Thương hiệu Big C chính thức chia tay người Việt sau 22 năm gắn bó

© Ảnh : TTXVN - Trần Quốc ViệtNgười dân mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội
Người dân mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nhằm tái định vị lại thương hiệu, chủ sở hữu Central Retail sẽ đổi tên các siêu thị trong tòa nhà thành Tops Market và trong trung tâm thương mại thành Go! trong năm nay, chấm dứt 22 năm tồn tại của thương hiệu Big C tại Việt Nam.

Từ ngày 01/03, cả 3 siêu thị Big C được đặt trong các tòa chung cư tại TP HCM gồm Big C An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã được tháo biển cũ và thay bằng tên gọi mới là Tops Market. Đồng thời,  4 siêu thị Big C tại Hà Nội tại The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Lê Trọng Tấn cũng sẽ hoàn tất chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý III.

Tại Lễ phát động, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” hỗ trợ tiêu thu trên 10 tấn nông sản cho người dân vùng dịch tỉnh Hải Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Siêu thị Big C Hà Nội sẽ 'giải cứu' hơn 70 tấn nông sản giúp Hải Dương

Theo chia sẻ hôm 02/03 của Central Retail, việc chuyển đổi thương hiệu Big C thành Tops Market và GO! là nhằm tái định vị thương hiệu với một diện mạo hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam, đi kèm với các cải tiến về không gian mua sắm.

Trên thực tế, từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 01/2021, các đại siêu thị Big C – loại siêu thị nằm trong trung tâm thương mại, đã chuyển đổi thành đại siêu thị GO!. Bao gồm 5 đại siêu thị đã đổi xong tên và đi vào hoạt động tọa lạc tại các các tỉnh, thành: Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Hạ Long và Vĩnh Phúc. Nằm trong kế hoạch định hình thương hiệu năm qua, ‘ông chủ’ Central Retail năm qua cũng đầu tư xây dựng mới các Đại siêu thị tại Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Buôn Ma Thuột và Quảng Ngãi, dự kiến trong năm nay, việc đổi tên sẽ được hoàn tất.

Số phận ‘long đong’ của Big C Việt Nam

Thực ra, kế hoạch chia tay thương hiệu Big C của Central Group vốn đã được đề ra từ năm 2016, khi mà tập đoàn Thái Lan này mua lại hệ thống Big C tại Việt Nam từ tập đoàn Casino của Pháp với giá 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỷ USD). Dù theo thỏa thuận của thương vụ thì Central có quyền dùng thương hiệu Big C trong 10 năm, tuy nhiên CEO của Central Group Tos Chirathivat nói rằng tập đoàn muốn đổi tên hệ thống Big C tại Việt Nam vào năm 2017 (một năm sau khi mua lại).

Các công nhân một nhà máy dệt ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2019
Tẩy chay Big C hay “gáo nước lạnh” để doanh nghiệp Việt Nam tỉnh ngộ?

Như vậy, từ năm sau, thương hiệu Big C sẽ chỉ tồn tại ở Thái Lan, vốn đang thuộc về một tập đoàn khác, với quá trình mua qua bán lại hai lần. Cụ thể, ban đầu thương hiệu Big C vốn do Tập đoàn TCC của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi lập ra vào năm 1993 và 6 năm sau TCC bán lại Big C tại Thái Lan cho Casino của Pháp. Đến năm 2016, Casino quyết định rao bán hệ thống Big C tại Thái Lan và Việt Nam nhằm nỗ lực cắt lỗ. Khi đó, nhờ mua được 58,6% cổ phần từ Casino, TCC đã thắng thế trong việc giành quyền kiểm soát Big C Thái Lan, còn Central Group chỉ giữ được 25% cổ phần.

Tuy nhiên, sau đó Central Group quyết định bán luôn số cổ phần tại Big C Thái Lan này cho TCC để dồn lực mua lại hệ thống Big C tại Việt Nam từ Casino. Nghĩa là Big C tại Thái Lan quay về với chủ cũ, còn Big C tại Việt Nam thuộc về Central. Ngay khi mua lại, thương hiệu này đã nằm trong kế hoạch sớm bị "khai tử". Hiện tại, dù chưa rõ Central Detail sẽ định vị lại thương hiệu cho Big C theo loại hình nào nhưng cái tên Big C đã gắn bó vơi người Việt 22 năm nay khó mà thay đổi. Một cư dân mạng cho hay:

“Dù đổi tên thế nào đi nữa người dân vẫn gọi là ‘đi Big C’ thôi, giống như Metro trước kia đổi tên thì bây giờ người dân vẫn gọi là ‘đi Metro’”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала