Hé mở bí mật về 'Bảo tàng về Giới' giàu bản sắc tại Đông Nam Á

© Sputnik / Taras IvanovTrưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm, Đẹp, Vui.
Trưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm, Đẹp, Vui. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Không chỉ là bảo tàng về Giới giàu bản sắc tại Đông Nam Á, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn là nơi bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá về người phụ nữ trong lịch sử và hiện tại. Nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, hãy cùng Sputnik khám phá nhiều điều thú vị về bảo tàng này nhé.

Tháng 3, cơn mưa phùn mùa xuân cùng với cái rét mong manh khẽ đùa nhau trên từng con phố. Những ngày này thật thích hợp khi rong ruổi, khám phá những địa điểm hấp dẫn tại Hà Nội, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm trên đường Lý Thường Kiệt, trung tâm thủ đô Hà Nội hứa hẹn mở ra cho các bạn nhiều điều mới mẻ.

Bảo tàng Giới độc đáo

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập vào năm 1987, thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một bảo tàng Giới với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình.

Hiện tại, hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam gồm ba 3 chủ đề: Phụ nữ trong Gia đình; Phụ nữ trong Lịch sử; Thời trang nữ và trưng bày chuyên đề: Trưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm, Đẹp, Vui. Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, Bảo tàng tổ chức nhiều cuộc trưng bày chuyên đề với phương pháp tiếp cận mới, phản ánh sự phát triển và thay đổi của xã hội đương đại bằng các dự án hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhóm phụ nữ và trẻ em.

© Sputnik / Taras IvanovTrưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm, Đẹp, Vui.
Hé mở bí mật về 'Bảo tàng về Giới' giàu bản sắc tại Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Trưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm, Đẹp, Vui.

Trải qua chặng đường phát triển sáng tạo và không ngừng đổi mới, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được đông đảo công chúng trong nước và quốc tế đón nhận.

Cuốn hút từ những điều dung dị

Với diện tích trưng bày gần 2.000m2 và hệ thống kho lưu giữ hơn 40.000 tài liệu, hiện vật, Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ cho biết, điều tạo nên sự cuốn hút của Bảo tàng nằm ở chính những câu chuyện từ hiện vật thật gắn với con người thật nhưng tràn đầy cảm xúc. Bà Nguyễn Hải Vân cho biết:

"Hệ thống trưng bày hiện nay đang kể câu chuyện ở nhiều góc nhìn khác nhau về người phụ nữ Việt Nam. Đó là những câu chuyện rất mộc mạc, giản dị thông qua những tập tục, những đóng góp tảo tần trong lao động của người phụ nữ. Quan trọng nhất là mỗi câu chuyện đó được kể từ những hiện vật thật gắn với những nhân vật thật nên tạo được rất nhiều cảm xúc cho người xem. Ở chủ đề Phụ nữ trong Lịch sử, chúng tôi kể câu chuyện về người phụ nữ trong cuộc đấu tranh ở thế kỷ 20 giành độc lập, tự do cho dân tộc. Chúng tôi muốn khắc họa lại một cuộc sống bình dị, đời thường của những người phụ nữ khi buộc phải tham gia vào chiến tranh mà ở đó họ toát lên nội lực mạnh mẽ, đó là tinh thần lạc quan và tin tưởng vào tự do của dân tộc, hòa bình của đất nước. Họ sẵn sàng hy sinh, đem sứ mệnh của mình tham gia vào công việc khi đất nước cần. Công việc của họ tuy nhỏ bé nhưng mang lại sức mạnh phi thường cho cuộc kháng chiến. Chính những hình ảnh và câu chuyện đó đã phản ánh chân thực hình ảnh người phụ nữ không tô vẽ, toát lên bản chất của người phụ nữ Việt Nam".
© Sputnik / Taras IvanovBà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ
Hé mở bí mật về 'Bảo tàng về Giới' giàu bản sắc tại Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ

Không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách nước ngoài, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn là nơi đón tiếp các đoàn ngoại giao khi thăm Việt Nam, đặc biệt là phu nhân của các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới. Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Hải Vân chia sẻ: 

“Chúng tôi tự hào là địa điểm đón tiếp phu nhân của các nguyên thủ quốc gia vào mỗi dịp công du Việt Nam. Lúc đầu có lẽ họ cũng chưa thể mường tượng được hết nhưng khi tham quan Bảo tàng phụ nữ thì tất cả đều dâng trào cảm xúc chung là sự Thán Phục. Và một số đoàn phu nhân còn tìm thấy được chính bản thân mình tại chính Bảo tàng Phụ nữ này vì  sự gần gũi của những câu chuyện và hiện vật trưng bày".

Bảo tàng Phụ nữ - Cầu nối thắt chặt tình hữu nghị Việt - Nga

Chia sẻ với phóng viên Sputnik về chuyến thăm và làm việc tại Nga năm 2019 về thúc đẩy hợp tác, trong đó có hợp tác về Giới, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết:

Bà Maria Taruntaeva cùng các đồng nghiệp trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Cán bộ UNFPA: 'Phụ nữ Việt Nam rất mạnh mẽ với khả năng cân bằng tuyệt vời'

“Đoàn công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các giáo sư, thảo luận về chính sách kinh tế - xã hội của Nga với phụ nữ, làm việc với Hội phụ nữ Nga và một số tổ chức khác về các hoạt động hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp Năm chéo Nga - Việt 2019, Việt - Nga 2020, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức triển lãm ảnh “Nghĩa tình Nga - Việt” tại  trụ sở Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga; làm việc với Ủy ban Đối ngoại TP. Xanh Pê-téc-bua về khả năng và triển vọng hợp tác, giao lưu giữa phụ nữ và nhân dân dân hai nước trong thời gian tới. Đồng thời, Bảo tàng cũng là đơn vị kết nối, giúp đỡ Ủy ban Ban đối ngoại Chính quyền thành phố Saint Petersburg tìm kiếm thông tin về Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam Trần Dưỡng - con nuôi của Anh hùng Irina Levchenko của Nga. Chỉ chưa đầy 24h, nhờ sự giúp đỡ của GS. Nguyễn Cảnh Toàn và Nhóm "Hoài niệm Liên Xô” thông tin của người con nuôi Anh hùng Liên Xô Levchenko đã được tìm thấy. Các bạn Nga đã rất xúc động và thán phục về kết quả này".
Linh hoạt thích ứng với COVID-19

Dịch COVID-19 bùng phát quá nhanh khiến Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ Bảo tàng hết sức bất ngờ. Trước đó, mỗi ngày Bảo tàng đón từ 500 - 600 lượt khách. Bình tĩnh, sáng suốt phản ứng với đại dịch là những gì Ban lãnh đạo và cán bộ Bảo tàng đã và đang làm. Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết:

“Đầu tiên chúng tôi lấy lại tinh thần bằng cách hưởng ứng bài hát "Ghen Cô Vy” thông qua việc làm clip về rửa tay, khử khuẩn, thực hiện giãn cách do chính đội ngũ cán bộ Bảo tàng thực hiện. Rất vui khi clip "Ghen Cô Vy” đưa lên Fanpage và nhận được hàng nghìn like của cộng đồng mạng. Bảo tàng cũng là một trong những đơn vị đầu tiên có clip hưởng ứng như vậy trên mạng xã hội".

Bảo tàng tiếp tục tìm cách thay đổi hình thức hoạt động của mình. Thay đổi đầu tiên là việc sử dụng nền tảng công nghệ số để tuyên truyền về hoạt động. Từ nỗ lực và tình yêu nghề, Bảo tàng đã xây dựng đề án "Trưng bày online" để mang bảo tàng đến với công chúng. Bà Nguyễn Hải Vân trải lòng:

“Trong thực thế giãn cách xã hội, cũng như các hoạt động tham quan du lịch tạm dừng hoạt động, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam xác định phương châm: Công chúng không đến được bảo tàng, chúng tôi mang bảo tàng tới công chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tự mày mò, tìm hiểu, học hỏi, kết nối để xây dựng những trưng bày online và seri 05 clip giới thiệu câu chuyện hiện vật bảo tàng. Những sản phẩm bước đầu sơ khai trên nền tảng mạng này được chúng tôi đăng tải trên Fanpage Facebook, website, Youtube... và một số mạng lưới truyền thông quốc tế như Hiệp hội Bảo tàng phụ nữ thế giới, Hiệp hội Bảo tàng Á - Âu (ASEMUS)  nhận được feedback rất tốt".

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động truyền thông, trưng bày trên; Bảo tàng vẫn không ngừng thực hiện hoạt động sưu tầm nguồn tài liệu, hiện vật, hình ảnh. Tính đến ngày 3/3/2021, Bảo tàng đã tiếp nhận được gần 1000 tài liệu, hình ảnh và hiện vật quý.

 

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Anh TuấnNhà báo Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng 358 bức ảnh về phụ nữ trong cuộc sống thường ngày, làng nghề… cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Nhà báo Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng 358 bức ảnh về phụ nữ trong cuộc sống thường ngày, làng nghề… cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
1/2
Nhà báo Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng 358 bức ảnh về phụ nữ trong cuộc sống thường ngày, làng nghề… cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Anh TuấnPGS.TS Nguyễn Thị Phượng trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 3 cuốn nhật ký từ năm 1960 – 1976.
PGS.TS Nguyễn Thị Phượng trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 3 cuốn nhật ký từ năm 1960 – 1976. - Sputnik Việt Nam
2/2
PGS.TS Nguyễn Thị Phượng trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 3 cuốn nhật ký từ năm 1960 – 1976.
1/2
Nhà báo Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng 358 bức ảnh về phụ nữ trong cuộc sống thường ngày, làng nghề… cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
2/2
PGS.TS Nguyễn Thị Phượng trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 3 cuốn nhật ký từ năm 1960 – 1976.

Trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ tổ chức Lễ đón nhận hiện vật từ người nước ngoài đã sưu tầm và tặng cho Bảo tàng, đồng thời dự kiến sẽ có các hoạt động đặc sắc tôn vinh tà Áo dài Việt Nam.

© Sputnik / Taras IvanovPhụ nữ trong Lịch sử tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Hé mở bí mật về 'Bảo tàng về Giới' giàu bản sắc tại Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Phụ nữ trong Lịch sử tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала