Việt Nam mua L-39NG - tín hiệu quan trọng không chỉ với thị trường châu Á

© Sputnik / Igor RussakL-39NG
L-39NG - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Séc đã bình luận về hợp đồng cung cấp cho Không quân Việt Nam lô máy bay huấn luyện L-39NG của Séc, là phiên bản cập nhật của «Albatross». 12 máy bay và các thiết bị mặt đất tương ứng sẽ được chuyển giao, xúc tiến thực hiện tái đào tạo giảng viên bay và các nhân viên kỹ thuật.

Công nghệ hàng không của Séc vẫn có sức hấp dẫn

Trong bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia vũ khí Séc Petr Markvart lưu ý rằng việc mua các máy bay L-39NG cho Không quân Việt Nam là một tín hiệu quan trọng, và không chỉ riêng đối với thị trường kỹ thuật hàng không châu Á.

«Đây là dấu hiệu cho thấy rằng, bất kể những thay đổi trong quan hệ chính trị giữa hai nước, hàng hóa của Séc tại Việt Nam vẫn giữ được uy tín như trước và công nghệ hàng không của chúng tôi tiếp tục thu hút được các khách hàng khó tính. Thực chất bao hàm ở chỗ đây là mẫu máy bay nhắm đến một phân khúc của thị trường chưa đầy».

Một lựa chọn thay thế cho máy bay Séc trên thị trường châu Á có thể là máy bay TCB một động cơ của Trung Quốc. Ví dụ JL-9 (định danh xuất khẩu là FTC-2000G). Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Séc, trong trường hợp với Việt Nam, thì phương án thay thế này không phù hợp và không được tính đến, vì những lý do dưới góc độ chính trị và an ninh.

Việt Nam mua L-39NG - tín hiệu quan trọng không chỉ với thị trường châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
L-39NG
«Vì thế, lựa chọn nghiêng về phía đề xuất của chúng tôi. Đúng vậy, L-39NG là sản phẩm đắt giá hơn nhưng chất lượng tốt hơn nhiều. Về số lượng, 12 chiếc là con số khá tiêu chuẩn của lô máy bay do một khách hàng lớn mua trong đợt đầu tiên», - chuyên gia  Petr Markvart nói thêm.

Yak-130 là đối thủ cạnh tranh với L-39 NG?

Với câu hỏi của Sputnik, liệu máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga (mà Việt Nam ký hợp đồng mua số lượng tương tự) có phải là đối thủ cạnh tranh với máy bay của Séc hay không, ông Petr Markvart trả lời như sau:

 L-39 NG - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Không quân Việt Nam: L-39NG và Yak-130 trong cùng một đội hình
«Không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ mua đồng thời cả Yak-130 và L-39 NG. Phương tiện bay hai động cơ công suất mạnh của Nga được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến có thể đóng vai trò quan trọng trong huấn luyện và đủ khả năng thực hiện hàng loạt kịch bản nhiệm vụ chiến đấu. Tuy nhiên, theo cái nhìn của tôi, đối với một học viên trẻ là phi công tương lai thì Yak-130 quá phức tạp và đòi hỏi cao. Còn L-39NG là phương tiện lý tưởng để phi công trẻ làm quen với kỹ thuật lái máy bay phản lực. Nhưng cũng phải thấy Yak-130 còn là máy bay chuyển tiếp lý tưởng để tiến tới điều khiển các tổ hợp chiến đấu cơ đa năng «đích thực» như Su-27 và Su-30. Như vậy, cả hai loại máy bay này sẽ được Việt Nam mua song song. Cùng với việc cung cấp bản thân các máy bay, cũng sẽ cung cấp các thiết bị mặt đất tương ứng để bảo dưỡng kỹ thuật, đào tạo tổ lái và nhân viên mặt đất, sẽ thực thi hàng loạt điểm quan trọng khác, cần thiết để đảm bảo hoạt động chức năng trơn tru của các kỹ thuật thiết bị mới».

Chuyên gia Séc khẳng định rằng L-39NG và Yak-130 không phải là mẫu máy bay tương tự nhau mà cũng không là đối thủ của nhau, cả hai hoàn toàn có thể «cùng đứng chung trong một đội hình». Hẳn là Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam cho rằng sẽ quá mạo hiểm nếu đưa các học viên phi công từ máy bay động cơ piston Yak-52 chuyển ngay sang máy bay phản lực Yak-130 hai động cơ. Vì thế cần một kiều «cây cầu nối»  giữa hai loại phương tiện. Và máy bay của Séc có thể đảm trách tốt vai trò «cầu nối» như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала