Mỹ không muốn từ bỏ vũ khí tự động vì lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt về trí tuệ nhân tạo

© AFP 2023 / Wang ZhaoPhương tiện bay không người lái CH-7 HALE tại triển lãm Airshow China 2018
Phương tiện bay không người lái CH-7 HALE tại triển lãm Airshow China 2018 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Đăng ký
Mỹ nên bác bỏ những quan điểm kêu gọi cấm các loại vũ khí tự động sử dụng công nghệ AI trên toàn cầu. Báo cáo của Ủy ban An ninh quốc gia (Mỹ) về trí tuệ nhân tạo gửi lên Tổng thống và Quốc hội rút ra kết luận này.

Nhóm soạn thảo báo cáo nhận định rằng, trong chiến tranh hiện đại, thời gian đưa ra quyết định ngày càng thu hẹp và con người không còn có thể phản ứng đủ nhanh trước các mối đe dọa. 

Siêu máy tính Sunway TaihuLight của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2019
Trung Quốc thực hiện bước nhảy vọt vươn tới vị trí thống soái trong lĩnh vực siêu máy tính

Báo cáo này là kết quả làm việc trong hai năm của một nhóm lớn do cựu giám đốc Google Eric Schmidt, hiện là người đứng đầu Ủy ban An ninh về Trí tuệ Nhân tạo và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Work dẫn đầu. Nội dung chính của báo cáo là phải làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI vào năm 2030. Các khuyến nghị cho Tổng thống và Quốc hội bao gồm tăng gấp đôi chi tiêu của Mỹ cho nghiên cứu AI dân sự lên 32 tỷ USD vào năm 2026, nới lỏng luật nhập cư để giúp thu hút nhân tài từ nước ngoài, bao gồm nỗ lực gia tăng tình trạng "chảy máu chất xám" từ Trung Quốc, tạo ra một cấu trúc đặc biệt có thể giúp Tổng thống Mỹ phát triển chính sách toàn diện về AI. 

© AFP 2023 / DANI POZOCựu giám đốc Google, người đứng đầu Ủy ban An ninh về Trí tuệ Nhân tạo Eric Schmidt
Mỹ không muốn từ bỏ vũ khí tự động vì lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt về trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Cựu giám đốc Google, người đứng đầu Ủy ban An ninh về Trí tuệ Nhân tạo Eric Schmidt

Kết nối các công nghệ AI với tổ hợp công nghiệp-quân sự

Ý tưởng chính như sợi chỉ đỏ xuyên qua báo cáo là sự kết nối giữa các công nghệ AI với tổ hợp công nghiệp-quân sự. Báo cáo lưu ý rằng, trong nhiều thập kỷ Hoa Kỳ đã dựa vào sự phát triển của các thiết bị quân sự "hạng nặng" - tàu chiến, tàu sân bay, v.v., và hiện nay Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc ứng dụng công nghệ AI vào quân sự. Các tác giả của báo cáo cảnh báo rằng, bây giờ làm vẫn chưa muộn, nhưng nếu không làm ngay bây giờ thì Trung Quốc, với các UAV hoạt động theo “bầy đàn”, sẽ có thể thắng Mỹ trong cuộc xung đột quân sự tiềm tàng, dù Hoa Kỳ đang sở hữu một hạm đội hùng mạnh. 

© Ảnh : ZiyanMáy bay không người lái Blowfish A2 của Trung Quốc
Mỹ không muốn từ bỏ vũ khí tự động vì lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt về trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Máy bay không người lái Blowfish A2 của Trung Quốc

Chính sách của Hoa Kỳ hạn chế nguồn cung cho Trung Quốc

Để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng về công nghệ của Trung Quốc và duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ về thiết kế chip cho hệ thống AI trong ít nhất hai thế hệ tiếp theo, các tác giả của báo cáo đề xuất tiếp tục chính sách hạn chế cung cấp cho Trung Quốc các lọai thiết bị để sản xuất chip thế hệ mới nhất, cũng như giám sát cẩn thận việc cung cấp các công nghệ cao cho Trung Quốc. Ví dụ, các công ty công nghệ cao của Mỹ nên báo cáo hàng quý về sự hợp tác với Trung Quốc. Các công ty cần phải chắc chắn rằng, Trung Quốc không sử dụng các công nghệ của họ để vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra sự cần thiết phải chuyển các nhà máy toàn chu kỳ quan trọng nhất, bao gồm cả nhà máy sản xuất chip, sang Hoa Kỳ. Các tác giả của báo cáo viết, để có như vậy cần phải cung cấp các ưu đãi thuế nghiêm túc. Đây là một biện pháp quan trọng, vì Hoa Kỳ không nên phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng nước ngoài, đặc biệt là các chuỗi cung ứng của Trung Quốc. 

Logo Huawei tại Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2020
“Chiến tranh lạnh công nghệ” với Trung Quốc sẽ kết thúc thế nào?

Các chuyên gia phản đối việc sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự

Nhiều chuyên gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối việc sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự và phát triển vũ khí sát thương tự động. Bản báo cáo này cũng bị chỉ trích vì nó hợp pháp hóa robot giết người, theo một số nhà khoa học. Tuy nhiên, các diễn giả Mỹ lập luận rằng, hai đối thủ tiềm tàng của Mỹ - Trung Quốc và Nga - có thể sẽ không tham gia hiệp định cấm các vũ khí AI như vậy. Và trong trường hợp này, Hoa Kỳ sẽ trở nên dễ bị tổn thương. Ngoài ra còn có vấn đề với cách phân loại vũ khí tự động, chuyên gia quân sự Vasily Kashin, nghiên cứu viên cao cấp của Trường Kinh tế cao cấp tại Mátxcơva, giải thích. 

© AFP 2023 / Wang Zhao Hội nghị robot thế giới tại Bắc Kinh, năm 2015
Mỹ không muốn từ bỏ vũ khí tự động vì lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt về trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Hội nghị robot thế giới tại Bắc Kinh, năm 2015
“Hiện có vấn đề với việc phát triển tiêu chí cho các hệ thống vũ khí tự động. Nói một cách chính xác, ngay vào những năm 1960 và 1970, một số loại vũ khí đã có thể hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động. Ví dụ, hệ thống pháo phòng không trên tàu và một số hệ thống tên lửa phòng không có thể phát hiện mục tiêu, lựa chọn mục tiêu nguy hiểm nhất và bắn vào mục tiêu đó. Tất nhiên, đây không phải là trí tuệ nhân tạo, đây là tự động hóa. Nhưng, xét từ góc độ pháp lý, hệ thống này khác với robot chiến đấu có trí tuệ nhân tạo như thế nào? Phải làm thế nào để xác minh những khác biệt này? Đây là một vấn đề”.
Robot chiến đấu Udar - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Robot chiến đấu Udar sẽ có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập

Nhóm soạn thảo báo cáo cho rằng, vấn đề này có thể được giải quyết khá đơn giản: nếu các hệ thống vũ khí tự động đã vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết và chúng được sử dụng dưới sự chỉ huy của con người, thì các hệ thống như vậy không vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế. Trung Quốc có lập trường tương tự về vấn đề này.

Tuy nhiên, vào năm 2018, tại cuộc họp của một nhóm chuyên gia chính phủ về các hệ thống vũ khí tự động gây chết người, Trung Quốc là thành viên thường trực đầu tiên của Hội đồng Bảo an LHQ ủng hộ lệnh cấm các hệ thống vũ khí tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, với điều kiện là các hệ thống vũ khí tự động gây chết người là các hệ thống không cần sự can thiệp và kiểm soát của con người trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Nói cách khác, các hệ thống vũ khí tự động, ít nhất về mặt kỹ thuật cung cấp khả năng kiểm soát của con người, không nằm trong lệnh cấm do Trung Quốc hậu thuẫn. Hơn nữa, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến ​​cấm sử dụng các hệ thống hoàn toàn tự động chứ không phải việc phát triển và sản xuất chúng. Trong mọi trường hợp, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang phát triển các hệ thống vũ khí như vậy và cả ba nước này đều không đồng ý với các biện pháp nghiêm cấm các hệ thống như vậy, ông Kashin nhấn mạnh. 

Robot - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2020
"Họ không biết điều gì sẽ xảy ra": Mỹ muốn đối phó với Nga và Trung Quốc như thế nào?

“Các chuyên gia Nga cho rằng, hiệp ước hạn chế sự phát triển của các hệ thống vũ khí tự động là không quá cần thiết và rất khó thực hiện, vì rất khó để xây dựng các tiêu chí khách quan cho các hệ thống như vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga thừa nhận rằng, phải làm gì đó để giải quyết vấn đề này. Phía Trung Quốc cũng cho rằng, cần có một thỏa thuận về vấn đề này. Vào năm 2018, Trung Quốc thậm chí lên tiếng ủng hộ lệnh cấm sử dụng vũ khí này, nhưng không nói gì về việc cấm phát triển và sản xuất nó. Nhưng, sau đó Bắc Kinh đã không còn đề cập đến chủ đề này". 

Tình hình với vũ khí tự động ngày càng giống với cách tiếp cận của các cường quốc quân sự đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân. Không quốc gia nào muốn đơn phương cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình, vì sự cân bằng về số lượng và chất lượng vũ khí hạt nhân cho phép duy trì sự ổn định chiến lược và bảo vệ chắc chắn chống những rủi ro của việc sử dụng hạt nhân trong tương lai. Nhân tiện, các tác giả báo cáo của Ủy ban An ninh Quốc gia về AI đưa ra một ý kiến về vũ khí hạt nhân. Theo quan điểm của họ, không nên sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào những vũ khí như vậy trong các hệ thống vũ khí tự động, và chỉ có Tổng thống mới có quyền đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала