Dành cho ai đó muốn theo Nghề Y!

© Sputnik / Evgeniy Samarin / Chuyển đến kho ảnhBơm máu vào ống nghiệm
Bơm máu vào ống nghiệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Đăng ký
HÀ NỘI, (Sputnik) - Những chia sẻ rất thực tế của bác sĩ trẻ chuyên ngành vô sinh hiếm muộn và một điều dưỡng viên thế hệ 2X đều là những ngành khá mới tại Việt Nam. Đây là những lời tâm huyết của người trong cuộc dành cho những bạn đang có mong muốn theo đuổi ngành “đặc biệt” - Ngành Y.

Ngành Y là một ngành có sự đòi hỏi rất cao không chỉ về chuyên môn mà còn về tiêu chuẩn đạo đức. Vì vậy khi ra trường, các bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng viên tương lai mới là những người đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vị cứu tinh của những gia đình hiếm muộn

Gương mặt phúc hậu, nụ cười rạng rỡ thường trực trên môi, rất tận tâm, nhiệt tình với người bệnh và hết lòng yêu nghề là cảm nhận về Bác sĩ (BS) trẻ Hoàng Thị Thu Hà của những ai đã từng đến khám và điều trị căn bệnh vô sinh hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (TTHTSS), Bệnh viện Bưu điện.

© Sputnik / Lena ChuBS Hoàng Thị Thu Hà - Người hiện thực hóa ước mơ của các cặp vợ chồng vô sinh.
Dành cho ai đó muốn theo Nghề Y! - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
BS Hoàng Thị Thu Hà - Người hiện thực hóa ước mơ của các cặp vợ chồng vô sinh.

Hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản với kiến thức chuyên môn sâu rộng về nam học và vô sinh hiếm muộn, BS. Hoàng Thị Thu Hà đã chữa trị thành công, mang lại hạnh phúc vô bờ bến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Trò chuyện với nữ bác sĩ trẻ thuộc thế hệ 8X này, thật ngạc nhiên khi biết vô sinh và hiếm muộn ban đầu chưa phải là lựa chọn đầu tiên của cô.

BS. Hoàng Thị Thu Hà chia sẻ: 

“Mình theo ngành rất ngẫu nhiên. Sau 1 năm học nội trú, mình thấy ngành lúc đó theo đuổi không phù hợp và quyết định chuyển hướng. Bệnh viện mình đặt chân đến đầu tiên là Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội. Từ đó, có lẽ do cơ duyên khi tiếp xúc với các bệnh nhân hiếm muộn thì thấy chuyên ngành này là lựa chọn rất đúng đắn. Mình có sự cảm thông với họ và mình rất yêu công việc này”. 

Khối lượng kiến thức khổng lồ, vô vàn ca bệnh không giống nhau

Tiêu chuẩn đầu vào đã khắt khe nên quá trình học tập, đào tạo lại càng khắt khe hơn nữa. Cô bác sĩ trẻ Thu Hà không bao giờ quên khối lượng kiến thức “siêu khủng” mà mình phải thu nạp khi ngồi trên ghế nhà trường. Đó là còn chưa kể rất nhiều những khó khăn mà cô sinh viên lúc bấy giờ gặp phải khi đi thực tập.

Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu đáp từ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Ngày Thầy thuốc 27/02: Ngành y vững vàng, kiên định vượt “sóng gió” Covid-19

BS. Hoàng Thị Thu Hà trải lòng: 

“Khó khăn đầu tiên khi học Y là khối lượng kiến thức khổng lồ. Khó khăn thứ hai là khi thực hành thì bệnh cảnh rất phong phú, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào. Điều này đòi hỏi mỗi bác sĩ phải có nhạy cảm lâm sàng riêng. Thứ ba, mình phải bám sát được bệnh nhân. Thứ tư, đối với ngành Y có cái rất rõ ràng mà mình có thể tìm hiểu, học hỏi và trao đổi thêm nhưng có những cái tự bản thân mình phải tự rút kinh nghiệm cho mình. Những ca bệnh mình điều trị mình thấy khó khăn và phải học hỏi từ đồng nghiệp của mình. Khác với chuyên ngành khác sau khi tốt nghiệp sẽ theo từ đầu đến cuối, riêng ngành Y thì không giống thế, đặc biệt là chuyên ngành hỗ trợ sinh sản rất mới, mới phát triển khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Có thể năm nay phác đồ này là chuẩn, nhưng năm sau đã không còn hiệu quả nữa, đòi hỏi bác sĩ phải cập nhật liên tục. Về sách tài liệu tiếng Việt về chuyên ngành khá là khan hiếm, vì thế chủ yếu mình phải tìm đọc tài liệu bằng tiếng Anh”. 

BS. Hoàng Thị Thu Hà cảm thấy mình may mắn khi làm việc cùng với đội ngũ y bác sĩ vừa có tâm có tầm trong ngành. Đồng thời, cô cũng mở rộng cơ hội học hỏi của mình thông qua các Hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước, đặc biệt là Hội nghị quốc tế Hỗ trợ sinh sản (ESHRE) do Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Châu Âu.

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi TW PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Đinh Ngọc Sỹ: Vaccine quan trọng nhất là “ Vaccine Ý thức”

Đánh giá về chuyên ngành mà cô đang theo đuổi, BS. Hoàng Thị Thu Hà cho biết: 

“Thuận lợi nhất mà mình thấy chuyên ngành vô sinh và hiếm muộn là ngành mở, nhưng đây cũng lại là cái khó khăn. Phác đồ điều trị đúng hay sai đều đòi hỏi bác sĩ phải lắng nghe từ đồng nghiệp, nghiên cứu, từ đó tự đúc rút kinh nghiệm. Theo thống kê của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, khoảng 1,7% người Việt Nam bị vô sinh đặc biệt là những người trẻ tuổi. Mình thấy rằng, tỷ lệ và số lượng bệnh nhân ngày càng đông đòi hỏi những người là bác sĩ như mình ngày càng phải làm việc cố gắng hơn”. 

“Mỗi bệnh nhân đều là trường hợp đặc biệt duy nhất” 

Từ lúc bước chân vào nghề cho đến nay, bác sĩ Hà không thể đếm được đã có bao nhiêu ca mình đã chữa trị thành công. Nhưng cô bác sĩ trẻ 8X này lại có một năng lực “đặc biệt”, mang lại nụ cười và niềm vui vỡ òa cho các cặp vợ chồng hiếm muộn khi đến với mình. B

S. Hoàng Thị Thu Hà chia sẻ: 

“Điều đầu tiên, mình rất yêu chuyên ngành này. Thứ hai, mình có sự cảm thông đối với người bệnh. Thứ ba, mình luôn coi mỗi bệnh nhân là một trường hợp đặc biệt duy nhất. Khi bệnh nhân đến với mình, mình luôn ghi nhớ họ từ đầu đến cuối. Thậm chí, 10 năm sau họ quay lại mình vẫn nhớ tất cả các bệnh sử của họ, những gì họ đã trải qua, phác đồ như thế nào… Với mình, mỗi bệnh nhân là một câu chuyện có dấu ấn riêng.”

“Bác sĩ siêu mát tay” là cách gọi “yêu” của các cặp bệnh nhân dành cho BS. Hoàng Thị Thu Hà. Đã từng gặp gỡ, tư vấn và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, mỗi trường hợp vô sinh, hiếm muộn đến với bác sĩ Hà là một nguyên nhân bệnh lý khác nhau, nhưng đều giống nhau ở tâm trạng buồn bã, đau khổ, bất lực và tuyệt vọng trên hành trình đằng đẵng tìm con.

Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hà chia sẻ: 

“Khi mới bước chân vào nghề, bệnh nhân đầu tiên mình gặp là Hiệu trưởng của một trường mầm non. Đây là lần đầu tiên mình tham gia kích thích buồng trứng và thực hành bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Mình bị shock khi phát hiện ra rằng, bệnh nhân vẫn là "con gái” cho dù đã kết hôn được 3 năm. Điều đó thấy được rằng, phụ nữ Việt Nam hy sinh rất nhiều. Sau những câu chuyện ấy là cả những giọt nước mắt của họ nữa. Khi làm chuyên ngành này, ngoài chuyên môn còn phải cần cả sự thấu hiểu. Đấy có lẽ là điều đặc biệt nhất ở mình. Với mỗi bệnh nhân là một trường hợp đặc biệt duy nhất, có một phác đồ phù hợp để làm sao họ có con nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Đó là điều mình trăn trở nhất”.

Bác sĩ Hà luôn quan niệm, bệnh nhân chính là quyết định sống còn tới việc bạn có phát triển được sự nghiệp của mình hay không. Chăm sóc bệnh nhân không chỉ nằm ở chuyên môn, mà hãy coi họ như chính người thân của mình. 

Điều dưỡng - người hùng thầm lặng

Thuộc thế hệ 2X, Trương Băng Vy, điều dưỡng viên trẻ tốt nghiệp Cao đẳng Y dược Hà Đông, chuyên ngành Đa khoa điều dưỡng kiên nhẫn chờ đợi chuyến bay sang Đức làm việc sau khi dịch COVID-19 có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Sinh ra và lớn lên vào kỷ nguyên của công nghệ, Băng Vy ý thức được rõ những thuận lợi trong ngành điều dưỡng mà cô cũng như các bạn đồng nghiệp đang thụ hưởng.

Các tình nguyện viên đăng ký khám sàng lọc và tiêm thử nghiệm đợt 2 vaccine Nano Covax. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Sáng 26/02: Tại sao lại chọn Long An làm nơi thử nghiệm thử lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin Nano Covax?

Trương Băng Vy chia sẻ: 

“Thuận lợi nhất bây giờ là chúng em có rất nhiều sách để tham khảo, bổ sung kiến thức. Sách rất dễ mua, hình ảnh minh họa phong phú nên rất dễ học và dễ nhớ. Với lợi thế thông thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ, các bác sĩ và điều dưỡng trẻ hiện nay dễ tiếp cận với thông tin của y học thế giới hơn. Tại Việt Nam, các sinh viên điều dưỡng được tạo cơ hội thực hành trực tiếp trên bệnh nhân dưới sự giám sát chặt chẽ của các điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Điều này ở một số nước là không được làm. Em gặp nhiều bệnh nhân rất hiểu và cho phép làm thủ thuật vì họ nói rằng, chúng em thực hành giỏi thì mới là thế hệ điều dưỡng viên giỏi sau này”. 
© Ảnh : cung cấp do Trương Băng Vy Trương Băng Vy (hàng trên bên phải) - Điều dưỡng viên thuộc thế hệ 2X.
Dành cho ai đó muốn theo Nghề Y! - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Trương Băng Vy (hàng trên bên phải) - Điều dưỡng viên thuộc thế hệ 2X.

Các điều dưỡng viên là người tiếp xúc, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân từ đầu đến cuối nên áp lực công việc, rủi ro nghề nghiệp đối với các điều dưỡng viên là không nhỏ. Mỗi người bệnh khỏe mạnh, trở về với cuộc sống bình thường có công rất lớn của các điều dưỡng, họ là những người hùng thầm lặng, tận tâm chăm sóc người bệnh.

Vắc-xin Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
WHO cho biết điều kiện mà vắc xin coronavirus sẽ vô dụng
Năm 2020 là năm đầu tiên không có lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 do toàn ngành y tế tập trung chống dịch COVID-19. Năm 2021 là năm thứ hai này là năm đáng nhớ của các thầy thuốc vì có đến 365 ngày được cả thế giới tôn vinh, cho dù là năm thứ hai liên tiếp nhân viên y tế không kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam do tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức chọn năm 2021 là Năm của thầy thuốc (Year of the Health and care workers) trên toàn thế giới với mục đích tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của lực lượng thầy thuốc trên toàn cầu thời gian qua, cũng như để tưởng niệm những thầy thuốc đã ra đi mãi mãi trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi sự tiếp sức của xã hội đối với nhân viên y tế cả về điều kiện làm việc và chăm lo sức khỏe cho nhân viên y tế trên toàn thế giới./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала