Việt Nam vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây

© Depositphotos.com / Mark52 Bộ Ngoại giao Việt Nam
 Bộ Ngoại giao Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Đăng ký
Đáp trả thẳng thắn cáo buộc của Tổ chức Freedom House về thiếu tự do Hà Nội vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền ‘hát mãi không chán’ của phương Tây.

Cụ thể, đối với báo cáo cho rằng Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước không có quyền tự do, nhất là việc kiểm soát internet, bà Lê Thị Thu Hằng cương quyết khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng lên tiếng về thông tin Hoa Kỳ sắp chuyển giao thêm tàu tuần tra lớp Hamilton thứ 2 cho Cảnh sát Biển Việt Nam.

Việt Nam bị cáo buộc thiếu quyền tự do, Hà Nội đáp trả thẳng thắn

Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 11/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã bình luận về báo cáo của Tổ chức Freedom House khi tổ chức này cho rằng Việt Nam vẫn được xếp trong nhóm các nước ‘không có quyền tự do’.

Trước đó, ngày 5/3/2021, tổ chức nhân quyền Freedom House đã đưa ra cáo buộc ám chỉ Việt Nam thiếu cải thiện về vấn đề nhân quyền, đặc biệt là thông qua bảng chấm điểm chỉ số tự do của các quốc gia trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2020
Việt Nam nói về bỏ tù nhà báo, đàn áp tự do báo chí, Mỹ giám sát sông Mekong
Điển hình, theo Freedom House, Việt Nam chỉ được chấm 19/100 điểm, là quốc gia có điểm số áp chót ở khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp trên Lào với 13 /100 điểm.

Đáng chú ý, Tổ chức này còn xuyên tạc trắng trợn rằng, Việt Nam “không có tự do internet”, hay người dân Việt Nam gần như bị cấm truy cập các mạng xã hội, không có quyền bầu cử, không có tự do tôn giáo.

Đáp lại cáo buộc này, Việt Nam bác bỏ những đánh giá thiếu khách quan về thiếu tự do của Tổ chức Freedom House.

“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan”, bà Hằng khẳng định.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã liên tục cập nhật, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật cũng như triển khai nhiều biện pháp cụ thể để đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân, song song với việc tích cực tham gia hợp tác quốc tế về quyền con người.

Lấy dẫn chứng, bà Hằng cho biết, trong khuôn khổ cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (năm 2019), các quốc gia khác đã rất quan tâm khi tham gia các phiên họp liên quan đến Việt Nam.

“Hầu hết ý kiến từ các nước đều đánh giá cao nỗ lực và thành tựu mà Việt Nam đạt được, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam và đưa ra nhiều khuyến nghị mang tính xây dựng”, đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định.

Hà Nội vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây?

Có thể nói, với phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Hà Nội vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào ‘bài ca nhân quyền’ bất tận của các nước phương Tây và định kiến rằng, Việt Nam thiếu quyền tự do, coi thường quyền con người và ngó lơ các vấn đề nhân quyền.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế và văn hóa xã hội ở Việt Nam. Chính phủ Điện tử, kinh tế số, cách mạng công nghiệp ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đang được ưu tiên thúc đẩy ở đất nước này.

© Fotolia / InterstidСô gái với điện thoại
Việt Nam vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Сô gái với điện thoại

Việt Nam, có thể nói, là một trong những quốc gia ghi nhận sự bùng nổ và xu hướng sử dụng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok, Instagram và các MXH nội địa, thuộc nhóm có số lượng lớn người dùng internet trên thế giới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2019
Việt Nam chỉ trích Báo cáo Tự do Tôn giáo của Mỹ
Đó là chưa kể đến Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã làm chủ công nghệ 5G.

Sau 35 Đổi Mới, Việt Nam giờ đã khác, nhưng các nước phương Tây vẫn nhìn Việt Nam qua lăng kính nhỏ hẹp và thiển cận. Việt Nam giờ đã mở cửa rất toàn diện, nhiều nước, nhiều nhà đầu tư đã vào, tin tưởng, an tâm làm ăn ở Việt Nam.

Cùng với việc gia tăng quyền lực mềm, sức mạnh mềm, Việt Nam đang nằm trong các chế định và có vị trí thành viên rất quan trọng. Nhiều nước coi Việt Nam như là hình mẫu để giới thiệu với các nước đang phát triển khác.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Việt Nam sẽ tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UN HRC) nhiệm kỳ 2023 - 2025 sắp tới.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Trước đó, ngày 13/11/2013, Việt Nam đã chính thức lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu đồng thuận cao nhất trong số 14 quốc gia thành viên mới (đạt 184/192 phiếu thuận) thời điểm đó.

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniLHQ
Việt Nam vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
LHQ

Sau đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ 2014 – 2016. Việc trúng cử với số phiếu cao nhất, đảm bảo trách nhiệm và duy trì nguyên tắc hoạt động, tôn chỉ, cùng những đóng góp tích cực cho Hội đồng Nhân quyền tại nhiệm kỳ đảm trách cũng thể hiện uy tín và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Vì sao Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

Đồng thời, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến trong nỗ lực bảo vệ quyền con người, triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng và Nhà nước.

“Là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu rõ.

Với việc được cộng đồng quốc tế và các thể chế lớn trên thế giới thừa nhận về thành công trong xóa đói giảm nghèo thuộc top hàng đầu thế giới, đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, đặc biệt là thành công trong ứng phó và kiểm soát đại dịch do coronavirus gây ra (Covid-19) vừa qua, cùng những tiến bộ trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng cũng như có đủ tư cách tham gia tranh cử ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

“Việt Nam tiếp tục ưu tiên thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người dân, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất hiện nay”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố và hy vọng Hà Nội sẽ nhận được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Mỹ sắp chuyển tàu tuần tra cho Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam?

Cũng trong khuôn khổ buổi họp báo chiều 11/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có một số chia sẻ với báo giới về thông tin Mỹ sắp chuyển giao những tàu tuần tra cuối cho Việt Nam.

“Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ đang trên đà phát triển ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả về hợp tác về an ninh - quốc phòng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, dựa trên các thoả thuận đã đạt được, Hà Nội và Washington tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó có an ninh, quân sự, quốc phòng.

Theo người phát ngôn dẫn chứng như Biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố và Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015 và Kế hoạch hợp tác quốc phòng giai đoạn 2018 - 2020, hai phía đang tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, bao gồm hợp tác an ninh hàng hải, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, từ đó thúc đẩy hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như quốc tế.

Truyền thông quốc tế gần đây đưa tin cho biết, trong khi chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ 2 của Cảnh sát biển Việt Nam đang được sơn lại số hiệu ở Seattle, thì chiếc tàu lớp Hamilton cuối cùng của Tuần duyên Mỹ sẽ tiến hành loại biên vào cuối tháng 3 và dự kiến sẽ chuyển giao cho Việt Nam.

Tàu USCGC Morgenthau lớp Hamilton được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Hawaii sáng 25/5 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2018
Việt Nam sẽ nhận thêm tàu tuần tra Hamilton thứ ba?

Hôm 4/3 mới đây, đô đốc Karl L. Schultz - Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã có thông điệp gửi Lực lượng Tuần duyên cho biết, vào ngày 31/3/2021 sẽ chuyển chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton cuối cùng là Douglas Munro (WHEC 724) sang tình trạng hoạt động đặc biệt (tức không hoạt động để chuẩn bị loại biên).

Việc này sẽ chấm dứt 49 năm hoạt động của con tàu này. Tàu sẽ được tháo dỡ các thiết bị điện tử nhạy cảm và vũ khí quan trọng, sau đó đem sơn lại trước khi bàn giao cho lực lượng nước ngoài.

Theo blogger Chuck Hill, tay bút chuyên viết về hoạt động của tuần duyên Mỹ, nhiều khả năng tàu Douglas Munro sẽ được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Nếu điều này thực sự diễn ra, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp nhận 3 tàu tuần tra lớp Hamilton từ Mỹ, gồm Morgenthau (nay là CSB 8020), John Midgett và Douglas Munro.

© Ảnh : Public domainUSCG Cutter Morgenthau
Việt Nam vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
USCG Cutter Morgenthau

Được biết, chiếc John Midgett hiện đang được sơn lại thân và số hiệu mới của Cảnh sát biển Việt Nam tại một xưởng ở Lake Union, TP Seattle, bang Washington, Mỹ.

Về lớp tàu Hamilton Mỹ có thể chuyển giao cho Việt Nam

Vào những năm 1960, Hamilton là lớp tàu tuần tra lớn nhất của Tuần duyên Mỹ. Tàu lớp này có chiều dài 115 m, bề ngang rộng nhất 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước 3.250 tấn, tầm hoạt động 22.530 km.

Hiện nay trong biên chế lực lượng Cảnh sát biển có 4 tàu tuần tra cao tốc TT-400, đó là các tàu CSB 4031, 4032, 4033 và 4034. Tàu tuần tra cao tốc TT-400 được đóng tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà, tàu có chiều dài 54 m; rộng 9,3 m; lượng giãn nước 400 tấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2019
Liệu cảnh sát biển Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên John Midgett của Mỹ?
Tàu được trang bị 1 pháo Oto Breda 76 mm, hệ thống pháo cận chiến bắn nhanh Phalanx (6 nòng, 25 mm, tốc độ bắn hơn 2.000 phát/phút), 2 pháo tự động 25 mm Bushmaster.

Về phần động cơ, tàu lớp Hamilton có 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbin khí, với tốc độ tối đa đạt 29 knot (vào khoảng 53,7 km/giờ). Tàu có thể chở 24 sĩ quan và 160 thủy thủ, với thời gian hoạt động liên tục tối đa 45 ngày trên biển. Trên tàu có nhà chứa trực thăng dạng mái vòm có thể kéo ra thu vào.

Tàu lớp Hamilton đảm nhận nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, cứu hộ cứu nạn, khảo sát đại dương, có thể hoạt động ở mọi vùng biển trên thế giới, chịu được sóng to gió lớn, được xếp vào loại tàu tuần tra cỡ lớn có độ bền cao.

Lực lượng Tuần duyên Mỹ có tất cả 12 tàu lớp Hamilton. Trải qua hơn 40 năm phục vụ, hầu hết các tàu lớp Hamilton đã được loại biên và chuyển giao cho các nước đối tác của Mỹ.

CC0 / Public domain / Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720
Việt Nam vừa ‘dội gáo nước lạnh’ vào bài ca nhân quyền của phương Tây - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720

Kế nhiệm tàu lớp Hamilton là các tàu lớp Legend hiện đại hơn với kích thước lớn hơn (dài 127 m, ngang rộng nhất 16 m, lượng choán nước 4.600 tấn, tầm hoạt động 22.000 km, tốc độ tối đa 52 km/giờ...).

Có thể nói, với việc tiếp nhận tàu tuần tra của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, lực lượng Cảnh sát Biển, năng lực hàng hải, tiềm lực quốc phòng trên biển của Việt Nam sẽ được cải thiện tích cực hơn trong thời gian tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала