Lãnh đạo Việt Nam nói về việc không cấm người ngoài Đảng ứng cử Quốc Hội

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNĐồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc.
Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Đăng ký
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh nêu rõ, tất cả các khóa bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ trước đến nay của Việt Nam đều không cản trở những người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam tự ứng cử.

Rút kinh nghiệm “sâu sắc” từ trường hợp hai quốc tịch của ông Phạm Phú Quốc, ông Hầu A Lềnh khẳng định, theo luật Tổ chức Quốc hội mới được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì đại biểu Quốc hội chỉ có một quốc tịch là Việt Nam.

Muốn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam thì phải làm thế nào?

Liên quan đến việc tự ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đảm bảo tiêu chuẩn của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao đổi rộng rãi với báo chí về một số nội dung quan trọng.

Các đại biểu kết thúc phiên họp sáng 30/1.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Điểm mới về độ tuổi cán bộ, công chức, viên chức được phép ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2021

Theo đồng chí Hầu A Lềnh, kế thừa kinh nghiệm và thành công của những cuộc bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp các khóa trước đây, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 45/2020 về lãnh đạo bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp từ rất sớm (tháng 6-2020).

“Chỉ thị này là cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành các nghị quyết và văn bản hướng dẫn rất kịp thời”, ông Lềnh nói.

Quy trình tự ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

“Tất cả mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền ứng cử”, ông Lềnh khẳng định.

Như vậy, các đại biểu tự ứng cử gửi đơn xin ứng cử và hồ sơ đến Ủy ban bầu cử cấp tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.

Trên cơ sở đó, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ ứng cử của người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phố để đưa vào danh sách hiệp thương.

Cán bộ, công nhân viên chức có nguyện vọng tự ứng cử nhưng đang công tác trong bộ máy Nhà nước thì theo quy định phải được cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận đồng ý cho cá nhân đó tự ứng cử thì cá nhân mới tiếp tục nộp hồ sơ.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Vì sao Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

Với những người không công tác trong bộ máy Nhà nước, có nguyện vọng tự ứng cử thì thực hiện căn cứ theo các quy định hướng dẫn về bầu cử.

Phó Chủ tịch Hầu A Lềnh cũng cho biết, việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với việc thẩm định hồ sơ của các cá nhân được các cơ quan, đơn vị giới thiệu.

Quy trình thẩm định như nhau khi xem xét về các tiêu chuẩn, lịch sử chính trị, những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu có, ý kiến phản ánh của nhân dân, những vấn đề cần phải làm rõ, xác minh...

“Tất cả các khóa bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ trước đến nay không có cản trở vì ứng cử là quyền của công dân. Như vậy có thể nói quyền tự ứng cử không bị hạn chế, người ứng cử đều có quyền lợi như nhau”, ông Hầu A Lềnh nói.

Việt Nam không cản trở người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH

Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%.

Ngày 29/1, Đại hội XIII tiếp tục làm việc về công tác nhân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Giới thiệu hơn 1.000 đại biểu ứng cử Quốc hội khóa mới

Bên cạnh đó, có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu, nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.

“Tuy vậy, hiện nay, sau hiệp thương lần thứ nhất chưa đạt được con số 10% mà mới được hơn 7%. Nhưng đây mới là điều chỉnh lần một, sau hội nghị hiệp thương lần hai có thể bổ sung, điều chỉnh thêm, song tỷ lệ phấn đấu là từ 5 - 10% theo dự kiến. Như vậy, vẫn “rộng cửa” cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.

Theo đồng chí Hầu A Lềnh, sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (17/2), chỉ có 5 tỉnh, thành đã dự kiến có người tự ứng cử đại biểu QH khóa 15 là Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Yên Bái và Tuyên Quang.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số tổng hợp tới 17.2, khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Còn thời gian sau đó thì những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định vẫn có thể nộp hồ sơ ứng cử.

Hạn cuối cùng nộp hồ sơ ứng cử theo quy định là 14/3. Khi đó, theo ông Lềnh, mới có con số chính thức số lượng người tự ứng cử.

“Tất cả các khóa bầu cử QH và HĐND các cấp từ trước đến nay không cản trở gì những người tự ứng cử, vì đây là quyền của công dân. Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về bầu cử đại biểu QH 15 và HĐND các cấp đã nêu rất rõ, tất cả công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền tự ứng cử”, ông Hầu A Lềnh nhắc lại.

Những người tự ứng cử viết đơn gửi đến ủy ban bầu cử các cấp. Trên cơ sở đó thì các ủy ban bầu cử sẽ xem xét, thống nhất với MTTQ đưa ra các hội nghị hiệp thương để thỏa thuận, thống nhất.

Vị lãnh đạo đồng thời cũng cho biết, nguyên lý Quốc hội có thành phần dân tộc thì không có nghĩa là trong QH phải có đủ 54 ĐB của 54 thành phần dân tộc của Việt Nam, mà là các ĐB dân tộc có đủ điều kiện, tiêu chí đại diện cho các thành phần dân tộc hoặc là người của chính thành phần dân tộc đó.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Hồ sơ, lý lịch người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV phải được giám sát chặt chẽ

Tương tự, các tôn giáo cũng vậy, không phải tất cả tôn giáo được công nhận đều có ĐB, mà là có “thành phần tôn giáo”.

“Chúng ta khẳng định rằng cuộc bầu cử QH khóa XV không bỏ sót thành phần nào. Và chắc chắn mọi dân tộc, mọi tổ chức, thành phần trong xã hội đều có ĐB của mình. Mặt khác, cần chú ý rằng: Hiến pháp và luật quy định ĐBQH là đại diện cho cử tri nơi bầu ra mình và nhân dân cả nước. Như vậy, khi cử tri bầu được một ĐBQH thì ĐBQH đó là ĐBQH cả nước”, đồng chí Hầu A Lềnh bày tỏ.

Cũng theo đồng chí Hầu A Lềnh, Nghị quyết 1185 của Ủy ban Thường vụ QH, dự kiến cơ cấu, số lượng, thành phần QH khóa 15 thì giảm số lượng đại biểu QH ở cơ quan Đảng, Chính phủ, giảm cả một số địa phương để tăng số lượng đại biểu QH chuyên trách ở các ủy ban, cơ quan của QH.

Đại biểu thuộc các cơ quan thuộc khối hành pháp, tư pháp thì có thể giảm đi vì đây là các cơ quan chấp hành của QH, thực hiện các nghị quyết của QH, nên không nhất thiết bộ, ngành nào cũng có đại diện đầy đủ trong QH.

“Trong khi đó, chúng ta rất cần tăng đại biểu chuyên trách lên để tham gia nghiên cứu sâu hơn trong công tác xây dựng pháp luật, thực hiện chức năng của QH”, vị lãnh đạo nói.

Rút kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề Quốc tịch ĐBQH

Từ vụ việc của ĐBQH Phạm Phú Quốc thời gian qua, ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, theo luật Tổ chức Quốc hội mới được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì đại biểu QH chỉ có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức giám sát bầu cử thông qua các đoàn giám sát do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và đoàn giám sát riêng do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức.

“Đợt giám sát đầu tiên sẽ tiến hành từ 5.3 tới đây. Việc giám sát sẽ bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung tiêu chuẩn của người được giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử, gồm vấn đề quốc tịch”, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ nói.

Ông Lềnh nhắc lại, tất cả các vấn đề giám sát đều sẽ được lưu ý, song vấn đề quốc tịch thì sẽ rút kinh nghiệm rất sâu sắc. Những gì vướng ở QH khóa trước phải được lưu ý ở khóa này.

Ông Trần Văn Hấn, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố (thứ 2 từ trái sang) và ông Nguyễn Thế Tuân, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (thứ 3 từ trái sang) nhận Quyết định bổ nhiệm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2021
Đà Nẵng tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố

Về vấn đề “bầu cử không lành mạnh”, đồng chí Hầu A Lềnh cũng nhấn mạnh, Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị có yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phải quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh.

“Do đó, tôi cho rằng, các cấp ủy, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm quy định rõ về vấn đề này”, ông Lềnh lưu ý.

Ngoài ra, chỉ đạo của Bộ Chính trị hết sức thông suốt từ đại hội Đảng cho đến bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

“Đặt tiêu chuẩn, chất lượng ĐBQH lên hàng đầu ra sao thì Chỉ thị 45/2020 của Bộ Chính trị cũng đã nêu rõ và chúng ta tin tưởng không có chuyện giới thiệu những người không đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp”, ông Lềnh nói.

MTTQ các cấp theo chức năng, thẩm quyền trong luật sẽ tiến hành giám sát quá trình giới thiệu những người ứng cử ở các cơ quan, đơn vị, địa phương để đảm bảo tiêu chuẩn này.

“Chúng tôi tin rằng nếu những người ứng cử được giới thiệu đáp ứng được tiêu chuẩn mà Bộ Chính trị đã quy định thì chắc chắn là chất lượng của QH khóa XV sẽ cao hơn nữa”, đồng chí Hầu A Lềnh kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала