nhất

Các mẫu xét nghiệm Covid-19 của người dân từ Hải Dương trở về Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Việt Nam phát hiện 4 biến chủng virus SARS-CoV-2, tình hình ở Hải Dương ‘rất phức tạp’
Việt Nam đã được cả thế giới ca ngợi là quốc gia đối phó thành công với đại dịch COVID-19. Đất nước với gần 100 triệu dân chỉ có 35 ca tử vong. Tuy nhiên, đợt bùng phát mới của coronavirus với «biến thể Anh» dễ lây lan hơn ở tỉnh Hải Dương hồi tháng trước là vấn đề đại dịch gay cấn nhất của Việt Nam, - Finance.yahoo viết và thông báo rằng trong năm nay Việt Nam sẽ nhận được 60 triệu liều vaccine ngừa coronavirus, trong đó có 30 triệu liều vaccine trong khuôn khổ chương trình COVAX do WHO đứng đầu.

Cư dân Hải Dương được yêu cầu ở lại nhà trong 15 ngày, cấm tụ họp quá hai người, trong khi các trường học, quán bar, nhà hàng và phòng hát karaoke đã ngừng hoạt động từ trước Tết sẽ vẫn đóng cửa, - như CNA đưa tin.

Kinh tế đang trên cao trào phát triển

Như thường lệ, phần lớn các bài viết và thông tin báo chí tuần qua đều dành phản ánh tình hình của nền kinh tế Việt Nam.

Tờ Digi Times cho biết rằng theo bảng xếp hạng của UNIDO (The United Nations Industrial Development Organization - Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc), năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua đã tăng hơn, từ bậc 58 lên bậc 42. Việt Nam cũng là nước phát triển nhanh chóng nhất trong ASEAN. Trong cùng thời kỳ này, khối công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn cả  và đạt 30% GDP, trở thành ngành xuất khẩu cơ bản của cả nước, tạo điều kiện đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 lên chiếm chỗ thứ 22 trong danh sách các nhà xuất khẩu lớn nhất của toàn thế giới. Tuy nhiên, như tờ báo nhận xét, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được tạo ra nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 70% tổng thu nhập xuất khẩu toàn quốc. Các quan sát viên lưu ý rằng Chính phủ Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu và hiện đại hóa ngành, phát triển doanh nghiệp sở tại và liên kết những doanh nghiệp lớn vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là nên chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến, để các doanh nghiệp trong nước có thể đuổi kịp và ngang tầm với doanh nghiệp nước ngoài.

Dù đã gần Tết, nhưng công nhân nhà máy vẫn luôn đảm bảo sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Việt Nam đã khiến nước khác phải ghen tị như thế nào?

Thailand Business News dẫn dữ liệu cho thấy kim ngạch thương mại của Việt Nam đã tăng 31% kể từ đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn ấn phẩm Nga Finanz thông báo rằng đến cuối năm 2020, khối lượng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã vượt mức 12 tỷ USD, nhờ đó đất nước đã chiếm vị trí đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Trong giai đoạn từ nay đến 2025, thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 43% mỗi năm, hứa hẹn trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong toàn khu vực. Đà tiến như vậy cũng được tạo thuận lợi từ các quy tắc cập nhật để duy trì nền tảng thương mại điện tử, - như đánh giá của Global Compliance News. Báo này lưu ý một vấn đề là công suất vận chuyển chưa đủ mạnh, đe dọa đến lưu thông dòng chảy nguyên liệu thô phục vụ sản xuất, không những trước mắt làm chậm tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của đất nước, mà còn là lý do khiến một số nhà sản xuất muốn quay trở lại Trung Quốc.

Tờ The Star của Malaysia đưa tin rằng kết nối Internet của Việt Nam với thế giới sẽ được khôi phục hoàn toàn vào ngày 24 tháng 2, khi kết thúc việc sửa chữa tuyến cáp ngầm IA nối liền Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông và Nhật Bản, được sử dụng để truyền dữ liệu từ Việt Nam và các nước châu Á khác sang Mỹ và châu Âu. Cũng ấn phẩm này cho biết rằng lượng kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam đã tăng đáng kể, bất chấp tác hại của đại dịch Covid-19. Trung tâm kinh doanh chính của Việt Nam là TP Hồ Chí Minh đã nhận được 6,1 tỷ USD kiều hối vào năm ngoái, đạt chỉ số cao kỷ lục.

Người tị nạn Việt Nam trở về nhà, năm 1979. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2021
“Bóp chết” Việt Nam, nỗi nhục của Trung Quốc và sức mạnh vô địch Quân đội Hồ Chí Minh
Trong một bài viết khác, The Star lưu ý rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo dựng thương hiệu của mình, để thu nhận lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh liên kết hội nhập quốc tế nhanh chóng.

Theo tin thời sự mà The Moodie Davitt Report công bố, tập đoàn mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và kinh doanh hàng cao cấp xa xỉ là IPPG đang sửa soạn ngay trong thời gian gần tới bắt đầu hoạt động để tạo lập khu vực hàng miễn thuế quốc tế trị giá 434 triệu USD và góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Đà Nẵng.

Biểu tượng của thế kỷ XX bão táp

Cổng thông tin Belarus 42.tut.by đã dành bài viết dài nói về cuộc chiến Việt-Trung năm 1979, còn tờ INOSMI đăng tải bản dịch bài báo từ ấn phẩm Warfare History Network (Hoa Kỳ), so sánh súng tiểu liên M16 của Mỹ và súng trường tấn công AK-47 của Liên Xô, đã thành một biểu tượng hiện thân của giai đoạn nửa sau thế kỷ XX đầy biến động. Ấn phẩm nhắc nhở rằng súng trường tấn công Kalashnikov mà các chiến sĩ Việt Nam khá quen thuộc đã được sản xuất tới hơn 75 triệu bản - nhiều hơn bất kỳ loại súng nào khác trong toàn bộ lịch sử nhân loại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала