UKVFTA có hiệu lực, thương mại Việt – Anh tăng trưởng ngoạn mục

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Đăng ký
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657,35 triệu USD, tăng 78,57% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598,07 triệu USD, tăng lần lượt 84,61% so với tháng 1/2020 và 56,51% so với tháng 12/2020.

Vương quốc Anh đang có hơn 400 dự án đầu tư tại Việt Nam

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt mức cao sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Cụ thể, trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657,35 triệu USD, tăng 78,57% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 598,07 triệu USD, tăng lần lượt 84,61% so với tháng 1/2020 và 56,51% so với tháng 12/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2020
Vương quốc Anh và Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do

Tổng cục Hải quan cho biết các mặt hàng xuất khẩu tích cực sang Anh bao gồm: thuỷ sản (tăng 18,1%), rau quả (tăng 148,6%). Các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tăng ấn tượng trong tháng 1, như điện thoại linh kiện (tăng 371,6%); máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng (tăng 109,9%); máy tính và sản phẩm linh kiện điện tử (tăng 91%).

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam đạt hơn 59,3 triệu USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng đáng chú ý bao gồm: kim loại (trừ thép, tăng 1,462%); thuốc trừ sâu và nguyên liệu (tăng 505,8%); nguyên phụ liệu dệt may (tăng 131,7%).

Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 5,64 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh 4,95 tỷ USD, đạt thặng dư thương mại là 4,27 tỷ USD. Anh tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, sau Đức và Hà Lan.

Về góc độ đầu tư, tính đến hết tháng 12/2020, Vương quốc Anh có 411 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 3,84 tỷ USD, đứng thứ 15 trong tổng số 139 quốc gia hiện có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư quan trọng của phía Anh tập trung vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu mỏ, năng lượng tái tạo.

Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt – Anh tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%).

Thông tin về Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) đã được ký vào ngày 29/12/2020.

Theo cam kết, sau 6 năm UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. EU đã cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu là 0% với một số mặt hàng. Trong đó, các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ hiệp định này là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020, kim ngạch ước đạt trên 3 tỉ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Bất chấp dịch Covid-19 lan rộng, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng

Ngược lại, Việt Nam xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định đi vào hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ Anh. Sau 6 năm, số dòng thuế được xoá bỏ nâng lên 91,8%, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu và sau 9 năm là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch).

Ngoài ra, Hiệp định còn đưa ra các cam kết quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý – thể chế.

Theo Bộ Công Thương, thông qua UKVFTA, Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia... là những nước không có triển vọng ký kết FTA với Anh trong nhiều năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ, thu hút khách du lịch từ Anh sau khi Covid-19 kết thúc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала