Tình trạng tàn phá hàng loạt rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến những thay đổi thảm khốc

© REUTERS / Bruno KellyKhói bao trùm một khu rừng đang cháy trong một trận hỏa hoạn ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon, Brazil.
Khói bao trùm một khu rừng đang cháy trong một trận hỏa hoạn ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon, Brazil. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đăng ký
Trong giai đoạn những năm từ 2002 đến năm 2019, các hoạt động của con người đã dẫn đến sự tàn phá gần 600.000 km vuông rừng nhiệt đới, gần gấp đôi diện tích Việt Nam, như tin đưa của Reuters, dẫn nguồn là nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Rainforest Foundation Norway.

Căn cứ nghiên cứu, từ năm 2002 đến năm 2019, 34% rừng nhiệt đới già nguyên sinh đã bị phá hủy bởi hoạt động của con người, thêm 30% lượng rừng rơi vào tình trạng suy tàn. Hơn một nửa số cây bị phá hủy được tìm thấy ở vùng Amazon của Nam Mỹ. Xếp thứ hai về diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá là các đảo ở Đông Nam Á, chủ yếu thuộc Indonesia. Thứ ba trong danh sách này là Trung Phi, đặc biệt là lưu vực Congo.

© REUTERS / Bruno KellyCác lô rừng bị phá ở Brazil.
Tình trạng tàn phá hàng loạt rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến những thay đổi thảm khốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Các lô rừng bị phá ở Brazil.
Cành cây gãy đổ khi gió giật ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2020
Thiên tai ở Việt Nam bắt nguồn từ chính hành động của con người

Theo tác giả của báo cáo, Anders Krogh, khi rừng bị tàn phá nhiều hơn, khả năng biến đổi khí hậu tăng lên, từ đó khiến các thảm thực vật còn lại khó tồn tại. Theo một báo cáo từ Viện Tài nguyên Thế giới, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới vào năm 2019 gần bằng với tỷ lệ tàn phá hàng năm trong 20 năm qua, cứ sáu giây lại có một khu rừng có kích thước bằng sân bóng đá biến mất.

"Lá phổi của hành tinh"

Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia (INPE), nạn phá rừng ở Amazon của Brazil đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. Các khu rừng ở Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, chúng được mệnh danh là “lá phổi của hành tinh”, chúng hấp thụ một lượng lớn khí cacbonic và làm chậm tốc độ ấm lên toàn cầu. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала