Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đúng và sai trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc?

© REUTERS / Thomas PeterNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Đăng ký
Vào ngày Chủ nhật, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tổ chức một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, đề cập đến các vấn đề rất nhạy cảm, theo nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik viết trong bài báo của mình.

Rõ ràng điểm đầu tiên trong số các vấn đề của ngoại giao Trung Quốc - mối quan hệ với Hoa Kỳ, hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng mười năm qua. Đội ngũ nhân sự mới của Nhà Trắng không đặt nhiều hy vọng vào sự nồng ấm trong mối quan hệ. Tuy nhiên, ông Vương Nghị nói về điều đó tương đối bình thản, dường như hy vọng vào một điều gì đó có thể thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ. Ông thừa nhận có những cơ sở cho sự xung đột: "Là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đang cạnh tranh với nhau". Đồng thời, ông nhắc lại cách tiếp cận truyền thống của Bắc Kinh: "Chủ yếu là tranh đua trên cơ sở trung thực, công bằng, thúc đẩy cùng tiến bộ, giúp đỡ lẫn nhau, và không tấn công lẫn nhau trong trò chơi có tổng bằng không (hai bên cùng thiệt hại)".

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2021
Tại sao Ngoại trưởng Trung Quốc “bỏ qua” Việt Nam?

Vương Nghị thừa nhận khả năng hợp tác giữa hai nước về các vấn đề đại dịch và môi trường, nhưng gay gắt lên án việc  Washington tự cho mình quyền lên án lãnh đạo Trung Quốc về đường lối trong một số vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như Đài Loan, Hồng Kông và những khu vực khác. Ông đã vạch ra một "đường đỏ" mà Washington không nên vượt qua.  

Theo ý kiến  hầu hết các quốc gia trên thế giới, Đài Loan là một phần không thể thiếu của Trung Quốc, giống như Khu tự trị Tân Cương và Đặc khu hành chính Hồng Kông, và do đó, rất khó để thừa nhận Washington có quyền can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của Bắc Kinh. Mặc dù ở phương Tây, kể cả Hoa Kỳ, họ thích rao giảng cho các quốc gia khác về cái gọi là nhân quyền. Các ví dụ gần đây bao gồm các chỉ trích vào Moskva trong trường hợp của lãnh đạo đối lập Navalny, vào chính phủ quân sự hiện tại của Myanmar vì lên nắm quyền bằng vũ lực, vào Hà Nội vì đã bắt giữ các nhà báo tự do. Danh sách các ví dụ có thể kéo dài. Nhưng chính quyền Trung Quốc, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền không cho phép bất kỳ ai từ bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

© AFP 2023 / TED ALJIBETàu Trung Quốc trên Biển Đông
Đúng và sai trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Tàu Trung Quốc trên Biển Đông

Ở một khía cạnh khác, điều đáng quan tâm là phát biểu của Vương Nghị về Biển Đông. Theo lời ông ta, có thể thấy Bắc Kinh coi vùng biển này giống như một vùng nước nội địa của Trung Quốc. Và điều này không phải như vậy, hoàn toàn không phải vậy, nếu tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế. Biển Đông là vùng biển quốc tế, ngoại trừ vùng nước 12 dặm ven biển ngoài khơi bờ biển các nước trong khu vực. Và tàu thuyền tất cả các nước trên thế giới - cả Trung Quốc và Việt Nam, Mỹ và Nga - đều có quyền đi lại tự do trên đó. Đồng thời, Bắc Kinh nên nhớ luật hàng hải hiện đại không cho phép tuyên bố về các vùng lãnh hải hoặc Đặc quyền Kinh tế xung quanh các bãi đá và bãi đá ngầm, và đây chính là hiện trạng của hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vì vậy, Vương Nghị đã sai khi đưa Biển Đông vào phạm vi thẩm quyền nội bộ của chính quyền Trung Quốc.

Nhà hòa bình Vương Nghị

Đối với mối quan hệ với các nước láng giềng, mong muốn của chính quyền Trung Quốc đề xuất một chương trình nghị sự hòa hoãn là điều hiển nhiên. Hòa bình mới được lập lại ở biên giới Trung - Ấn. Nhưng Bắc Kinh đề nghị tiến xa hơn theo con đường láng giềng tốt: “Trung Quốc và Ấn Độ nên là bạn bè và đối tác, không phải là mối đe dọa cho nhau hay đối thủ cạnh tranh. Chúng ta phải cùng  giúp nhau xây dựng ”, Vương Nghị nói, đồng thời cũng kêu gọi mối quan hệ tốt hơn với Nhật Bản.

Đối với khu vực Đông Nam Á, Ngoại trưởng cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường quan hệ thương mại với các nước, cung cấp hỗ trợ vắc xin phòng chống coronavirus. Ông cũng bày tỏ ý định của phía Trung Quốc thúc đẩy đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Cần phải nhắc lại trước đó Vương Nghị đã hứa sẽ hoàn thành các cuộc đàm phán này vào năm 2021.

Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2021
Cảnh sát biển Trung Quốc nhận được phép tấn công

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng cố gắng trấn an các nước láng giềng về Luật Bảo vệ bờ biển Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1 tháng Hai. Theo đó, Cảnh sát biễn nước này có quyền sử dụng vũ khí chống lại các tàu hoặc công trình nước ngoài mà theo quan điểm của Trung Quốc, xuất hiện trái phép trên lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là của mình. Vương Nghị nhấn mạnh luật này "không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào". Nhưng vấn đề duy nhất là những tuyên bố này khó có thể xoa dịu các nước láng giềng của Trung Quốc. Vì xét cho cùng, văn bản cho phép sử dụng vũ lực đối với tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала