Ai đứng sau các vụ đập phá nhà máy vốn Trung Quốc ở Myanmar?

© REUTERS / StringerNgười biểu tình ở Yangon.
Người biểu tình ở Yangon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Đăng ký
Tại Myanmar, bạo lực đường phố gia tăng đã ảnh hưởng đến các công ty có chủ đầu tư đến từ Trung Quốc. Các vụ đốt phá nhà máy Trung Quốc có sự tác động, kích động của ai?

Đến trưa ngày 15 tháng 3, 32 nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc đã bị phá hủy hoặc đốt cháy tại Myanmar. Đa số là các nhà máy dệt may. Một khách sạn Trung Quốc cũng bị phá hủy. Tờ Global Times của Trung Quốc cho rằng, thủ phạm có thể là những người dân địa phương có tâm lý bài Trung bị kích động từ nước ngoài. Tờ báo Trung Quốc lưu ý, hai ngày trước khi xảy ra sự cố, Kyaw Win, người sáng lập Mạng lưới nhân quyền Myanmar (BHRN) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Luân Đôn, đã đăng lời cảnh báo gửi tới quân đội Myanmar: "Nếu một dân thường bị giết, một nhà máy Trung Quốc sẽ thành tro".

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Myanmar trừng phạt những kẻ tấn công vào công ty Trung Quốc

Chiến tranh thông tin

Xung quanh Myanmar đang diễn ra cuộc chiến thông tin tích cực. Tất nhiên, các cầu thủ  từ nước ngoài cũng tham gia vào cuộc chiến đó, Nadezhda Bektemirova, giáo sư tại Học viện các nước Á - Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, cho biết:

"Ở phương Tây, các cộng đồng người Miến Điện là rất mạnh. Họ đã đóng vai trò lớn khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu tranh giành quyền lực, ảnh hưởng của họ khá mạnh. Tất nhiên, trong trường hợp này, không thể loại trừ rằng, thế lực nước ngoài kích động bạo lực. Những tin tức sai trái đang lan rộng có chủ đích để sự bất bình của người dân địa phương càng tăng cao. Ví dụ, người ta thường giải thích rằng, việc thu hút vốn nước ngoài, trước hết là vốn Trung Quốc, làm xấu đi tình hình của các doanh nhân Myanmar và tước đi việc làm của người dân địa phương. Ở các nước Đông Nam Á cũng ghi nhận hiện tượng này. Tất nhiên, các thế lực bên ngoài cũng có thể sử dụng nó".

Những người biểu tình tấn công vào chính quyền quân sự

Đầu tư của Trung Quốc vào ngành dệt may Myanmar đã tạo ra 400.000 việc làm và mang lại thu nhập xuất khẩu đáng kể. Các cuộc tấn công đốt phá nhằm vào các nhà máy dệt may là đòn giáng mạnh vào chính quyền quân sự hơn là vào mối quan hệ của Myanmar với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) Aida Simonia cho biết:

Khói từ nhà máy đang bốc cháy ở Yangon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Nhân viên của doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar bị thương trong các vụ đập phá
"Các sản phẩm dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của Myanmar, cùng với các nguồn tài nguyên. Chắc là, những người biểu tình cho rằng, bằng cách đốt phá các doanh nghiệp này, họ có thể làm xấu đi tình trạng của nền kinh tế mà điều này có lợi cho những người biểu tình muốn lật đổ chế độ quân sự bằng mọi cách. Các công ty Trung Quốc vừa không gặp may, nhưng, đây không phải là một hành động đặc biệt chống Trung Quốc".

Các nhà máy có vốn đầu tư từ Trung Quốc đại lục không phải là những cơ sở duy nhất bị tấn công ở Myanmar. Vào ngày 15 tháng 3, Cơ quan ngoại giao của Đài Loan cho biết một công ty Đài Loan bị ảnh hưởng trong vụ bạo lực, với 10 người Đài Loan bị kẹt lại bên trong.

Ngoài ra, hôm thứ Hai, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết, trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ xem xét cách ứng phó với tình hình ở Myanmar cả về hợp tác và chính sách kinh tế bằng cách theo dõi diễn biến của tình hình.

Về phần mình, phía Trung Quốc đã báo cáo thiệt hại là 240 triệu nhân dân tệ (khoảng 37 triệu USD) do hậu quả các vụ đập phá hôm Chủ nhật. Hai nhân công của công ty Trung Quốc bị thương.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала