- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam – Singapore bàn về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19

© Ảnh : TTXVN phátPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Đăng ký
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Singapore Vivian Balakrishnan thảo luận quan hệ song phương, hợp tác ứng phó đại dịch Covid-19, xem xét khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine và cùng ASEAN giải quyết tình hình căng thẳng ở Myanmar.

Cập nhật, tin tức tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam chiều 4/3/2021: Bộ Y tế cho biết, cả nước có thêm 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới tại Hải Dương.

Việt Nam hiện đang tiến hành tuyển tình nguyện viên thử vaccine Covid-19 thứ hai Covivac (của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế IVAC).

Việt Nam công bố thêm 6 ca mắc Covid-19 ở Hải Dương

Thông báo lúc 18h ngày 4/3 của Bộ Y tế cho biết, trong ngày hôm nay Hải Dương vừa ghi nhận 6 ca bệnh mới. Các ca bệnh được ghi nhận tại huyện Kim Thành, Hải Dương. Trong số đó, bệnh nhân 2483, 2484, 2485 là người tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, đã ở khu vực phong tỏa từ ngày 2/3.

Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người

Hai bệnh nhân 2486 và 2488 ở tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành. Còn lại là bệnh nhân 2487, trú tại xã Phúc Thành, huyện Kim Thành. Cả 3 bệnh nhân trên đều là F1 và đã được cách ly tập trung từ ngày 2/3.

Trong ngày, có 22 trường hợp bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Đến lúc này, Việt Nam đã chữa khỏi cho 1.920 bệnh nhân Covid-19. Hiện có 10 tỉnh, thành phố đã qua 15 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, bao gồm Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP.HCM. Từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam phát hiện thêm 879 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, tại 13 tỉnh, thành phố.

Hiện Hải Dương đang là nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất từ trước đến nay. Hầu hết ca bệnh chủ yếu là F1, được sàng lọc trong khu phong tỏa. Từ 0h ngày 3/3, Hải Dương chính thức gỡ cách ly xã hội toàn tỉnh, bỏ phong tỏa đối với TP Chí Linh, huyện Cẩm Giàng.

© Ảnh : Mạnh Minh- TTXVNPhun khử khuẩn sau khi xe gom rác rời đi.
Việt Nam – Singapore bàn về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Phun khử khuẩn sau khi xe gom rác rời đi.

Các huyện, thành phố trong tỉnh Hải Dương được yêu cầu lập danh sách người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19, căn cứ theo 9 nhóm mà Bộ Y tế quy định.

Trong khi đó, tại TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) thành phố cho biết không còn áp dụng biện pháp cách ly tập trung với người từ tỉnh Hải Dương.

© Ảnh : Mạnh Minh- TTXVNLấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân trong xã Kim Tân, huyện Kim Thành.
Việt Nam – Singapore bàn về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân trong xã Kim Tân, huyện Kim Thành.

Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện có bệnh nhân 1823 (65 tuổi, trú ở Chiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội, sống cùng nhà với người mắc Covid-19, vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 2/1) đang có bệnh trạng diễn tiến nặng, với phổi bị tổn thương gần hết.

Dù đã qua 2 tháng điều trị, các chức năng sinh học của bệnh nhân vẫn không cải thiện. Theo bác sĩ Khiêm, ca bệnh này cần thời gian, không nên nôn nóng.

Việt Nam tuyển tình nguyện viên thử vaccine Covid-19 Covivac

Bắt đầu từ 5/3, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine Covivac.

Viện trưởng IVAC tại Nha Trang là Tiến sĩ Dương Hữu Thái cho biết, đơn vị đã hoàn thành các khâu tập huấn về quy trình thử nghiệm, khám, tuyển dụng tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine Covivac.

Nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế tại tỉnh Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Vaccine Covid-19 “Made in Vietnam” gây bất ngờ

Từ ngày 5/3, IVAC sẽ phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đại học Y Hà Nội bắt đầu tiến nhận đăng ký thử nghiệm vaccine từ các tình nguyện viên. Tình nguyện viên có thể đến trực tiếp Đại học Y Hà Nội, hoặc đăng ký qua điện thoại, thư điện tử hay trên website.

Giai đoạn 1 dự kiến được tiến hành thử nghiệm trên 120 người, trong độ tuổi 18-59. Các tình nguyện viên phải là người khỏe mạnh, là người lớn, hiểu rõ và hoàn toàn tình nguyện tham gia nghiên cứu, cân nặng, chiều cao phù hợp, cư trú trong khu vực nghiên cứu.

Trong thời gian thử nghiệm 13 tháng, các tình nguyện viên sẽ được khám 9 lần, tính từ lúc được chấp thuận tham gia thử nghiệm tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm hai mũi vaccine Covivac, thời gian giãn cách mỗi mũi là 28 ngày. Họ sẽ lưu lại địa điểm thử nghiệm (được trang bị đầy đủ giường bệnh, vật tư y tế) trong vòng 24h sau tiêm để theo dõi vấn đề an toàn. Họ sẽ được lấy mẫu máu 7 lần, gồm trước khi tiêm và 7 ngày sau mỗi lần tiêm nhằm đánh giá sức khỏe, đo lượng kháng thể trong máu.

Với các tình nguyện viên là nữ, họ phải đồng ý sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong ít nhất 28 ngày sau khi tiêm liều thứ hai. Ngoài ra, các tình nguyện viên đáp ứng các tiêu chí loại trừ như không tiêm vaccine khác trong vòng 28 ngày, không có tiền sử dị ứng vaccine, ung thư...

Các yêu cầu trên để nhằm tránh nhầm lẫn biểu hiện của vaccine với bệnh lý sẵn có của tình nguyện viên, đảm bảo các kết quả thu được có thể khẳng định tính an toàn và hiệu quả của Covivac trên người tình nguyện khỏe mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Thủ tướng yêu cầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ tuần này

Các tình nguyện viên sẽ được hỗ trợ 300.000 đồng chi phí đi lại, thời gian mỗi lần thăm khám. Lần thứ hai thăm khám có mũi tiêm 1 và mũi 2, họ được hỗ trợ lần lượt 1 triệu đồng và 500.000 đồng.

Tiến sĩ Dương Hữu Thái cho biết, vaccine Covivac được điều chế trong phòng thí nghiệm, có kết quả an toàn khi thử nghiệm trên động vật thí nghiệm. Vaccine sẽ phải trải qua tối thiểu 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người để đánh giá độ an toàn, khả năng phòng bệnh,…trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi.

IVAC là đơn vị nghiên cứu, phát triển vaccine Covivac. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam được cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người. Mũi tiêm đầu tiên giai đoạn 1 dự kiến sẽ được thực hiện vào giữa tháng 3. Công nghệ sản xuất vaccine là từ công nghệ trứng gà có phôi, đã được IVAC ứng dụng sản xuất nhiều sản phẩm như vaccine cúm mùa, H5N1.

Qua đánh giá ban đầu tiền lâm sàng từ các đơn vị nghiên cứu ở Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam, vaccine Covivac có hiệu quả chống lại biến chủng nCoV Anh và Nam Phi. IVAC dự kiến sẽ cung cấp Covivac ra thị trường với giá 60.000 đồng một liều.

Việt Nam và Singapore thảo luận về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine

Ngày 4/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm thảo luận với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan về quan hệ song phương giữa hai nước, cũng như các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức (IAMM). - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Myanmar đổ máu, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Tại cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan đã bày tỏ chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được bầu lại vào Bộ Chính trị. Ông Vivian Balakrishnan cũng chúc mừng Việt Nam về thành tích kiểm soát dịch Covid-19 và các thành tựu phát triển kinh tế xã hội. Ngoại trưởng Singapore khẳng định đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay.

Về phần mình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn Singapore đã tích cực ủng hộ Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đồng chí Phạm Bình Minh đề nghị hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác trao đổi đoàn cấp cao và các cấp vào thời điểm phù hợp, cũng như bày tỏ mong muốn Singapore hợp tác và hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine an toàn, hiệu quả.

Tại cuộc điện đàm, hai Bộ trưởng đã thảo luận về các biện pháp đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch, mở cửa và tạo thuận lợi cho đi lại. Đặc biệt, hai phía đã trao đổi về kế hoạch tiêm chủng vaccine cũng như khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine.

© Ảnh : TTXVN phátPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Việt Nam – Singapore bàn về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Nhân dịp này, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan đã chia sẻ kinh nghiệm của Singapore về sáng kiến “Kết nối tại Changi” nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nhân quốc tế gặp gỡ và trao đổi tại sân bay. Ông Balakrishnan cho biết sẵn sàng tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam quá cảnh Singapore để về Việt Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Bình Minh và người đồng cấp cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Myanmar. Hai bên cùng chia sẻ mong muốn tình hình Myanmar sớm ổn định, vì hòa bình và hợp tác ở khu vực, đóng góp cho hợp tác cũng như vai trò và uy tín của ASEAN. Việt Nam và Singapore nhất trí tiếp tục tham gia vào các nỗ lực chung của ASEAN đóng góp vào việc tìm giải pháp cho vấn đề Myanmar.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала