Việt Nam có sĩ quan Quân đội thứ hai làm ở Liên Hợp Quốc

© Ảnh : Dương Giang - TTXVN Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Trần Đức Hưởng đi thực hiện nhiệm vụ tại Trụ sở Liên hợp quốc (tại New York, Hoa Kỳ).
 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Trần Đức Hưởng đi thực hiện nhiệm vụ tại Trụ sở Liên hợp quốc (tại New York, Hoa Kỳ). - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Đăng ký
Sáng 12-3, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho trung tá Trần Đức Hưởng, sĩ quan thứ 2 của Việt Nam làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng tổ công tác liên ngành, trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ - chủ trì lễ trao quyết định, đồng thời tổng kết nhiệm kỳ công tác của các sĩ quan hoàn thành nhiệm vụ tại hai phái bộ Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao những đóng góp của chín sĩ quan thuộc hai phái bộ đã hoàn thành nhiệm vụ, kết thúc nhiệm kỳ tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sĩ quan Việt Nam được cử đi làm việc tại trụ sở LHQ

Tại buổi lễ, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao quyết định của Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho trung tá Trần Đức Hưởng, sinh năm 1983, sĩ quan thứ 2 của Việt Nam làm việc tại trụ sở LHQ.

Tướng Vịnh cho biết, Chính phủ đã có chương trình chuẩn bị đào tạo và ứng thi vào Liên Hợp Quốc từ năm 1995, đến nay đã 25 năm, nhưng chưa ai trúng tuyển. Vì vậy, ông rất vui mừng khi có ba sĩ quan Việt Nam trúng tuyển vào làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

"Khi có sĩ quan ngồi ở trung tâm tham mưu rồi, vị thế của đất nước sẽ được nâng lên, ta cũng sẽ có đầy đủ thông tin để triển khai quân tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thời gian tới", tướng Vịnh nói.
© Ảnh : Dương Giang - TTXVNTrung tá Trần Đức Hưởng trúng tuyển vào vị trí Sĩ quan kế hoạch, Phòng Kế hoạch quân sự, Cục Hoạt động hòa bình tại trụ sở LHQ (tại New York, Hoa Kỳ).
Việt Nam có sĩ quan Quân đội thứ hai làm ở Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Trung tá Trần Đức Hưởng trúng tuyển vào vị trí Sĩ quan kế hoạch, Phòng Kế hoạch quân sự, Cục Hoạt động hòa bình tại trụ sở LHQ (tại New York, Hoa Kỳ).

Trung tá Hưởng đã công tác ở Phái bộ hai nhiệm kỳ nên theo ông Vịnh cần định hướng tiếp tục phát triển ở trụ sở Liên Hợp Quốc. "Cục trưởng Gìn giữ hòa bình, Cục trưởng Tham mưu Kế hoạch của Liên Hợp Quốc tại sao không phải là người Việt Nam? Phải có tham vọng và quyết tâm như thế", Thứ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh.

Liên Hợp Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2021
Việt Nam kêu gọi LHQ phát huy vai trò lãnh đạo trong ứng phó dịch Covid-19
Các nhiệm vụ chính trung tá Hưởng đảm nhiệm là xây dựng và triển khai công tác kế hoạch quân sự cho các phái bộ gìn giữ hòa bình mới và phái bộ đang hoạt động; soạn thảo, điều chỉnh các nhận định, dự đoán mang tính chiến lược, chiến dịch, các kế hoạch hoạt động và quy ước giao tranh.

Anh cũng sẽ làm nhiệm vụ tham mưu chiến lược, chiến dịch về các vấn đề quân sự, đặc biệt về việc điều chỉnh tổ chức biên chế của phái bộ đang hoạt động, mở mới phái bộ hay đóng cửa; giám sát tổ chức biên chế, trang bị và năng lực cho lực lượng quân sự, các đơn vị quân đội; chuẩn bị và tham gia chuyến thăm khảo sát, đánh giá, thăm tiền triển khai, nghiên cứu năng lực quân sự...

Trước đó, tháng 1-2020 Trung tá Lương Trường Vinh cũng trúng tuyển vị trí sĩ quan Kế hoạch của Cục Hoạt động hòa bình LHQ, hiện đã nhận nhiệm vụ tại New York.

Trung tá Hưởng trúng tuyển vị trí sĩ quan tham mưu kế hoạch, phòng kế hoạch quân sự, Văn phòng các vấn đề quân sự, Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở LHQ tại New York, Mỹ.

Để đạt được kết quả này, anh phải trải qua ba vòng ứng thi: vòng loại hồ sơ, thi viết và phỏng vấn. Hồ sơ ứng thi từ các quốc gia thành viên cho một vị trí dao động từ 150 - 200 hồ sơ.

Trung tá Trần Đức Hưởng chia sẻ với may mắn làm việc tại cơ quan hoạch định kế hoạch của LHQ sẽ nắm được chủ trương, định hướng trong việc mở mới, điều chỉnh, đóng cửa các phái bộ, từ đó có thể tham mưu cho thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, tham mưu thường xuyên trực tiếp với Việt Nam… để góp phần thực hiện các nhiệm vụ như: triển khai thành công đội công binh gìn giữ hòa bình Việt Nam; mở mới sang các loại hình đơn vị khác như kiểm soát quân sự, đơn vị vận tải…

Trước khi trúng tuyển vào trụ sở LHQ, trung tá Hưởng từng làm sĩ quan tham mưu huấn luyện tại phái bộ Cộng hòa Trung Phi (2016 - 2017) và quan sát viên quân sự tại phái bộ Nam Sudan (2018 - 2019).

Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2020, Việt Nam đã cử 179 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Mới đây, một sĩ quan được tiếp nhận làm giảng viên Trung tâm huấn luyện Gìn giữ hòa bình Bộ Quốc phòng Australia, nhiệm kỳ hai năm.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2020
Liên Hợp Quốc khen Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam chống dịch Covid-19 hàng đầu

Năm 2020, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam có ba sĩ quan vượt qua các bài kiểm tra để trở thành nhân viên tại cơ quan hoạch định chính sách của Liên hợp quốc ở trụ sở New York; sĩ quan điều phối hoạt động quân sự của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và Quân đội Cộng hòa Trung Phi tại Trung Phi.

Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ra đời từ năm 1948, là một cơ chế đặc biệt được Liên Hợp Quốc giao cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập dưới hình thức các phái bộ nhằm giúp tạo điều kiện chấm dứt xung đột và xây dựng hòa bình, thông qua việc triển khai các lực lượng do các nước thành viên đóng góp đặt dưới sự chỉ huy của Liên Hợp Quốc.

Từ năm 1948 đến tháng 7/2020, Liên Hợp Quốc đã triển khai tất cả 70 phái bộ được thành lập; có tới 125/193 nước thành viên Liên hợp quốc đang đóng góp lực lượng cho các phái bộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала