Xe tăng trên bánh lốp. Đâu phải chỉ riêng Nga cần đến nó

© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy / Chuyển đến kho ảnhXe chiến đấu bộ binh K-17 «Boomerang».
Xe chiến đấu bộ binh K-17 «Boomerang». - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Đăng ký
Trên cơ sở nền tảng bọc thép thống nhất «Boomerang» («Bumerang»), các kỹ sư Nga sẽ cho ra đời mẫu xe tăng đầu tiên chạy bằng bánh lốp.

So với những mẫu dùng bánh xích truyền thống thì xe tăng bánh lốp có ưu điểm vượt trội gì chăng? Xe tăng mới có thể đảm đương những nhiệm vụ gì và sử dụng thích hợp trong những kịch bản hoạt động chiến sự nào? Tài liệu của «Sputnik» sẽ giải đáp những câu hỏi này.

© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy / Chuyển đến kho ảnhXe bọc thép «Boomerang».
Xe tăng trên bánh lốp. Đâu phải chỉ riêng Nga cần đến nó - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Xe bọc thép «Boomerang».

Hữu dụng trên thảo nguyên và sa mạc

Theo lời kể của ông Alexandr Krasovitsky Tổng Giám đốc «Công ty Công nghiệp Quân sự» (MIC), công việc sáng chế bệ bọc thép 8 bánh thống nhất «Boomerang» đã gần hoàn tất. Như xác nhận của các kỹ sư, trong kết cấu đã khai thác ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất. Cụ thể, vỏ thiết giáp nhiều lớp chứa thành phần gốm, chắc chắn hơn nhiều so với lớp bảo vệ đồng nhất.

BTR bánh lốp hạng trung “Boomerang” trong thời gian diễn tập Duyệt binh mừng Chiến thắng ở ngoại ô Matxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2020
Xe Boomerang tối tân sẽ hoàn thiện thử nghiệm cấp nhà nước năm 2021

Rõ ràng «Boomerang» to lớn hơn và mạnh hơn đáng kể so với các xe bọc thép khác trong gia đình phương tiện thiết giáp. Động cơ turbin YaMZ-780 chạy dầu diesel sáu xi-lanh đa nhiên liệu hiện đại có công suất 750 mã lực. kết hợp trong cặp đôi với hộp số tự động 6 cấp giúp chiếc xe tăng tốc lên đến 100 km/h khi chạy trên xa lộ cao tốc. Xe chiến đấu bộ binh K-17 (BMP) và xe vận tải bọc thép K-16 cũng được chế tạo trên nền tảng này. Dự trù phát triển cả những xe khác dành cho các mục đích khác nhau,  trong đó có mẫu xe tăng bánh lốp.

Xe tăng bánh lốp với tên gọi không chính thức là xe ô tô bọc thép được trang bị vũ khí mạnh là pháo trên tháp quay hoàn toàn. Hiện nay xe tăng bánh lốp đang phục vụ trong quân đội một số nước  NATO và khu vực châu Á. Đó là xe M1128 MGS Stryker của Mỹ, AMX-10RC của Pháp, MCV của Nhật, Centauro của Ý. Mẫu kỹ thuật tương tự cũng từng được phát triển ở Liên Xô. Nhưng xe tăng bánh lốp của Liên Xô không được đưa vào hệ trang bị vì những lý do dễ hiểu: khả năng cơ động ở địa hình không đường sá là hạn chế và lớp giáp bảo vệ mỏng yếu. Tuy nhiên, những cỗ xe như vậy vượt trội đáng kể so với xe tăng bánh xích về tốc độ, khả năng cơ động, mức dự trữ năng lượng và nguồn lực tổng thể. Do đó, việc sử dụng mẫu xe tăng này trong một số kịch bản tiềm năng của  hoạt động quân sự là hợp lý.

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhPháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD của lính dù trong cuộc trình diễn động về vũ khí, trang thiết bị quân sự đặc chủng hiện đại và tiên tiến tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2019.
Xe tăng trên bánh lốp. Đâu phải chỉ riêng Nga cần đến nó - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD của lính dù trong cuộc trình diễn động về vũ khí, trang thiết bị quân sự đặc chủng hiện đại và tiên tiến tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2019.

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nói với Sputnik:

«Xe tăng bánh lốp phổ biến ở các nước có đất nền cứng, như ở châu Phi chẳng hạn. Các quân nhân Nam Phi ưa xe tăng bánh lốp hơn là xe bánh xích. Ưu điểm chính của mẫu xe này là tốc độ và thời hạn vận hành-bảo dưỡng. Nói một cách đơn giản, nếu như xe tăng chiến đấu chủ lực bị hỏng sau 10.000 km, thì một chiếc «ô tô bọc thép có lắp pháo» sẽ chạy 100.000 km mà vẫn rất ổn».
© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy / Chuyển đến kho ảnhXe chiến đấu bộ binh K-17 «Boomerang».
Xe tăng trên bánh lốp. Đâu phải chỉ riêng Nga cần đến nó - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Xe chiến đấu bộ binh K-17 «Boomerang».

Theo lời chuyên gia này, những chiếc xe tăng như vậy sẽ rất hữu dụng cho quân đội Nga ở hướng Trung Á, nơi năng lực của các tuyến đường sắt còn khá yếu. Các phương tiện bọc thép bánh lốp dễ dàng hơn rất nhiều khi di chuyển trên đường bộ dành cho ô tô. Thêm nữa, không gây thiệt hại cho mặt đường. Ngoài ra, kỹ thuật như vậy sẽ giúp ích trong công việc tuần tra ở Syria. Ở đó bây giờ quân cảnh đang di chuyển bằng xe thiết giáp «Tiger», «Typhoon-K» và xe vận tải bọc thép BTR-82A.

Xe tăng lội nước hạng nhẹ duy nhất trên thế giới Sprut-SDM1 trong các cuộc thử nghiệm ở Biển Đen - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2021
Nga giới thiệu xe tăng lội nước "Sprut-SDM1"

Nhờ được trang bị vũ khí mạnh, xe tăng bánh lốp thích hợp để sử dụng trong cả các cuộc đột kích và trinh sát, tuần tra và trực chiến, bảo vệ tiền đồn. Ngoài ra, xe tăng bánh lốp có thể lội nước và bắn cả khi đang hành tiến dưới nước. Cuối cùng, xe tăng bánh lốp đủ khả năng mau lẹ xung trận cùng với các chiến sĩ.

Cỡ nòng lớn

Trang bị vũ khí cơ bản của xe tăng bánh lốp giống như của xe tăng lôi nước bánh xích hạng nhẹ «Sprut-SD». Pháo nòng trơn 125mm với bộ ổn định và bộ nạp tự động tương tự như pháo của các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-90. Cơ số đạn dược dành cho 40 phát bắn (đạn pháo và hoả tiễn chống tăng có dẫn đường). Súng máy PKT 7,62 mm được ghép nối với pháo. Với những trang bị như vậy, xe tăng bánh lốp trên nền tảng «Boomerang» có thể trở thành phương tiện vũ trang mạnh nhất của loại này trên thế giới. Tuyệt đại đa số các loại tương tự ở các nước phương Tây cũng như phương Đông đều có pháo tăng với cỡ nòng không quá 105 mm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала