Tại sao Ấn Độ xem các thiết bị viễn thông Trung Quốc không đáng tin cậy?

© Depositphotos.com / SzefeiИндийский парень с мобильным телефоном в руках
Индийский парень с мобильным телефоном в руках - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
Đăng ký
Các nhà chức trách Ấn Độ đã đưa ra quy định mới về việc sử dụng thiết bị cho mạng viễn thông. Theo quy định mới, kể từ sau ngày 15.6, các nhà mạng chỉ có thể sử dụng một số thiết bị mà chính phủ cấp phép từ “các nguồn đáng tin cậy”, và New Delhi có thể đưa ra danh sách đen những bên bị cấm cung cấp thiết bị cho các nhà mạng trong nước.

Mặc dù quy định không nói về các nhà cung cấp cụ thể, nhưng, truyền thông Ấn Độ chỉ ra rằng, biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng thiết bị Trung Quốc trên các mạng mới.

Ấn Độ là một thị trường viễn thông lớn và đầy hứa hẹn

Theo dữ liệu của hiệp hội GSM (GSMA), trong năm 2019 ở Ấn độ đã có 750 triệu người dùng internet. Hiệp hội dự kiến, ​​đến năm 2025, một phần tư tổng lượng thuê bao đăng ký mới sẽ xảy ra ở Ấn Độ. Tuy nhiên, bất chấp quy mô rất lớn, cơ sở hạ tầng mạng di động của nước này vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Đến cuối năm 2019, chỉ một nửa tổng số kết nối được thực hiện qua mạng 4G. Và Ấn Độ chưa bắt đầu triển khai 5G.

Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây

Thị phần của thiết bị Trung Quốc, đặc biệt là Huawei và ZTE, chiếm hơn 1/4 tổng cơ sở hạ tầng của các mạng viễn thông Ấn Độ. Các nhà khai thác viễn thông Ấn Độ đang tích cực sử dụng thiết bị Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có. Tuy nhiên, sau khi quan hệ chính trị giữa Ấn Độ và CHND Trung Hoa xấu đi do các sự cố ở biên giới, các nhà chức trách Ấn Độ bắt đầu nói về sự cần thiết phải loại trừ thiết bị Trung Quốc khỏi các mạng viễn thông quốc gia. Nhiều phương án khác nhau đã được thảo luận, trong đó hình phạt nhẹ nhất là cấm các nhà khai thác mua thiết bị mới của Trung Quốc.

Các nhà khai thác di động ở Ấn Độ tỏ ra nghi ngờ về ý tưởng này

Trước hết, thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc rẻ hơn so với các thiết bị tương tự của các nhà sản xuất châu Âu với chất lượng tương đương. Thứ hai, về mặt kỹ thuật, rất khó kết hợp thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau trong một mạng. Ví dụ: nếu mạng được xây dựng có sử dụng thiết bị Huawei, thì khó có thể sửa chữa, mở rộng hoặc duy trì mạng này bằng thiết bị của các nhà cung cấp khác.

Trên thực tế, các quy định mới sẽ buộc các nhà khai thác di động Ấn Độ xem xét lại chính sách của họ. Các nhà cung cấp Trung Quốc khó có thể được đưa vào danh sách các nguồn "đáng tin cậy". Mặt khác, biện pháp này không áp dụng cho các mạng hiện có. Tức là, những đổi mới của chính quyền Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự tham gia của các nhà cung cấp Trung Quốc trong việc xây dựng mạng 5G. Cuộc đấu giá phổ tần số dành cho 5G dự kiến sẽ diễn ra trong năm tài chính 2021-2022.

Mặt khác, Ấn Độ không phải là một nền kinh tế chỉ huy. Vai trò của thị trường rất lớn. Do đó, các nhà chức trách khó có thể ép buộc các doanh nghiệp từ bỏ thiết bị của Trung Quốc, - chuyên gia Yu Longyu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Thẩm Quyến, nói với Sputnik.

© AFP 2023 / CHANDAN KHANNAMột du khách đi ngang qua màn hình 5G tại Đại hội Di động Ấn Độ 2018 ở New Delhi vào ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tại sao Ấn Độ xem các thiết bị viễn thông Trung Quốc không đáng tin cậy? - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
Một du khách đi ngang qua màn hình 5G tại Đại hội Di động Ấn Độ 2018 ở New Delhi vào ngày 25 tháng 10 năm 2018
“Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ các yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng, đó là chất lượng hàng hóa Trung Quốc và mức giá cả của hàng hoá Trung Quốc. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc tại Ấn Độ không cần quá lo lắng, chỉ cần duy trì chất lượng ở mức cao và đảm bảo nguồn cung ổn định. Nếu có như vậy thì họ có thể phát triển tại thị trường Ấn Độ và các nước khác. Về những quy định mới của chính phủ Ấn Độ, theo tôi, quyết định này sẽ không có tác động đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ, bao gồm cả việc xây dựng mạng lưới viễn thông và các hoạt động thương mại khác. Như mọi khi, chúng tôi sẽ cung cấp cho Ấn Độ những cơ hội cho phù hợp với nhu cầu thực tế của Ấn Độ và sẽ hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của nước này”.

Trung Quốc đã thu lượm được những kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm. Xét về số lượng bằng sáng chế 5G, Huawei vượt qua tất cả các đối thủ của mình, bao gồm cả các đối thủ phương Tây. Trung Quốc đã xây dựng hơn 600.000 trạm phát mạng di động thế hệ thứ năm trong nước và có hơn 150 triệu thiết bị được kết nối với mạng 5G. Hơn nữa, Trung Quốc đang xây dựng mạng 5G ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Quyết định của Ấn Độ loại bỏ thiết bị Trung Quốc sẽ không có tác động lớn đến các công ty Trung Quốc đang hoạt động trên khắp thế giới. Nhưng, đối với bản thân Ấn Độ, đây không phải là một quyết định mang tính xây dựng, chuyên gia Yu Longyu chắc chắn.

Cửa hàng điện thoại ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2021
"Tỉnh táo hơn chính quyền": Vì sao người Ấn Độ mua điện thoại Trung Quốc bất chấp chính sách của Modi?
“Đối với Trung Quốc, thị phần trên thị trường Ấn Độ không mang tính quyết định, và kim ngạch thương mại với Ấn Độ, bao gồm cả hàng điện tử, vẫn còn nhỏ. Do đó, các biện pháp mà Ấn Độ đưa ra liên quan đến lĩnh vực viễn thông sẽ không có tác động tiêu cực lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử của các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, về mặt thái độ và tình cảm, Trung Quốc vẫn coi trọng thị trường Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ anh em trong nhiều thiên niên kỷ, và Trung Quốc hy vọng rằng, ngành công nghiệp và thương mại của Ấn Độ có thể dần dần cải thiện mức độ phát triển”.

Ấn Độ đang đứng trước sự lựa chọn không dễ dàng

Một mặt, đồng minh của nước này, Hoa Kỳ, liên tục nói về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ phía Trung Quốc và cố gắng thuyết phục các đồng minh từ bỏ thiết bị của Trung Quốc. Và các sự cố biên giới cũng khiến New Delhi khó chịu. Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau các sự kiện ở Ladakh, Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng di động của Trung Quốc. Mặt khác, việc từ chối hợp tác với các công ty Trung Quốc không phục vụ cho lợi ích kinh tế. Và Hoa Kỳ không đề nghị bồi thường những mất mát. Do đó, Ấn Độ sẽ phải tìm sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của riêng mình và chú trọng các lợi ích chính trị nhất định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала