Paris giảm thiểu tác hại từ các vụ thử nghiệm hạt nhân ở Polynesia thuộc Pháp

© AFP 2023Các vụ thử hạt nhân tại Mururoa, 1971
Các vụ thử hạt nhân tại Mururoa, 1971 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Đăng ký
Pháp đã liên tục hạ thấp tác động thảm khốc của các vụ thử hạt nhân ở Polynesia thuộc Pháp trong những năm 1960 -1970, có thể hơn 100.000 người yêu cầu bồi thường về vụ này, The Guardian đưa tin, với tham chiếu một nghiên cứu mới.

Như The Guardian nhắc lại, từ năm 1966 đến năm 1996, Pháp đã tiến hành 193 vụ thử vũ khí hạt nhân tại các đảo san hô Mururoa và Fangataufa. Đồng thời, các cuộc thử nghiệm dưới lòng đất chỉ bắt đầu được thực hiện sau năm 1974, và trước đó 41 vụ nổ đã xảy ra trong khí quyển, khiến người dân địa phương, những người làm công việc huấn luyện công nhân và binh lính Pháp bị phơi nhiễm với mức độ phóng xạ cao.

ngày tận thế - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2018
Hành tinh của chúng ta dễ bị phá huỷ. Tại sao không được tiến hành thử bom hạt nhân nữa

Giải mật tài liệu

Bản phân tích gồm 2.000 trang tài liệu, bản đồ, ảnh, các tài liệu khác và lời khai miệng đã được giải mật gần đây của Bộ Quốc phòng Pháp được công bố là kết quả nỗ lực hợp tác giữa  phòng báo chí điều tra Disclose, chương trình khoa học và an ninh toàn cầu của Đại học Princeton cùng với nhóm nghiên cứu về tìm kiếm công lý môi trường Interprt. Trong báo cáo của mình, được đặt tên là Hồ sơ Mururoa (The Mururoa Files), các nhà khoa học đã tái hiện chi tiết ba vụ nổ hạt nhân quan trọng: Aldebaran vào năm 1966, Enceladus vào năm 1971 và Centauri trong năm 1974. Theo kết quả của công trình nghiên cứu, hậu quả của các cuộc thử nghiệm nghiêm trọng hơn nhiều so với việc được chính thức công nhận.

Tổng biên tập Joffrey Livosi của Disclose nói: công trình này là "nỗ lực khoa học thực sự độc lập đầu tiên nhằm đánh giá mức độ thiệt hại" và thừa nhận rằng vụ thử bom hạt nhân của Pháp đã dẫn đến hậu quả- hàng nghìn người thương vong. Theo nhà báo, Pháp đã "cố gắng hết sức để che giấu di sản độc hại" của những vụ nổ đó. Ví dụ, vào tháng trước, trong bản báo cáo về ảnh hưởng sức khỏe của người dân, Viện nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia chỉ ra rằng họ "không thể đưa ra kết luận chắc chắn" về mối liên hệ giữa các thử nghiệm và vô số trường hợp bệnh ung thư trên các hòn đảo. Đồng thời, các chuyên gia Pháp nhấn mạnh cần làm rõ số liệu về liều lượng ước tính.

Về phần mình, The Mururoa Files dựa trên mô hình chỉ một lần thử nghiệm Centauri cho rằng Paris đã hạ thấp mức độ ô nhiễm của Tahiti “ không nhiều, không ít ” đến 40%. Sử dụng dữ liệu từ cơ quan khí tượng, lưu trữ quân sự và hồ sơ của các nhà khoa học về kích thước của đám mây hình nấm sau vụ nổ hạt nhân, nhóm nghiên cứu đã dự đoán tình trạng nó đi qua Tahiti và 80 nghìn cư dân của Papeete, thủ phủ của Polynesia thuộc Pháp như thế nào. Người ta cho rằng đám mây sẽ đi về phía bắc, nhưng thay vì độ cao dự tính là 9 nghìn mét, nó vẫn ở độ cao khoảng 5,2 nghìn mét. Nó di chuyển đều đặn về phía tây tới Tahiti, và vào lúc 2 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, 42 giờ sau vụ nổ, nó đã đến được hòn đảo, nơi không có biện pháp nào được thực hiện để bảo vệ cư dân sống ở đó.

Theo tính toán mới, cư dân của một số khu vực ở Papeete đã nhận liều lượng bức xạ cao gấp 2-3 lần so với con số được chỉ ra trong  nghiên cứu năm 2006 của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp. Ngoài ra, dự án mới đã công bố một bản báo cáo mật được Paris gửi cho Chính phủ Polynesia vào năm ngoái. Trong đó, chính phủ Pháp lần đầu tiên công nhận rằng tâm điểm của bệnh ung thư tuyến giáp ở quần đảo Gambier là hậu quả trực tiếp của việc nhiễm phóng xạ sau các vụ thử hạt nhân. Theo lời khai của nhiều nhân chứng, cư dân địa phương từng là trẻ em trong thời gian diễn ra các cuộc thử nghiệm, trên các hòn đảo, người dân mắc bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, phổi, cũng như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, các bệnh về xương và cơ liên quan đến nhiễm độc stronti và cesium. Nhóm tác giả của Hồ sơ Mururoa cũng trích dẫn thư từ mật từ năm 2017, trong đó quân đội Pháp - có thể là lần đầu tiên - không dưới một phần ba trong số 6.000 quân nhân tham gia tiến hành các cuộc thử nghiệm năm 1966-1974 sau đó đã phát hiện mắc ít nhất  một loại bệnh ung thư.

© AFP 2023Vụ thử hạt nhân tại Mururoa, 1970
Paris giảm thiểu tác hại từ các vụ thử nghiệm hạt nhân ở Polynesia thuộc Pháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Vụ thử hạt nhân tại Mururoa, 1970

Chi trả tiền bồi thường cho nạn nhân

Bất chấp lo ngại, Pháp chỉ thành lập một ủy ban chi trả tiền bồi thường cho các nạn nhân dân sự và quân sự vào năm 2010. Về lý thuyết, người nộp đơn chỉ cần cung cấp bằng chứng rằng họ đang sống ở Polynesia thuộc Pháp vào thời điểm thử nghiệm và mắc một trong 23 dạng ung thư do hậu quả của ô nhiễm phóng xạ để được thanh toán tiền bồi thường. Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức này mới đáp ứng yêu cầu của 454 người, trong đó chỉ có 63 cư dân địa phương, và đã từ chối xem xét hơn 80% yêu cầu mà không đưa ra giải thích lý do. Theo  các nhà nghiên cứu cho hay, nhiều gia đình, trong đó có nhiều người mắc nhiều bệnh ung thư đã từ bỏ việc cố gắng nhận tiền bồi thường. Họ không có thông tin về tình trạng sức khỏe cần thiết cho việc này, cũng như khả năng xác định chính xác mức độ phơi nhiễm bức xạ: mặc dù có 26 điểm quan sát về mức độ bức xạ, trên thực tế, chỉ 20% số hòn đảo đang thực sự theo dõi ảnh hưởng của các cuộc thử nghiệm. Vấn đề cũng do thiết bị bị lỗi: vào năm 1971, các trạm đo bức xạ có sai số là 50%.

© AFP 2023 / ECPACơ sở hạ tầng cho các vụ thử hạt nhân của Pháp tại Mururoa Atoll
Paris giảm thiểu tác hại từ các vụ thử nghiệm hạt nhân ở Polynesia thuộc Pháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Cơ sở hạ tầng cho các vụ thử hạt nhân của Pháp tại Mururoa Atoll

Hơn nữa, những người tham gia dự án mới nhận thấy rằng ủy ban bồi thường trong các quyết định của mình được hướng dẫn bởi báo cáo của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp từ năm 2006, được Bộ Quốc phòng đặt hàng và tài trợ. Nhờ các mẫu do quân đội thu thập sau khi thử nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể xác định liều lượng bức xạ thực sự từ việc ô nhiễm đám mây nguyên tử, bụi độc hại, hít phải các hạt ô nhiễm và đặc biệt là việc tiêu thụ nước mưa bị ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa các số liệu chính thức và tính toán lại rất đáng kể, và thậm chí còn rất lớn trong một số trường hợp: ví dụ, khi thử nghiệm Aldebaran vào năm 1966, mức độ ô nhiễm cao hơn 3 lần so với các giá trị được chỉ định, The Guardian trích dẫn kết luận của các nhà khoa học.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала