- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam tuyên bố không thiếu vaccine Covid-19 để tiêm cho dân

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNĐồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu đáp từ.
Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu đáp từ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam không thiếu vaccine Covid-19. Người dân cứ yên tâm, tránh bị lừa đảo, tránh mua qua các đơn vị trung gian.

Cùng với 30 triệu liều từ Covax, 30 triệu liều của AstraZeneca, Việt Nam sẽ mua thêm 30 triệu liều Pfizer và sẽ họp bàn việc cấp phép cho vaccine Sputnik V của Nga, có thể cung ứng lên đến 50 - 60 triệu liều.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên cạnh yêu cầu cần khẩn trương có vaccine Covid-19 tiêm cho người dân sớm nhất, chiến lược đảm bảo đủ cho 100 triệu dân Việt Nam, nhưng cũng lưu ý, hiện tại không thể tiêm cho tất cả ngay một lúc mà phải có ưu tiên.

Việt Nam không thiếu vaccine Covid-19

Theo thông tin từ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 24/2, thì ngay trong năm nay 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ 3 nguồn cung cấp chính, đảm bảo không thiếu vaccine chống coronavirus tiêm cho dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Bô trưởng Bộ Y tế: 'Chuyên gia nước ngoài và người nhập cảnh có thể là ‘mầm bệnh’ của Covid-19 chủng mới'

Khẳng định Việt Nam sẽ không thiếu vaccine phòng Covid-19 trong năm nay, Bộ trưởng Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện tại, Bộ Y tế đang phối hợp với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 và các bên liên quan chuẩn bị cho kịch bản tiêm bao phủ vaccine Covid-19 trên khắp Việt Nam, tăng tốc quá trình mở cửa nền kinh tế.

“Theo lộ trình tính toán, chúng tôi xin bảo đảm không thiếu vaccine trong năm 2021. Kịch bản tiêm lần này sẽ huy động tất cả đơn vị trong, ngoài ngành y tế như Quân đội, Công an, các lực lượng khác tham gia”, người đứng đầu ngành Y khẳng định.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam sẽ có tổng số trên 90 triệu liều vaccine, đến từ 3 nguồn cung khác nhau. Trong số đó, nguồn cung cấp của hãng Covax là 30 triệu liều.

“Những yêu cầu của Covax chúng ta đã và đang đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho thực hiện theo quy trình rút gọn để ký một yêu cầu về bồi thường theo quy định quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề xuất.

Có thể là ngay trong tuần này, Covax sẽ thông báo chính thức về số lượng vaccine cung cấp cho mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, nguồn cung từ AstraZeneca là 30 triệu liều. Nếu tình trạng đặc biệt khẩn cấp xảy đến, Bộ sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng phê chuẩn cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ với nguồn cung này.

Đồng thời, hiện nay Bộ Y tế cũng đang tiến hành đàm phán với hãng Pfizer để có thêm 30 triệu liều vaccine. Mặc dù vậy, vaccine của hãng dược phẩm Mỹ có những yêu cầu khắt khe về bảo quản và quy trình sử dụng.

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNLô vaccine đầu tiên được đưa về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam tuyên bố không thiếu vaccine Covid-19 để tiêm cho dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Lô vaccine đầu tiên được đưa về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, sản phẩm của Pfizer yêu cầu phải bảo quản trong nhiệt độ -75 độ C, tiêm trong vòng 5 ngày. Bộ trưởng Long lưu ý, cần tham khảo bài học kinh nghiệm của Mỹ khi phải hủy bỏ 50% vaccine này chỉ vì không đảm bảo điều kiện bảo quản.

Hiện nay, hệ thống tiêm chủng quốc gia của Việt Nam chưa thể đáp ứng điều kiện bảo quản vaccine Pfizer. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị tiếp tục đàm phán và huy động nguồn xã hội hóa để đảm bảo vấn đề chuyên môn, năng lực tài chính nhằm tiếp cận nguồn cung thứ 3 trên.

“Hiện nay có những đơn vị tư nhân sở hữu dây chuyền lạnh đủ điều kiện bảo quản, đảm bảo tài chính, năng lực chuyên môn”, Bộ trưởng Long cho biết.

Nga có thể cung ứng cho Việt Nam 50 – 60 triệu liều vaccine Sputnik V?

Đáng chú ý, theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, ngoài các nguồn như Covax, AstraZeneca, Pfizer, hiện nay Bộ Y tế Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với các công ty và quốc gia để có thêm vaccine.

Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ họp bàn việc cấp phép cho vaccine Sputnik V của Liên bang Nga, dự kiến có thể cung ứng 50-60 triệu liều.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay đang có hai vaccine Covid-19 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm là Nanocovax của Công ty Nanogen và vaccine IVAC. Cả hai vaccine “Made in Vietnam” này đều cho thấy hiệu quả bước đầu rất tốt.

“Như vậy, chúng ta sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Chúng tôi cũng kiểm tra những thông tin về nguồn vaccine của Nga và một số quốc gia khác”, Bộ trưởng Bộ Y tế đúc kết tại phiên họp.

Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2020
Việt Nam mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga?
Theo ông Long, hiện Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động toàn bộ xã hội tham gia cung ứng vaccine phòng Covid-19, tăng độ bao phủ vaccine thông qua xã hội hóa. Mặc dù vậy, các công ty, doanh nghiệp và người dân cần lưu ý hiện tượng lừa đảo, tránh mua qua các đơn vị trung gian.

Như chúng tôi đã thông tin, ngày hôm qua Bộ Y tế cũng công bố 11 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19.

Đó là những người làm việc trong các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên tham gia phòng chống dịch, lực lượng biên phòng tại các điểm chốt, công an tại khu cách ly, nhân viên xét nghiệm, nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, giáo viên, người trên 65 tuổi mắc bệnh mãn tính, một số nhóm khác như tình nguyện viên, phóng viên tham gia chống dịch, người sống tại vùng dịch.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định, theo lộ trình cung ứng vaccine năm nay 2021, Việt Nam sẽ nhận khoảng 1,3 triệu liều trong Quý I, khoảng 9,5 triệu trong Quý II, 25,9 triệu liều trong Quý III, và 51,1 triệu liều trong Quý IV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu các đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine Covid-19

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, các địa phương đã tích cực, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch, biểu dương các đoàn tiền phương, nhiều cá nhân xuất sắc, lăn lộn trong vùng dịch.

Thường trực Chính phủ họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương về phòng, chống COVID - 19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Quảng Ninh xin góp 530 tỷ để giúp Chính phủ lo vắc xin

Đồng thời, nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ khi gần 117.000 liều vaccine Covid-19 đã về đến Việt Nam phục vụ tiêm cho người dân.

Bàn về công tác phòng chống dịch, đảm bảo mục tiêu kép – vừa chống dịch thành công, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo một số biện pháp.

Vấn đề thứ nhất, liên quan đến vaccine Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tuy đã có vaccine về đến sân bay, nhưng tinh thần của ngành y tế phải là thần tốc với những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, quyết liệt hơn để tiêm cho các đối tượng sẽ được quy định rõ hơn tại một nghị quyết của Chính phủ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế sớm trình dự thảo nghị quyết về vấn đề tiêm vaccine chống Covid-19 với những đối tượng được ưu tiên.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Việt Nam tuyên bố không thiếu vaccine Covid-19 để tiêm cho dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Theo lãnh đạo Chính phủ, ưu tiên tiêm vaccine chống coronavirus trước hết là cho nhân viên y tế tại cơ sở điều trị, cơ sở xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu, lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly, lực lượng truy vết khoanh vùng dập dịch tại vùng có dịch, lực lượng phòng chống dịch tự nguyện đã vất vả suốt thời gian qua theo nghị quyết của Chính phủ.

Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Y tế, Ban Cán sự Đảng của Chính phủ, Bộ Chính trị đã có ý kiến, Thủ tướng giao cho Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ dự thảo một Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí.

“Chiến lược là 100 triệu dân được tiêm vaccine, nhưng không thể cùng lúc tiêm cho 100 triệu dân và cũng không đủ vaccine ngay một lúc để tiêm nên phải có thứ tự ưu tiên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
“Một nguyên tắc rất quan trọng là đối tượng có nguy cơ cao trước, nguy cơ thấp sau, vùng có dịch tiêm trước, vùng không có dịch tiêm sau. Tinh thần là bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam nhưng do những điều kiện cụ thể, không thể tiêm ngay được nên có thứ tự ưu tiên như vậy”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.
Thường trực Chính phủ họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương về phòng, chống COVID - 19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Thủ tướng Chính phủ: ‘Không thể chỉ lo chống dịch mà đóng cửa nền kinh tế’

Dù đã có vaccine, tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, chiến lược của Việt Nam vẫn là “vaccine + 5K”. Do đó, không thể vì có vaccine mà chủ quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời chỉ đạo Bộ Y tế là đầu mối tiếp nhận các kênh có vaccine Covid-19 để có nhiều loại vaccine phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Trong đó, đồng chí Thủ tướng nhấn mạnh đến yếu tố giá cả hợp lý, thông tin minh bạch, nhanh chóng tiêm vaccine cho các đối tượng Thủ tướng đã nêu. Ông cũng với đề xuất của một số địa phương như Hải Phòng, Hà Nội theo phương châm xã hội hóa vấn đề vaccine Covid-19.

Không để hàng hóa ách tắc, Chính phủ không quyết định thay các địa phương

Tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng cũng đề cập vấn đề lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện hiện nay.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc tuyệt đối không ngăn sông cấm chợ. Ông giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành ngay quy trình tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp trong vùng có dịch.

“Phải làm sao vừa bảo đảm yêu cầu phòng dịch, vừa không để ách tắc”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng bày tỏ, Chủ tịch UBND các tỉnh, nhất là những nơi đang có dịch có biện pháp cụ thể để kiểm soát dịch, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Lô vaccine đầu tiên được đưa về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Sáng nay 24/02: cập bến 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 tới Tân Sơn Nhất

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế không can thiệp sâu vào những vấn đề cụ thể của địa phương, giao quyền cho địa phương ban hành các biện pháp cụ thể ở địa phương mình như phong tỏa, thực hiện các chỉ thị 15, 16 của Chính phủ tùy tình hình địa phương và kịp thời giải tỏa khi tình hình đã ổn định.

Ông dẫn chứng trường hợp của TPHCM sáng nay được công bố với hàng chục điểm được giải tỏa, không còn phong tỏa.

“Các địa phương chủ động ban hành các quy định tùy tình hình, xem xét cụ thể để không ách tắc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhất trí cho rằng, các địa phương, nhất là khu vực có cảng như Hải Phòng phải bảo đảm lưu thông hàng hóa bình thường, biện pháp thông thoáng, chủ động phòng chống nhưng không ngăn sông cấm chợ.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải có ngay một quy chế giữa 3 bộ để có thể thực hiện chủ trương lưu thông hàng hóa bình thường, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đối với vấn đề đi học lại, ông giao Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương đẩy mạnh việc học trực tuyến để bảo đảm việc học tập cho học sinh, sinh viên và cho biết, hiện đã có trên 51 địa phương cho học sinh trở lại học tập bình thường.

Thủ tướng giao các Bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và UBND các địa phương, nhất là Bộ Quốc Phòng chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch, thực hiện nghiêm quy định cách ly tập trung và tăng cường giám sát việc thực hiện cách ly y tế, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong cơ sở y tế tập trung.

Về vấn đề “giải cứu công dân”, Thủ tướng cho biết, các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước theo quy định, Bộ Ngoại giao xem xét đề xuất.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Hải Dương đã hoàn toàn làm chủ các “điểm nóng” Covid-19

Cùng với đó, cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép, nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Một vấn đề đáng chú ý khác được nêu ở phiên họp chính là việc Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương có thể chuẩn bị một số khu vực như Singapore đã làm, đó là các khu vực giao dịch an toàn, không để ách tắc.

“Không để chống dịch mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Việc này nếu không làm sớm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển”, Thủ tướng Chính phủ nói.

Lãnh đạo Chính phủ nhắc lại, tinh thần là chủ động, không được coi thường, buông lỏng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch tại Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала