Việt Nam tham gia lực lượng “mũ nồi xanh”: Bảo vệ tổ quốc từ xa

CC BY 4.0 / Auckland Museum / Beret (cropped image)“Mũ nồi xanh”
“Mũ nồi xanh” - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Đăng ký
Cho đến nay, Việt Nam không có chủ trương gửi các lực lượng trực tiếp chiến đấu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Ngày 12/3 vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức tổng kết nhiệm kỳ công tác của 9 sỹ quan Việt Nam tham gia Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. 9 sĩ quan này vừa về nước sau khi hoàn thành sứ mệnh xuất sắc với thời gian kéo dài hơn quy định do Covid-19.

"9 sĩ quan đã hoàn thành xuất sắc, có người ở mức đặc biệt xuất sắc, được lãnh đạo Phái bộ gửi thư khen (như trung tá Nguyễn Thị Liên) vì những đóng góp thiết thực và nhân văn trong quá trình Covid-19 bùng phát tại Phái bộ",- Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nói.

Việt Nam đã tham gia Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như thế nào? Và đã có những đóng góp gì cho hoạt động này? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu về đề tài này.

Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vào thời COVID

Hoạt động tham gia Phái bộ hòa bình 2019-2020 của Việt Nam được đánh giá là một cố gắng rất lớn của Việt Nam cũng như ý chí hy sinh quyền lợi cá nhân, vì nghĩa vụ quốc tế của các sĩ quan, quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình quốc tế ở Nam Sudan. Lần này, họ không chỉ chịu thiệt thòi về sự kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ mà còn đối mặt với nhiều nguy cơ, với việc bị nhiễm dịch bệnh COVID-19 hay các dịch bệnh nguy hiểm khác đang lưu hành ở Châu Phi như Ebola.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Tướng Vịnh nêu lý do vì sao Việt Nam tiến cử sĩ quan đi làm việc ở LHQ

Vượt qua những khó khăn đó, các quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình mà còn để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân địa phương và các đồng nghiệp. Tiêu biểu là nữ trung tá bác sĩ quân y Nguyễn Thị Liên, sĩ quan tham mưu huấn luyện tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi (Minusca) đã may hàng trăm khẩu trang vải trao tặng cho các đồng nghiệp và người dân sở tại.

“Điều này càng tôn vinh thêm hình ảnh của người Phụ nữ Việt Nam trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, họ cũng luôn cần cù,đảm đang, hết lòng chăm lo không chỉ cho gia đình, tổ ấm của mình mà còn hết lòng vì mọi người, vì cộng đồng”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
“Sắp tới, Việt Nam sẽ cử đội ngũ Y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 2, số 3 sang Nam Sudan tiếp tục nhiệm vụ của hai bệnh viện dã chiến cấp 2 trước đó. Tôi tin rằng, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của bệnh viện này cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình như các bệnh viện dã chiến số 1 và số 2”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm chia sẻ thông tin với Sputnik.

Việt Nam tham gia hoạt động bảo vệ hòa bình của LHQ để làm gì?

“Có một số người đã đặt câu hỏi: Việt Nam tham gia lực lượng GGHB LHQ để làm gì? Điều này gây tốn kém ngân sách, gây rủi ro cho lực lượng vũ trang ở những vùng đất lạ, trong khi đó để đảm bảo quốc phòng, an ninh trong nước thì vẫn cần huy động lực lượng vũ trang. Nhưng, trên thực tế, Việt Nam tham gia lực lượng “mũ nồi xanh” của LHQ theo từng giai đoạn, từng bước, thực hiện rất thận trọng, theo khả năng đáp ứng về lực lượng, hạn chế rủi ro, tiết kiệm tối đa kinh phí”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Cần khẳng định rõ rằng, tham gia lực lượng “mũ nồi xanh” là tham gia vào nỗ lực toàn cầu, hoàn toàn chính danh, chính nghĩa trong việc bảo vệ hòa bình thế giới. Lực lượng gìn giữ hòa bình này đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát các thỏa thuận hòa bình, góp phần ngăn chặn bùng nổ chiến tranh ở nhiều điểm nóng trên thế giới”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận tiếp với Sputnik.
“Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc thể hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc Việt Nam là luôn mong muốn đất nước mình có hòa bình, thế giới có hòa bình. Đó là mục đích cao nhất của việc cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế dưới lá cờ Liên Hợp Quốc”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Trần Đức Hưởng đi thực hiện nhiệm vụ tại Trụ sở Liên hợp quốc (tại New York, Hoa Kỳ). - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Việt Nam có sĩ quan Quân đội thứ hai làm ở Liên Hợp Quốc
Một điểm cần nhấn mạnh là Việt Nam chỉ cử các sĩ quan tham mưu làm việc tại đại bản doanh lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) cũng như các phái bộ của lực lượng này tại các khu vực; cử lực lượng quân y điều trị thương binh, phòng chống dịch bệnh ở các điểm nóng; và sắp tới, sẽ cử lực lượng công binh rà phá bom mìn, đem lại sự bình yên  cho các vùng đất. Cho đến nay, Việt Nam không có chủ trương gửi các lực lượng trực tiếp chiến đấu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc mặc dù các chiến sĩ Việt Nam vốn có kỹ năng chiến đấu rất thành thục.

“Việc Việt Nam gửi các quân nhân của mình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc không chỉ thể hiện điều mà Việt Nam vẫn luôn theo đuổi là không những sẵn sàng trở thành đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà còn là sách lược quan trọng để bảo vệ Tổ Quốc từ sớm, từ xa; để giữ nước ngay từ khi nước chưa nguy”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Việt Nam không chỉ đóng góp nhân lực cho công cuộc giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc mà còn góp phần quan trọng vào việc thuyết phục các quốc gia vốn có tranh chấp, mâu thuẫn gay gắt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, không ít lần đã góp phần “tháo gỡ” một số bùng nổ giữa các cường quốc có mâu thuẫn địa chiến lược.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với các sỹ quan.
Việt Nam tham gia lực lượng “mũ nồi xanh”: Bảo vệ tổ quốc từ xa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với các sỹ quan.
“Và lớn hơn hết là thông qua việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Việt Nam lan tỏa ra thế giới một quan điểm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là khoan dung và nhân ái”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.

Theo Bộ quốc phòng Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử 180 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại các phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động hòa bình tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала